Câu đố Tiếng Việt: "Bánh gì mập mà không mập?" – Đành chào thua trước màn chơi chữ cực lầy

Ứng Hà Chi,
Chia sẻ

Không hiểu bánh gì lại có đặc điểm lạ lùng như vậy?

Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi để thư giãn sau ngày dài lao động căng thẳng, vừa để mở rộng vốn hiểu biết và khả năng phán đoán nhanh nhạy thì hãy thử chơi giải câu đố. Trò chơi này không cần chuẩn bị dụng cụ phức tạp, chỉ cần sưu tầm những câu đố hóc búa, hấp dẫn.

Một trong các thể loại câu đố được nhiều người thích thú là đố chữ. Để đưa ra câu trả lời chính xác, đòi hỏi bạn có vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng cùng khả năng liên tưởng nhanh nhạy.

Trong tập 29, chương trình Nhanh như chớp có một câu đố chữ khiến người chơi toát mồ hôi vì độ khó nhằn. Câu đố có nội dung như sau:

"Bánh gì mập mà không mập?".

Câu đố Tiếng Việt: "Bánh gì mập mà không mập?" – Đành chào thua trước màn chơi chữ cực lầy - Ảnh 1.

Nguồn: Nhanh như chớp.

Trước câu hỏi này, ta cần lưu ý đến từ "mập". Từ đồng nghĩa với mập chính là "ú". Đây là tính từ, được từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: "béo tròn, phương phi". Và đáp án chính xác của chương trình là: BÁNH Ú.

Tuy nhiên, bánh ú không hề… mập đâu nhé! Và từ "ú" lúc này là danh từ, chỉ tên gọi một loại bánh, chứ không phải là tính từ. Câu đố đã vận dụng kiến thức của từ đồng âm khác nghĩa để tăng sự thú vị, hấp dẫn.

Nếu bạn chưa biết thì bánh ú hay còn được gọi là bánh bá trạng (dịch nghĩa Hán Việt của tiếng Mân). Đây là một loại bánh xuất xứ từ Trung Quốc, du nhập vào nước ta từ lâu đời. Một số người Việt Nam còn quen gọi nó là bánh chưng Trung Quốc.

Ẩm thực Việt Nam cũng có một biến thể của món ăn này, được gọi là bánh ú tro hoặc bánh tro. Bánh có độ dẻo thơm, hình thức đẹp mắt. Ngoài việc chọn nguyên liệu, lá gói thì khâu làm bánh đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo. Bánh thường được làm từ loại gạo nếp thơ, hạt nào hạt nấy căng mẩy, đều tăm tắp. Nước làm bánh cũng phải là thứ nước trong và ngọt.

Thêm một thông tin thú vị, ở Trung Quốc, bánh ú có tên gọi là kiềm tống. Nó không chứa nhân, không có mùi vị và được ăn cùng đường trắng. Loại bánh này thường được làm lễ vật, các bà mẹ sẽ tặng con gái trong ngày lấy chồng với mong muốn con sớm sinh quý tử.

Câu đố Tiếng Việt: "Bánh gì mập mà không mập?" – Đành chào thua trước màn chơi chữ cực lầy - Ảnh 2.

Chiếc bánh ú có nguồn gốc từ Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ)

Đến nay, cứ vào Tết Đoan ngọ, nhà nhà đều ăn bánh ú. Bánh ú vốn là món ăn có hương vị ngọt ngào vừa miệng, theo năm tháng phát triển đã trở nên đa dạng về hương sắc, hình dạng. Ban đầu, loại bánh này là thực phẩm theo mùa nhưng ngày nay, chúng được bán quanh năm. Bánh ú hội tụ đủ các đặc tính âm, giúp trung hòa độc tố trong cơ thể lại vừa là món ăn thanh nhiệt tốt, dễ tiêu.

Nguyên liệu để làm bánh ú bao gồm: Gạo nếp, nấm đông cô, đậu xanh, lạp xưởng, trứng vịt muối, thịt mỡ, tôm khô. Chúng được gói lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi buộc bánh bằng dây lạt.

Để làm bánh, đầu tiên, chúng ta cần mang các nguyên liệu đi rửa sạch. Riêng đậu phộng và nếp phải được ngâm trước vài giờ. Sau đó, đem xào đậu phộng chung với nếp, nêm gia vị cho vừa. Thịt mỡ thái vuông, nấm thái nhỏ, xào xơ và nêm vừa ăn. Giai đoạn này còn tùy vào bí quyết riêng của từng gia đình để có được bánh ú ngon.

Tiếp theo là công đoạn gói bánh. Lá chuối sẽ được gập lại rồi cho gạo nếp vào trước. Sau đó cho tất cả nhân bánh đã được chuẩn bị vào, cho thêm gạo nếp để lấp bánh lại. Cột bánh theo hình chóp và cột ở 3 gốc. Bánh gói xong được cho vào nồi nước đang sôi với lửa lớn. Thời gian nấu bánh trung bình từ 4 – 5 tiếng. Bánh sau khi nấu chín sẽ được vớt ra, nhúng vào nước lạnh để giữ độ tươi của lá và độ dẻo của nếp.

Chia sẻ