BÀI GỐC Cả dòng họ mắng chửi tôi là đứa con bất hiếu vì quyết định này

Cả dòng họ mắng chửi tôi là đứa con bất hiếu vì quyết định này

Tôi thật không hiểu sao mọi người vẫn còn thiển cận và có đánh giá sai lệch về chuyện này như thế nữa.

4 Chia sẻ

"Cha mẹ già rồi, còn sống được bao nhiêu nữa đâu mà quản công rồi gửi vào viện dưỡng lão!"

Hậu Lê,
Chia sẻ

Cha mẹ nuôi con, nhọc nhằn vất vả bao nhiêu cũng cam chịu. Sao đến lượt con cái nuôi cha mẹ, chỉ chút mệt nhọc đã than phiền và đòi đưa bố mẹ đi cho yên thân?

Gửi tác giả bài viết "Đưa bố mẹ già vào viện dưỡng lão chính là thương bố mẹ", tôi hoàn toàn không thể đồng ý với ý kiến này của bạn. Với tôi, gửi bố mẹ vào trại dưỡng lão chỉ có thể là bất hiếu mà thôi. Đành rằng, người cao tuổi ở trong viện dưỡng lão sẽ có người chăm sóc, bầu bạn, nhưng thứ mà những người già luôn để tâm mong muốn đó là tình thân, sự quan tâm gắn kết gia đình. Đó là những điều mà không một viện dưỡng lão nào có thể mang lại.

Bạn thử nghĩ xem, sau bao nhiêu năm chăm bẵm, nuôi nấng con cái. Đến khi tuổi già thì lại phải vào viện dưỡng lão, ở với những người xa lạ.

Cha mẹ già rồi, còn sống được bao nhiêu nữa đâu mà đang tâm gửi vào viện dưỡng lão - Ảnh 1.

Rồi người già, tâm lý thường mong muốn được vui vầy bên con cháu, cho dù viện dưỡng lão có tiện nghi, có người phục vụ, cơm bưng nước rót thì cũng không bằng ở nhà đi ra đi vào được nhìn thấy, được nghe tiếng con cháu trò chuyện. Bạn có hiểu tâm tư, nguyện vọng của bố mẹ mình không? Liệu họ thích ngồi ở viện dưỡng lão trò chuyện với những người cùng tuổi hay thích ở nhà nghe cháu trai cháu gái ríu rít bên tai? Vì vậy, dù bố mẹ bạn vẫn còn minh mẫn thì gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão không bao giờ la một lựa chọn sáng suốt.

Bản thân tôi thấy, chỉ khi chúng ta làm cha, làm mẹ mới thực sự thấu hiểu được những nhọc nhằn, vất vả khi nuôi con. Ấy vậy mà, tôi không thấy một ông bố, bà mẹ nào đang tâm gửi con mình vào một nơi "nuôi hộ" con để tránh cái việc con ăn vương vãi khắp nhà, để không phải thức đêm thức hôm mỗi khi con ốm,… Cho dù có bất cứ chuyện gì bố mẹ vẫn ở bên cạnh chăm sóc, dỗ dành chúng ta. Vậy tại sao, khi bố mẹ già yếu rồi, chúng ta lại chối bỏ trách nhiệm này và giao bố mẹ già cho người khác chăm sóc mà không mảy may bận tâm đắn đo?

Đấy là chưa kể đến, nước ta vẫn mang nặng truyền thống Á Đông. Có hai việc làm được liệt vào tội bất hiếu đó là cha mẹ còn sống mà không phụng dưỡng, cha mẹ mất đi mà không thờ phụng. Nếu bạn chiếu theo những câu nói đó, bạn có thể biết được mình có phải là bất hiếu hay không? Cha mẹ già rồi, đâu có thể sống được bao lâu nữa đâu.

Cha mẹ già rồi, còn sống được bao nhiêu nữa đâu mà đang tâm gửi vào viện dưỡng lão - Ảnh 2.

Liệu họ thích ngồi ở viện dưỡng lão trò chuyện với những người cùng tuổi hay thích ở nhà nghe cháu trai cháu gái ríu rít bên tai? (Ảnh minh họa)

Tôi thấy nhiều nhà khi bố mẹ còn sống thì không chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo cho phải đạo làm con, đợi đến lúc cha mẹ mất đi rồi lại tổ chức ma chay, giỗ chạp linh đình. Lúc ấy, cha mẹ đâu có thể hưởng được nữa đâu mà tất cả chỉ để làm "đẹp mặt" người sống!

Chưa kể đến, tôi đã từng nghe một câu nói rằng "người ta bắc cầu mà qua chứ không ai bắc cầu mà lội", điều này có nghĩa rằng, nếu bạn đối xử với cha mẹ mình như thế nào, thì sau này, con cái bạn cũng sẽ làm những điều tương tự đối với bạn mà thôi. Vì vậy, nếu bạn thực sự mong muốn, sau này con cái mình cũng gửi mình cô đơn trong viện dưỡng lão thì hãy nên làm điều đó với cha mẹ mình bây giờ.

Cũng biết rằng, trong cuộc sống bộn bề lo toan vất vả hiện nay, việc dành thời gian để chăm sóc cha mẹ già thực sự rất khó khăn. Nhưng tôi mong mỗi người, hãy sống làm sao để sau này không phải ân hận vì những quyết định của mình.

Chia sẻ