Từ Phó TGĐ Ngân hàng đến một CEO Hệ thống Giáo dục, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc chỉ ra những điều học sinh Việt Nam thật sự cần được rèn luyện

Hạ Uyên ,
Chia sẻ

Đang là phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc bất ngờ dừng lại giữa chừng, để rồi sau đó rẽ hướng qua một mảng tưởng chừng như không hề liên quan là Giáo dục.

Sau gần 10 năm gây dựng và phát triển một trường phổ thông liên cấp từ con số 0 trở thành một trong những tên tuổi lớn của khối giáo dục tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc lại chia tay và gây dựng từ đầu một thương hiệu giáo dục mới là Hệ thống trường mầm non Cỏ Ba Lá (Clover Montessori).

Khi xu hướng đào tạo tư duy thiết kế, STEAM và kỹ năng sống thế kỷ 21 trở nên phổ biến trên khắp thế giới, chị bắt sóng nhanh chóng với việc đưa Arkki về Việt Nam nhằm đón đầu những thay đổi tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.  

CEO của hệ thống trường mầm non Clover Montessori Nguyễn Huỳnh Thu Trúc: Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy về giáo dục 10 năm sắp tới  - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc - CEO của hệ thống trường mầm non Clover Montessori, Arkki Việt Nam.

Hai tiếng đồng hồ trò chuyện cùng chị mới nhận thấy, ẩn sau dáng dấp nhỏ nhắn và có phần... mong manh của người phụ nữ này là một tinh thần quyết đoán mạnh mẽ, một trái tim nhiệt huyết căng tràn. Tôi đặc biệt chú ý vào đôi mắt sáng ngời khi chị say sưa về giáo dục, lĩnh vực mà chị theo đuổi 14 năm nay.

Ba tháng "ở ẩn" và quyết định đầu tư giáo dục

- Ngân hàng và giáo dục, hai lĩnh vực có vẻ không liên quan đến nhau. Lý do nào khiến chị có một quyết định mang tính "đột phá" như vậy?

Thật ra là có liên quan... nhẹ một chút, việc tôi đầu tư giáo dục sau khi từ bỏ công việc cũ cũng xuất phát từ những nguyên nhân lúc còn công tác trong ngân hàng. Tuy nhiên, quyết định nghỉ việc ban đầu thì lại không xuất phát từ lý do ấy.

Quyết định từ bỏ vị trí nhiều người mơ ước lúc đó của tôi thực sự khiến đồng nghiệp, bạn bè khá ngạc nhiên. Nguyên nhân đơn giản chỉ là tôi thấy áp lực công việc vào thời điểm ấy khá căng thẳng. Năm 2007 có thể nói là "thời điểm nóng" của lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Một ngày duyệt rất nhiều hồ sơ tín dụng từ các chi nhánh chuyển về khiến tôi thấy quá sức của mình. Cảm giác hoang mang, lo lắng luôn thường trực mỗi ngày đã khiên tôi muốn dừng lại, muốn "làm điều gì đấy khác đi một chút, ý nghĩa hơn một chút" nhưng chưa định hình được.

Và sau thời gian, khoảng 3, 4 tháng sau, tôi quyết định nộp đơn xin nghỉ việc.

CEO Ngân hàng sau 3 tháng "ở ẩn" thành CEO Giáo dục, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc nhận định: "Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy" - Ảnh 2.

- Và đó là lúc chị chuyển hướng sang đầu tư giáo dục?

Sau khi nghỉ việc, tôi ở nhà và thất nghiệp khoảng tầm ba, bốn tháng. Khoảng thời gian "ở ẩn" đó, nhớ lại lúc còn làm ngân hàng, duyệt hàng trăm hồ sơ xin việc của sinh viên, tôi nhận thấy các bạn hầu như đều có chuyên môn rất tốt. Nhiều ứng viên là thủ khoa, hồ sơ rất đẹp, điểm số rất cao v.v.. Chỉ mới nhìn hồ sơ thôi, tôi nghĩ rằng mình sẽ chọn những bạn ấy. Tuy nhiên, chỉ mới qua vòng phỏng vấn đầu tiên, chính những bạn đó lại bị đánh rớt và cơ hội đi tiếp vào những vòng sau cũng đã khép lại.

CEO của hệ thống trường mầm non Clover Montessori Nguyễn Huỳnh Thu Trúc: Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy về giáo dục 10 năm sắp tới  - Ảnh 2.

"Trong khi những bạn sau đó trở thành nhân viên của tôi lại có học lực kém hơn một chút. Bù lại, bạn có những kỹ năng làm người tuyển dụng thấy hài lòng. Rất nhiều trường hợp như vậy khiến tôi đặt câu hỏi: Tại sao?", chị Trúc cho biết.

Trong khi những bạn sau này trở thành nhân viên của tôi lại có học lực, điểm số thấp hơn một chút. Bù lại, các bạn đã tích lũy sẵn cho mình những kỹ năng làm người tuyển dụng cảm thấy hài lòng. Chẳng hạn, bạn biết cách ăn nói hơn, chăm chút bản thân đẹp hơn, lễ phép và biết cách thể hiện sự cầu tiến của mình... Rất nhiều trường hợp như vậy khiến tôi luôn trăn trở đặt câu hỏi: Tại sao?

Nhớ ngày xưa, tôi cũng là một đứa khá nhút nhát, tự ti, không dám phát biểu ý kiến của mình trong các cuộc họp... trong khi bản thân cũng có một vài lần đã có câu trả lời. Tôi nghĩ nếu như tôi hay những bạn sinh viên mà tôi đã gặp được học những kỹ năng ấy từ nhỏ thì có lẽ con đường các bạn đi sẽ nhanh hơn và hiệu quả rất nhiều. Từ những trải nghiệm và thấu cảm của bản thân, tôi bắt đầu quyết định đầu tư vào giáo dục.

- Chị bắt đầu sự nghiệp quản trị giáo dục của mình bằng việc gầy dựng và phát triển hệ thống trường phổ thông liên cấp, tại sao chị lại chọn cấp phổ thông?

Lúc đó tôi nghĩ đơn giản, ở bậc đại học các bạn phải học kiến thức chuyên môn rất sâu. Đây không phải là khoảng thời gian phù hợp nhất để rèn luyện kỹ năng. Kỹ năng phải được hình thành từ bé, luyện tập mỗi ngày để trở thành thói quen. Như thế, chỉ có cấp phổ thông mới thực hiện được sứ mệnh này. Và cũng phải mất hơn một năm mày mò mới biết mình cần làm gì để các bạn học tập nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu về mục tiêu cuối cùng của Bộ GD-ĐT.

- Những khó khăn ban đầu khi bắt tay vào làm giáo dục là gì, thưa chị?

Ngày trước tôi làm trong lĩnh vực ngân hàng, tính kỷ luật, và sự chính xác đòi hỏi rất cao. Thời gian đầu, tôi mang chính con người mình với tâm thế làm việc như ở ngân hàng để áp dụng qua giáo dục và đã gặp những khó khăn, đặc biệt là vấn đề quản trị nhân sự.

Chẳng hạn, để thuyết phục đội ngũ sư phạm soạn một bộ tài liệu học tập mới phù hợp với chiến lược và tầm nhìn của Hội đồng quản trị thật sự là điều không dễ dàng vào thời điểm ấy. Vì đa phần các bạn giáo viên hay Ban giám hiệu đều đã rất quen những cách làm từ xưa đến giờ, cũng với bộ giáo án ấy, cũng với cách dạy ấy, v.v… 

CEO Ngân hàng sau 3 tháng "ở ẩn" thành CEO Giáo dục, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc nhận định: "Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy" - Ảnh 4.

"Qua lĩnh vực giáo dục, bản thân tôi đã phải thay đổi từ từ để thích nghi với con người và mô hình kinh doanh mới. Đây là những trải nghiệm theo tôi là khá thú vị".

Sau này tôi mới hiểu, khi đứng trước bất cứ sự thay đổi nào, phản ứng ban đầu của con người bao giờ cũng có sự phản kháng lại. Và tôi cũng bắt đầu cảm thấy nhẹ nhàng để tìm nhiều cách khác hơn để thuyết phục, mời gọi mọi người cùng làm, cùng dấn thân vào tiến trình thay đổi ấy.

Qua ngần ấy năm tham gia vào lĩnh vực giáo dục, bản thân tôi đã phải thay đổi từ từ để thích nghi với con người và mô hình kinh doanh mới. Đó là những trải nghiệm theo tôi là khá thú vị và tuyệt vời.

- Những kinh nghiệm trong hơn 10 năm làm ngân hàng có giúp ích chị điều gì khi đầu tư vào giáo dục?

Tôi thấy biết ơn 13 năm làm trong lĩnh vực ngân hàng. Có thể nói những kiến thức, kỹ năng, con người của tôi như bây giờ đều được "tôi luyện" từ môi trường làm việc cũ. Đặc biệt với rất nhiều vị lãnh đạo trực tiếp của tôi lúc đó cực kỳ tin tưởng vào người trẻ. Đó cũng là điều mà tôi học hỏi được và áp dụng sau này khi chuyển hướng qua giáo dục.

CEO Ngân hàng sau 3 tháng "ở ẩn" thành CEO Giáo dục, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc nhận định: "Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy" - Ảnh 5.

- Đầu tư giáo dục được đánh giá có nhiều cơ hội và tiềm năng, tuy nhiên điều cần thiết ở nhà đầu tư giáo dục theo chị là gì? Giữa tâm huyết và tài chính làm thế nào để cân đối cho hợp lý?

Tôi vẫn còn nhớ ngay năm đầu tiên, trường đã tuyển sinh 142 học sinh nhập học. Đi ngược lại với hình ảnh lớp học đóng khung trong bốn bức tường hay nặng về lý thuyết, chúng tôi đã phát triển chương trình giáo dục toàn diện với sân chơi 3ha để rèn luyện thể lực, chương trình học giảm tải, không áp lực cho trẻ,... Năm thứ 10, ngôi trường ấy đã có đến 2.200 học sinh.

Tôi hay nói với nhân viên của mình, giúp một đứa trẻ hạnh phúc tức là giúp gia đình đó hạnh phúc. Cứ làm bằng con tim của mình và bàn tay nhỏ bé của mình. Cứ tâm huyết với con đường mình đã chọn, đặt trọn cái tâm vào sự phát triển con người, chắc chắn thành công sẽ đến. Tài chính sẽ là kết quả tất yếu, chứ không phải tài chính là mục tiêu cuối cùng được đặt ra ngay từ đầu.

Trẻ em Việt Nam thiếu nhất là kỹ năng

- Có phải chính thành công của Hệ thống trường trung-tiểu học đã khiến chị quyết định đầu tư tiếp vào giáo dục mầm non?

Sau 10 năm dấn thân sâu vào giáo dục, tôi dần dần hiểu ra giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tuổi chính là giai đoạn định hình nhân cách cho một con người nhẹ nhàng và bền vững nhất. Đây là giai đoạn "đúc nền móng bê tông" về nhân cách. 

Nếu "nền móng" được xây đắp cẩn thận, đúng vật liệu, đúng liều lượng thì nhân cách này sẽ tồn tại mãi mãi đến khi trẻ trưởng thành và về già. Qua khỏi giai đoạn 6 tuổi, việc hình thành nhân cách cho trẻ trở nên khó khăn và vất vả hơn rất nhiều.

Đó là lý do tôi rời trường cũ và xây dựng hệ thống trường mầm non Clover Montessori.

CEO Ngân hàng sau 3 tháng "ở ẩn" thành CEO Giáo dục, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc nhận định: "Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy" - Ảnh 6.

- Chị cho rằng học sinh Việt Nam đang yếu về kỹ năng. Kỹ năng quan trọng như thế nào trong việc trưởng thành của một đứa trẻ?

Tôi thường tự hỏi: Trong vòng 10 hay 20 năm tới có chuyên gia kinh tế nào dự đoán được ngành nghề nào sẽ là trào lưu, là thịnh hành đến thời điểm đó? Chắc chắn không thể có câu trả lời chính xác, bởi cuộc sống trong thế kỷ ngày nay và sắp tới đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ, thay đổi một cách nhanh chóng.

Vậy làm thế nào để chúng ta chuẩn bị cho con trẻ những bước đi vào đời vững chắc ngay từ bây giờ, để chúng có thể tiếp cận với rất nhiều ngành nghề mới mà ngay tại thời điểm này những ngành nghề ấy chưa hề xuất hiện? Điều gì có thể giúp con trẻ đạt đến đỉnh vinh quang trên con đường sự nghiệp và cuộc sống của chúng trong tương lai?

CEO Ngân hàng sau 3 tháng "ở ẩn" thành CEO Giáo dục, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc nhận định: "Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy" - Ảnh 7.

Với kinh nghiệm hơn 14 năm tham gia quản trị trong lĩnh vực giáo dục, tôi nhận thấy rằng học sinh Việt Nam thật sự không dở về kiến thức so với học sinh đồng trang lứa ở các quốc gia khác trên thế giới. Điều duy nhất mà các em còn thiếu, chưa được rèn luyện nhiều đó chính là kỹ năng.

Điểm bất lợi của trẻ con Việt Nam là không được tham gia rèn luyện kỹ năng ngay từ khi còn nhỏ, kể cả lúc chập chững ở lứa tuổi mầm non, trong khi những em bé các nước tiên tiến trên thế giới đã được gia đình cho tôi luyện từ bé. Đấy chính là sự thiệt thòi lớn nhất của trẻ con nước ta.

- Theo chị, đâu là kỹ năng học sinh Việt Nam thiếu nhất hiện nay?

Thế kỷ 21 có rất nhiều kỹ năng tùy theo lĩnh vực chuyên môn và chuyên ngành sẽ phát sinh trong tương lai. Thế nhưng lứa tuổi phổ thông trở xuống mầm non, cần phải tạo môi trường để các em rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản mà con người cần: Kỹ năng về tư duy sáng tạo; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng tư duy phản biện. Đây là nhóm kỹ năng đã được Diễn đàn kinh tế thế giới định nghĩa năm 2015 mà học sinh phổ thông cần phải trang bị để trở thành công dân có khả năng học tập suốt đời.

Để trau dồi và phát huy những kỹ năng này thì phải có thời gian "nhúng" đứa trẻ trong môi trường cho chúng được luyện tập. Các trung tâm dạy kỹ năng hiện nay chủ yếu dạy kỹ thuật, sau khi kết thúc khóa học, các bạn nhỏ không có môi trường luyện tập thì kỹ năng đó sẽ "trả lại thầy". 

Đối với chương trình kỹ năng đúng nghĩa khiến tôi tâm đắc chính là trẻ học kỹ năng nhưng chính bản thân trẻ không biết. Đó là lý do khi đi tìm chương trình kỹ năng cho trẻ, tôi "phải lòng" ngay Arkki - Học viện chuyên đào tạo tư duy thiết kế – design thinking, giáo dục đa bộ môn – STEAM và Bộ kỹ năng Thế kỷ 21 dành cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Cốt lõi trong triết lý giáo dục của Arkki là “chơi đùa – sáng tạo – thành công với phương pháp tiếp cận 4P. 4P là Project (dự án); Peers (cộng sự); Passion (đam mê) và Play (chơi). Theo đó, các em sẽ được làm việc cùng nhau trên các dự án lý thú để phát triển ý tưởng, tạo ra các mẫu thử, khám phá các cách làm mới. 

Đây là quá trình các em giao tiếp với nhau, chia sẻ ý tưởng với nhau, hợp tác cùng nhau trong một niềm đam mê chung với sự hăng say, cần mẫn, kiên trì. Quan trọng hơn, tất cả là một trò chơi lớn, vui nhộn, không áp lực, không hơn thua và mọi thử nghiệm, sáng tạo đều được chấp nhận dù đó có thể là sai lầm, rủi ro.

CEO Ngân hàng sau 3 tháng "ở ẩn" thành CEO Giáo dục, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc nhận định: "Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy" - Ảnh 8.

"Tôi nghĩ những thế hệ bạn trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy về giáo dục trong tương lai. Và các bạn sẽ hình thành nên một thế hệ mới khác thế hệ cũ".

Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy về giáo dục tương lai

- Qua quá trình xây dựng hệ thống mầm non Clover Montessori và Arkki, chị nhận thấy tư duy của phụ huynh hiện nay có biến chuyển ra sao so với những năm trước đây?

Khi chuyển qua làm giáo dục mầm non, tôi nhận thấy có một tín hiệu rất vui đó là phụ huynh đang có xu hướng trẻ hóa dần. Phụ huynh của tôi ở độ tuổi khoảng 25, 30. Các bạn cảm nhận rất rõ sự ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đến việc làm của các bạn và cả con cái của mình. 

Hầu hết các bạn rất cầu thị, cầu tiến. Tôi biết có những trường hợp hai vợ chồng trẻ, học thức, nhưng người vợ vẫn sẵn sàng ở nhà trong thời gian con chưa đến trường. Người mẹ cũng đi học các lớp kỹ năng nuôi dạy con, đọc sách rất nhiều để biết những phương pháp học và chơi với con. 

Cho nên tôi nghĩ thế hệ trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy về giáo dục trong tương lai. Và chính các bạn sẽ hình thành nên một thế hệ mới khác thế hệ cũ.

- Khác như thế nào, thưa chị?

Trước tiên, vì có tinh thần cầu thị nên lực lượng phụ huynh này sẽ biết tiếp thu những phương pháp giáo dục tiến bộ để áp dụng vào nuôi dạy con hằng ngày. Một điều tôi nhận thấy ở thế hệ bố mẹ này là biết lắng nghe con, tôn trọng và đồng hành cùng con. Cái gì đứa trẻ làm ra cũng khuyến khích, động viên và hỏi tại sao con làm như vậy.

Những phụ huynh trẻ cũng nhận ra vai trò quan trọng của việc trau dồi kỹ năng mềm ngoài việc cung cấp kiến thức cho con. Đây chính là tiền đề để những đứa trẻ phát triển những kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho thế kỉ 21.

CEO Ngân hàng sau 3 tháng "ở ẩn" thành CEO Giáo dục, chị Nguyễn Huỳnh Thu Trúc nhận định: "Thế hệ phụ huynh trẻ hiện nay sẽ thay đổi tư duy" - Ảnh 9.

Theo chị Trúc, thế hệ phụ huynh trẻ rất biết lắng nghe con, tôn trọng và đồng hành cùng con.

- Chị mong muốn điều gì về giáo dục trong những năm sắp tới?

Điều tôi luôn mong muốn mười mấy năm nay chính là đưa kỹ năng vào trường học nhiều nhất có thể. Tất cả những việc tôi làm như mở Hệ thống mầm non Clover Montessori hay nhượng quyền Arkki đều là vì mục đích này. Trong đó, đặc biệt nhất là kỹ năng tư duy sáng tạo. Hiện nay nếu có một cuộc khảo sát chính thức thì rõ ràng kỹ năng về sáng tạo của chúng ta rất thấp. 

Thế kỷ 21 là thế kỷ hoành hành của người máy và trí tuệ nhân tạo. Như vậy thì con người phải học cái gì mà robot và trí tuệ nhân tạo không làm được, phải sáng tạo mới sống chung và cạnh tranh với nó được. Đó chính là rủi ro nhất nhưng cũng là thử thách, cơ hội của những thế hệ sau này.

- Xin cảm ơn sự chia sẻ của chị. 

Chia sẻ