Chấp nhận mức lãi suất cao 17,5% để mua căn nhà đầu tiên, Chánh Văn Hoàng Anh Tú kể chuyện nợ nần "theo đuổi" và cái kết không như nhiều người nghĩ

ĐX,
Chia sẻ

"300 triệu khi đó thì mua được cái nhà nào nếu không vay mượn, và chúng tôi bắt đầu cuộc hôn nhân của mình bằng… nợ nần như thế!", Chánh Văn Hoàng Anh Tú nói.

Có nên vay nợ để mua nhà hay không là 1 câu hỏi nhiều người đặt ra. Và từ chính câu chuyện của riêng mình anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú đã có 1 cuộc hôn nhân gắn với nợ nần "vừa dứt nợ này lại gánh nợ sau", nhưng kết quả khá bất ngờ đấy nhé...

300 triệu trong tay, vay nợ mua căn nhà đầu tiên

Hồi mới lấy nhau, vợ tôi có hơn 300 triệu. Tôi hồi đó thu nhập cao nhưng chẳng giữ lại được đồng nào nên coi như là vô sản.

Với thu nhập của tôi khi ấy hoàn toàn thừa sức thuê một căn hộ chung cư ngon lành để 2 vợ chồng về sống với nhau. Nhưng vợ tôi không chịu, vợ muốn có nhà. An cư thì mới lạc nghiệp. Nhưng 300 triệu khi đó thì mua được cái nhà nào nếu không vay mượn? Và chúng tôi bắt đầu cuộc hôn nhân của mình bằng… nợ nần.

Với 300 triệu ban đầu của vợ, hai vợ chồng đã vay thêm bạn bè được 100 triệu để thành 400 triệu, đủ 50% số tiền mua nhà. Hồi đó chúng tôi mua 1 căn nhà 25m2, xây 3 tầng ở Bạch Đằng. Vay ngân hàng 50% còn lại với lãi suất khủng khiếp 17,5%. Đó có thể là mức lãi suất cao nhất từ trước tới nay, thời điểm 2010.

Tổ ấm trong căn nhà đầu tiên của Hoàng Anh Tú, dù vay nợ nhưng vẫn rất vui vẻ.

Việc chứng minh thu nhập khá đơn giản là bởi tôi khi đó đang là trưởng ban biên tập báo SVVN- HHT và vợ tôi đang là trưởng phòng kinh doanh một công ty chuyên đào tạo cho cán bộ ngành ngân hàng. Nhờ vị trí công tác và mức thu nhập kê khai tốt, chúng tôi không quá khó khăn trong việc vay cũng như lên kế hoạch trả nợ trong 10 năm.

Nhưng chỉ sau 2 năm, chúng tôi đã có thể trả hết được khoản nợ 400 triệu thậm chí còn dôi dư tiền đủ để mua 1 chiếc ô tô. Vì đó cũng là năm chúng tôi đón chào thành viên thứ 5 trong gia đình: Bé Phương Nguyên. Nên việc phải có chiếc xe ô tô là cần thiết.

Mua thêm đất, đổi từ nhà bé sang nhà to vẫn bằng vay nợ

Với thu nhập của 2 vợ chồng khi đó, việc trả nợ ngân hàng không quá khó khăn. Lại thêm lãi suất được điều chỉnh giúp chúng tôi rủng rỉnh hơn. Vợ tôi lại chuyển sang bất động sản, làm giám đốc siêu thị 1 dự án với mức thu nhập cao hơn. Năm 2011, thậm chí vợ tôi còn mua thêm được một mảnh đất bên Quốc Oai với giá chỉ bằng 1/5 giá trị hiện tại. Tức là sau 10 năm, miếng đất đó đã lên giá gấp 5 lần.

Anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú kể chuyện nợ nần để mua căn nhà đầu tiên với lãi suất 17,5% cho đến khi những căn nhà tiếp sau lộ diện và mục tiêu  "nông nhàn" lúc 50 tuổi - Ảnh 4.

Ngôi nhà thứ 2 của anh là 1 căn hộ ở Timescity.

Những kế hoạch chuyển dần từ nhà đất nhỏ xíu sang chung cư, từ căn hộ chung cư nhỏ sang căn hộ chung cư lớn hơn cũng như tích cóp sau 6 năm làm nhà hàng giúp vợ chồng tôi có được nhiều thứ hơn.

Tuy nhiên, nếu không vay ngân hàng, có lẽ sẽ không bao giờ mua được nhanh như vậy. Việc vay ngân hàng, trừ căn nhà đầu tiên ra, những tài sản kế tiếp đều là theo hình thức "nhờ ngân hàng".

Tức là thay vì 5 năm mới mua được, chúng tôi "nhờ ngân hàng" để có thể mua nó sớm hơn, có tài sản sớm hơn. Tài sản sớm hơn đồng nghĩa với việc chúng ta có thể sử dụng nó sớm hơn. Chúng tôi không chờ đủ 100% tiền mới mua mà luôn "nhờ ngân hàng" trả giúp 50% để nhận nhà rồi sẽ trả nốt 50% ấy trong những năm kế tiếp.

Kế hoạch trả nợ cần rõ ràng, không mơ hồ

Vấn đề đặt ra ở đây là vợ chồng tôi luôn có kế hoạch trả nợ trong điều kiện và hoàn cảnh mình kiểm soát được. Chứ không phải vay ngân hàng với kế hoạch trả mơ hồ. Chúng tôi chuẩn bị cho những rủi ro một cách kỹ càng. Thậm chí, trong nhiều tình huống xấu nhất, chúng tôi sẽ mất chính căn nhà đó. May thay, chúng tôi đều đã nỗ lực cùng nhau để tình huống xấu đó không xảy ra.

Cũng vì những món nợ cùng trả, bản thân 2 vợ chồng sẽ vì vậy mà trân trọng, gìn giữ mối quan hệ này hơn. Như kiểu cộng sinh, chúng tôi không thể để đối phương phải một mình chiến đấu và cũng nỗ lực chính bản thân mình để giữ đối phương đi cùng mình. Cùng nhau chính là biết sợ mất đối phương, khiến đối phương sợ mất mình vậy.

Hiện giờ, chúng tôi đã hoàn thành 50% mục tiêu mà 2 vợ chồng đặt ra. Chuẩn bị sẵn sàng để các con tôi có thể đi du học bất cứ lúc nào chúng đoạt được học bổng. Mới 50% thôi vì chúng tôi có đến 3 đứa con cơ.

Mục tiêu "nông nhàn" trước tuổi 50

Mục tiêu trước 50 tuổi có thể "nông nhàn" 2 vợ chồng đi du lịch, tận hưởng cuộc đời và tận hưởng những thành quả 2 vợ chồng đã cùng nhau chiến đấu suốt những năm qua.

Anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú kể chuyện nợ nần để mua căn nhà đầu tiên với lãi suất 17,5% cho đến khi những căn nhà tiếp sau lộ diện và mục tiêu  "nông nhàn" lúc 50 tuổi - Ảnh 5.

Ngôi nhà hiện tại của anh Tú đã ngày càng rộng rãi và to đẹp hơn.

Anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú kể chuyện nợ nần để mua căn nhà đầu tiên với lãi suất 17,5% cho đến khi những căn nhà tiếp sau lộ diện và mục tiêu  "nông nhàn" lúc 50 tuổi - Ảnh 6.

Vay nợ giúp gia đình anh "tiếp cận" mục tiêu sớm hơn và có thể biến ước mơ thành sự thật.

Chấp nhận mức lãi suất cao 17,5% để mua căn nhà đầu tiên, Chánh Văn Hoàng Anh Tú kể chuyện nợ nần "theo đuổi" và cái kết không như nhiều người nghĩ - Ảnh 6.

Chấp nhận mức lãi suất cao 17,5% để mua căn nhà đầu tiên, Chánh Văn Hoàng Anh Tú kể chuyện nợ nần "theo đuổi" và cái kết không như nhiều người nghĩ - Ảnh 7.

Anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú kể chuyện nợ nần để mua căn nhà đầu tiên với lãi suất 17,5% cho đến khi những căn nhà tiếp sau lộ diện và mục tiêu  "nông nhàn" lúc 50 tuổi - Ảnh 7.

Suốt cuộc hôn nhân của mình, đến tận lúc này, những khoản nợ vẫn cứ đeo bám chưa buông. Nhưng bù lại chúng tôi có được những tài sản đủ để không lo lắng nhiều nữa (vẫn lo đấy chỉ là không nhiều quá mức) về việc nếu 3 đứa nhỏ nhà tôi mai này có ý định đi du học.

Mọi người hay hỏi tôi: Nếu suốt ngày công công việc việc, nợ nần ngập đầu vậy thì làm sao còn thời gian để yêu nhau? Tôi lại nghĩ khác, rằng chúng tôi yêu nhau mỗi ngày, yêu nhau trong từng khoản nợ cùng nhau gánh, biết xót vợ vất vả, biết thương chồng cày cuốc, biết nắm lấy tay nhau chặt hơn. Nhiều khi nghĩ, nếu không có những khoản nợ ấy, có khi tôi lại sinh hư không chừng, lười biếng làm việc không chừng, nhỉ?

Nợ nần để có một hôn nhân sung túc, an toàn cho tương lai thì tại sao không?

Hôm trước, có cô em gái than thở với tôi lần thứ 101 về việc nhà chật quá muốn mua nhà mới rộng hơn. Là lần thứ 101 rồi. 100 lần trước tôi cũng đã trả lời cho cô em gái mình là “mua đi, sợ chi”.

Với thu nhập cô ấy hiện tại, việc vay ngân hàng thực sự không khó. Nhưng 100 lần trước, cái khó là thuyết phục chồng mình và thuyết phục chính bản thân mình về thách thức hôn nhân khi có nợ nần. Tôi với vợ mình yêu nhau, trân trọng nhau, nỗ lực cùng nhau là nhờ những khoản nợ. Nhiều khi vợ còn đùa rằng: Đời anh quá khổ khi lấy em, chưa khi nào được thở phào nhẹ nhõm quá lâu. Cứ vừa dứt nợ này đã lại tiếp tục khoản nợ sau. Tôi cũng thấy vậy.

Suốt cuộc hôn nhân của mình, đến tận lúc này, những khoản nợ vẫn cứ đeo bám chưa buông. Nhưng bù lại chúng tôi có được những tài sản đủ để không lo lắng nhiều nữa (vẫn lo đấy chỉ là không nhiều quá mức) về việc nếu 3 đứa nhỏ nhà tôi mai này có ý định đi du học. Tất nhiên, nếu chúng muốn đi du học. Vợ chồng tôi chưa bao giờ đặt việc các con đi du học là bắt buộc. Chỉ là khuyến khích chúng nghĩ đến chuyện đó và đặt ra mục tiêu để chinh phục.

Đúng là trước khi gặp vợ mình, tôi cũng như anh chồng của em gái mình: Sợ áp lực vay mượn và trả nợ. Chúng ta ai cũng được giáo dục về việc đời thanh thản khi không vướng nợ nần. Không ai phải cày cục bục mặt nếu như biết đủ là đủ. Thu nhập cứ đủ sống là sung sướng rồi, dành thời gian đi cày để yêu vợ, chăm con, sống an nhàn hân hoan phơi phới.

Nhưng bao nhiêu mới là đủ? Khi thu nhập 50 triệu/tháng chúng ta nghĩ là đủ nhưng nhà thì chật, con cái lại lớn nhanh như thổi thì lại thấy mình nghèo rồi. Khi thu nhập được 100 triệu/tháng chúng ta nghĩ là xông xênh nhưng con cái đi du học, chi phí sinh hoạt khi kiếm ra 100 triệu/tháng cũng sẽ cao hơn chi phí sinh hoạt hồi 30 triệu/tháng. Áp lực đôi khi không đến từ việc nợ nần mà đến từ việc cuộc sống hàng ngày.

Anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú kể chuyện nợ nần để mua căn nhà đầu tiên với lãi suất 17,5% cho đến khi những căn nhà tiếp sau lộ diện và mục tiêu  "nông nhàn" lúc 50 tuổi - Ảnh 8.

Mảnh đất Quốc Oai đã được anh Hoàng Anh Tú xây lên 1 căn nhà để cha mẹ dưỡng già, con cái có chỗ chơi cuối tuần tuyệt đẹp. Điều mà nếu bây giờ anh Tú mới nghĩ tới, chắc sẽ khó thực hiện hơn rất nhiều...

Tôi không khuyên ai hãy nợ nần đi để hạnh phúc đâu. Nhưng cá nhân tôi thì thấy việc hai vợ chồng CÙNG NHAU thì luôn là hạnh phúc. Mà CÙNG NHAU đâu chỉ cùng nhau thức, cùng nhau ngủ, cùng nhau làm tình, cùng nhau du lịch, cùng nhau trải nghiệm những niềm vui trần thế. Mà còn là CÙNG NHAU đến những mục tiêu lớn hơn của đời mình, cuộc hôn nhân này.

Cùng nhau gánh nợ cũng là cách cùng nhau vậy thôi. Miễn là đừng gánh nợ cho những thứ hào nhoáng như xe đẹp, du lịch sang chảnh, túi đồ hiệu, nhà biệt thự oách xà lách nhưng là đi thuê để đẹp mặt với thiên hạ.

Còn nợ nần để có một hôn nhân sung túc, an toàn cho tương lai thì tại sao không?

Chia sẻ