Cây lá bỏng vừa làm cảnh lại có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cực hay cho bé theo hướng dẫn của chuyên gia

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Đặc tính nổi trội nhất của loài cây này là có khả năng chữa bỏng. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, tai nạn bỏng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên trồng sẵn cây lá bỏng trên ban công quả là không hề thừa thãi.

Cây lá bỏng không chỉ làm cảnh mà còn là thuốc quý trong Đông y

Cây lá bỏng hay còn gọi là cây sống đời, vốn là một loại cây được trồng làm cảnh nhiều trong những hộ gia đình. Nhất là ở vùng quê, những chậu cây lá bỏng được trồng rất nhiều quanh nhà để không gian thêm màu xanh mát, lại vô cùng dễ trồng.

Nhưng cây lá bỏng không đơn giản là một loại cây trồng cảnh mà còn là vị thuốc quý trong Đông y. Nhất là đối với những gia đình có con nhỏ thì việc trồng một chậu cây lá bỏng quá đỗi tuyệt vời. Bên cạnh công dụng làm cảnh, loại cây này còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó có rất nhiều bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

b1

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cây bỏng vị nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, tẩy độc, ra da; thường được dùng chữa vết bỏng, vết thương trầy da loét thịt, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu, đau mắt đỏ... Có thể dùng lá tươi giã đắp, hoặc giã vắt lấy nước bôi. Lá tươi có thể ăn sống hoặc sắc uống.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cây lá bỏng có nhiều chất kháng khuẩn nên được sử dụng nhiều với những trường hợp có vết thương hở, vết thương lở loét và cả những vết thương bên trong cơ thể. Tưởng chừng là loài cây mọc hoang, làm cảnh đơn thuần mua vui nhưng cây lá bỏng có tính kháng viêm khá mạnh.

cây lá bỏng1

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cây lá bỏng có nhiều chất kháng khuẩn nên được sử dụng nhiều với những trường hợp có vết thương hở, vết thương lở loét và cả những vết thương bên trong cơ thể.

Chữa bệnh cho bé từ cây lá bỏng – Những bài thuốc cực hay

Theo lương y Bùi Hồng Minh, bạn hoàn toàn có thể chữa bệnh cho bé cũng như cho các thành viên trong gia đình từ cây lá bỏng theo những cách dưới đây:

- Chữa bỏng nhẹ cho trẻ nhỏ: Hái một lượng lá bỏng vừa đủ để chữa bỏng, rửa qua nước muối loãng, đem giã nát, lấy nước cốt thoa lên vết bỏng sẽ làm dịu vết bỏng nhanh chóng. Ngay cả với những vết bỏng nhẹ ở người lớn, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa bỏng đơn giản này.

- Chữa viêm họng: Sử dụng 10 lá bỏng trong một ngày, rửa sạch qua nước muối loãng. Sử dụng sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, nhai kỹ và nuốt. Thực hiện như vậy trong vòng 3-4 ngày sẽ có hiệu quả khắc phục tình trạng viêm họng.

v

Lá bỏng chữa viêm họng cho bé.

- Trẻ bị viêm xoang mũi: Sử dụng nắm lá bỏng đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng, sau đó giã nát lá bỏng. Mẹ dùng bông thấm nước cốt và thoa lên lỗ mũi cho con. Thực hiện cách chữa bệnh này mỗi ngày 4-5 lần. Nếu con bị xoang mũi cả hai bên thì thực hiện đều đặn buổi sáng một bên, buổi chiều một bên.

- Chữa mụn nhọt cho bé (dạng mụn nhọt chưa có mủ): Lá bỏng, lá táo và lá đại đem giã nát, đắp vào chỗ đau mỗi ngày 1-2 lần.

- Bé bị viêm tai giữa cấp tính: Lá thuốc bỏng giã nát, đem vắt lấy nước và nhỏ vào tai bé.

- Chốc lở sài đầu, mụn nhọt lở ghẻ ở trẻ em: Trong uống dịch lá bỏng, sáng tối, mỗi lần 20 - 25ml. Ngoài đắp rửa bằng nước lá bỏng giã nhuyễn.

cây lá bỏng2

Nếu bạn quá chán chường với tình trạng mất ngủ kéo dài mà không muốn uống thuốc ngủ, hãy thử sử dụng lá bỏng làm thuốc an thần.

- Trẻ ra mồ hôi trộm: Dùng nước lá bỏng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.

- Chữa mất ngủ: Nếu bạn quá chán chường với tình trạng mất ngủ kéo dài mà không muốn uống thuốc ngủ, hãy thử sử dụng lá bỏng làm thuốc an thần. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn 8 lá bỏng sẽ giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Lưu ý: Thông tin có tính chất tham khảo, để áp dụng cho trường hợp bệnh cụ thể của con bạn cần thiết phải được thăm khám và nghe tư vấn của chuyên gia Đông y để chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Chia sẻ