Câu chuyện làm homestay theo kiểu Nắng đùa: Kinh doanh để gìn giữ "thiên đường xưa" Đà Lạt

Quang Vũ,
Chia sẻ

Đối với thế hệ đã bước sang độ tuổi tứ tuần miệt mài lao động trong âm thầm, không còn là khẳng định bản thân mình nữa, họ mang trong mình khao khát được cống hiến cho đời, cho quê hương, điển hình như bất động sản nghỉ dưỡng - một hình thức kinh doanh mang lại lợinhuận cao từ chính căn nhà họ đang sở hữu.


Câu chuyện làm homestay theo kiểu Nắng đùa: Kinh doanh để gìn giữ thiên đường xưa Đà Lạt - Ảnh 1.

Một số loại hình homestay được khai thác trên toàn quốc (Nguồn: Luxstay)

Tuy nhiên, không phải ai làm homestay cũng chỉ hướng đến lợi nhuận, nhất là với những cô chú đã bước sang độ tuổi tứ tuần, đã có một cuộc sống ổn định, họ chọn homestay thường để kiếm tìm những giá trị khác, lớn lao và sâu sắc hơn. Có thể là mong muốn mở cửa, chia sẻ căn nhà của mình để chào đón những vị khách lạ mỗi ngày, hay quảng bá hình ảnh văn hóa đậm đà bản sắc quê hương đến nhiều người hơn... Như câu chuyện của chú Huỳnh Nam Phú - chủ căn homestay Nắng đùa - một người con thành phố cao nguyên luôn nặng lòng với mảnh đất này và luôn khao khát sẻ chia những giá trị Đà Lạt xưa với du khách có dịp ghé qua nơi đây.

Biệt thự Nắng đùa và câu chuyện gìn giữ dáng vẻ Đà Lạt xưa

Nắng đùa nằm trên đường Phó Đức Chính - một trong những con đường hiếm hoi còn giữ được sự tĩnh lặng của Đà Lạt xưa. Thời Pháp, đường có tên là Louat de Boart, nơi còn lưu giữ nhiều biệt thự cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX. Biệt thự do chính chú Phú và vợ mình - là những người gốc Đà Lạt thiết kế và thi công theo phong cách Pháp tại Đà Lạt xưa. Diện tích nhà lên tới 130m2, phía trước có khoảng sân và một khu vườn rộng được phủ một màu xanh mát của cây cối, với những vựa rau vuông vức, xinh xắn. Du khách có thể chuẩn bị bữa tiệc của mình từ những nguyên liệu "của nhà trồng được".

Câu chuyện làm homestay theo kiểu Nắng đùa: Kinh doanh để gìn giữ thiên đường xưa Đà Lạt - Ảnh 2.

Cô chú chủ nhà và góc vườn xanh mướt tại Nắng đùa

Bén duyên với ngành du lịch từ những năm 1996, cho tới nay chú Phú đã có kinh nghiệm 23 năm trong nghề, với chú được làm du lịch, được phục vụ những vị khách lữ hành như việc được sống là chính mình vậy. Ở độ tuổi tứ tuần, nhưng chú Phú và cô Duyên - vợ của chú, vẫn làm việc hăng say và luôn ấp ủ giấc mơ gìn giữ được nét đẹp riêng của Đà Lạt xưa qua cách làm homestay của mình.

Đối với một người đã lớn lên tại thành phố, Đà Lạt trong tâm hồn chú ngày ấy mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, tĩnh lặng, có một chút gì đó kiêu kỳ như tiểu thư thời xưa.. Nhưng cùng với sự phát triển ngành du lịch, thành phố ngàn hoa của Việt Nam đang ngày càng thay đổi, mất đi dáng vẻ riêng của nơi đây. Mùa lễ hội rất dễ bắt gặp cảnh quá tải, dòng người qua lại tấp nập, đông đúc và sau mỗi một dịp như vậy, đâu đâu cũng là rác thải. Mang một tình yêu lớn và mối liên kết bền chặt với thành phố, chú Phú luôn muốn níu kéo một chút khoảng lặng của một thiên đường đang mất này.

Câu chuyện làm homestay theo kiểu Nắng đùa: Kinh doanh để gìn giữ thiên đường xưa Đà Lạt - Ảnh 3.

Những góc nhỏ mang hơi thở Đà Lạt xưa trong căn biệt thự Nắng đùa

Nắng đùa mang phong cách thiết kế tối giản, có hơi hướng nét xưa của Đà Lạt, và do chính tay chú Phú tự thiết kế. Là một người không có kiến thức chuyên môn về thiết kế, xây dựng, chú đã tự học hỏi, tìm tòi và có được ý tưởng riêng cho căn nhà, vừa mang nét hiện đại vừa cổ điển của Đà Lạt xưa từ những trang dạy thiết kế trên mạng và Youtube . Sau đó, chú dành trọn một năm để tự tay mình chăm chút cho từng góc nhỏ trong căn nhà. Nắng đùa vừa là tâm huyết mà cũng là tình cảm của chú cho căn nhà.

Cũng vì vậy mà cách chú làm dịch vụ cũng đặt nặng chữ tâm hơn ai hết: "Vợ chồng tôi thống nhất chỉ nhận khách trong điều kiện nhà tốt nhất và tâm lý của mọi người tốt nhất. Nếu như nhà sẽ có khách checkin vào thứ 3 thì thứ 2 sẽ khóa lại, thậm chí là đóng cửa từ chủ nhật để dọn dẹp sạch sẽ. Đến từng sợi tóc vương trên sàn cũng được kiểm tra kỹ để đảm bảo cho căn nhà sạch sẽ nhất có thể. Nhiều khi căn nhà rất đẹp nhưng chỉ vì những chi tiết nhỏ như vậy có thể làm nó mất đi sự tỉ mỉ vốn có. Tôi nghĩ nếu như thuê ai đó thì chưa chắc người ta đã làm được như vậy. Mình làm được vì đó là nhà của mình thôi."

"Tôi hướng tới việc làm sao cho khách hàng cảm thấy hài lòng tối đa, làm sao cho khi họ trả tiền cho mình họ cười họ vui là mình hạnh phúc. Cái này mới cái đảm bảo để mình đi lâu dài và bền vững. Tôi sẽ kinh doanh theo đúng kiểu của Đà Lạt, không đặt lợi nhuận tháng sau cao hơn tháng trước, mà chỉ quan tâm làm sao khách hàng sau hài lòng hơn khách hàng trước." - Chú Phú chia sẻ thêm.

Câu chuyện làm homestay theo kiểu Nắng đùa: Kinh doanh để gìn giữ thiên đường xưa Đà Lạt - Ảnh 4.

Chú Phú cũng không quên chia sẻ, nhờ một sinh viên cũ của chú mà chú biết đến Luxstay, nên nhàn đi rất nhiều do được tiếp cận khách hàng nhiều hơn, được hỗ trợ về marketing, chăm sóc khách hàng cũng như có thêm các kiến thức chuyên môn về quản lý homestay... Nhờ đó, chú có thời gian nhiều hơn để làm những công việc khác như dẫn tour du lịch, đi giảng, chăm sóc nông trại…

Câu chuyện làm homestay theo kiểu Nắng đùa: Kinh doanh để gìn giữ thiên đường xưa Đà Lạt - Ảnh 5.

"Mình cần công việc chứ công việc không cần mình. Ngay cả khi làm việc nhưng mình làm những việc mình yêu thích, mình sẽ không cảm thấy là đang làm việc mà ngược lại, còn thấy được thư giãn."- Chú tâm sự thêm.

Chú Phú hy vọng khi trở thành Đại sứ Luxstay tại Đà Lạt sẽ có thể giúp nhiều những người làm homestay như chú có cơ hội quảng bá nhiều hơn hình ảnh homestay của mình, cũng như bản sắc thành phố mình làm du lịch đến du khách trong và ngoài nước. Nhờ sự hỗ trợ từ Luxstay, họ sẽ am hiểu, biết cách quản lý, vận hành homestay hơn để du khách có những trải nghiệm tuyệt vời tại nơi họ đã lựa chọn.

Chú cũng hạnh phúc khi được chia sẻ bài thơ viết dành tặng Đà Lạt cho những vị khách đã một lần ghé thăm Nắng đùa:

Sống ở Đà Lạt năm hơn một tuổi,

Tôi học làm người ở đây.

Ân sư của tôi có cả những sư thầy,

Những linh mục những nông dân thông thái...

Những người thầy dạy tôi nhìn lên cao, cao mãi…

Bằng tình yêu và sự khiêm nhường.

Tôi có những đàn anh yêu thương,

Dạy cho tôi từng góc đường Đà Lạt,

Dạy cho tôi nghe thiên nhiên ca hát,

Và biết buồn biết khóc với cỏ cây…

Tôi dạy con tôi yêu cuộc sống – từng giây,

Và tôi sẽ chết thảnh thơi như một ông già Đà Lạt.

Con người ơi, xin đừng xéo nát,

Thành phố này là xương thịt của chúng tôi.

Con cháu chúng ta cần cây - cỏ - bầu trời,

chúng không cần bê – tông – sắt– thép…

Thông tin thêm

Họ và tên : Huỳnh Nam Phú

Sinh năm : 11/3/1974

Nghề nghiệp: Giảng viên Cao đẳng nghề Đà Lạt, hướng dẫn viên của Dalattourist và chủ nhà của Biệt thự Nắng đùa

Đồng thời là Đại sứ Luxstay tại khu vực Đà Lạt

Chia sẻ