Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ

Lê Minh ,
Chia sẻ

Trước sự phát triển nở rộ của những cửa hàng bán sách trực tuyến, nhiếp ảnh gia Bryan David Griffith đã thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh nước Mỹ chụp ảnh 20 hiệu sách bán lẻ để tìm hiểu vì sao họ vẫn có thể tồn tại giữa thời đại số hóa.

Bryan David đã dành một năm thực hiện dự án này để ghi nhận sự tồn tại của những hiệu sách bán lẻ ở thời điểm lịch sử của ngành công nghiệp sách: sự ra đời của ebook. Ông dành hàng giờ để phỏng vấn chủ các hiệu sách lẫn nhân viên. Vì sao họ vẫn tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với chuỗi cửa hàng sách trực tuyến?

Đa số những chủ cửa hàng bán lẻ sách ông gặp đều thể hiện một niềm đam mê đối với văn hóa đọc. Thay vì từ bỏ trước sự cạnh tranh của hình thức đọc mới mẻ, họ vẫn duy trì hình thức kinh doanh kiểu cũ. Dù tương lai của những hiệu sách bán lẻ này vẫn chưa dự đoán được, thông điệp của họ vẫn rất rõ ràng: Quyết định đọc hay không là tùy vào những độc giả yêu sách!

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 1
Tôi bị ảnh hưởng bởi những người nói thứ ngôn ngữ mà tôi không chia sẻ, bởi sự kỳ diệu của quyển sách. Đây đúng là ý tưởng bị mắc kẹt, theo đúng nghĩa đen. Tôi không thích bị gọi là một nhà bán lẻ và tôi không thích bị gọi là một doanh nhân. Tôi là chỉ người thích bán sách. Trong tâm trí của tôi, điều đó nghĩa là bạn là người cung cấp ý tưởng, ước mơ và suy nghĩ (Tony Weller, người đang nằm dài trên sàn nhà, chủ sở hữu hiệu sách Weller Book Works, thành phố Salt Lake, Utah)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 2
Điều quan trọng với chúng tôi là thừa nhận lịch sử 80 năm bán sách. Một trong những điều chúng tôi thật sự yêu thích và phép ẩn dụ của một hiệu sách là cuộc hành trình mà một người đi tìm quyển sách. Đó là một cuộc khám phá đầy thú vị vì thế chúng tôi cố gắng giữ cho khách hàng nguyên vẹn cảm giác đầy phấn khích này. Chúng tôi muốn mọi người đến đây và tìm kiếm những gì họ không thể tìm thấy ở những quyển sách điện tử (Catherine Weller, đồng sở hữu, Weller Book Works, Salt Lake City, Utah)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 3
Hiệu sách của chúng tôi là nơi mọi người có thể gặp gỡ, trò chuyện. Chúng tôi có nhiều máy bán hàng tự động cũ xung quanh hiệu sách. Chúng bán những con rối. Chúng tôi thay đổi nhân vật thường xuyên tùy theo mùa. Đó là một ý tưởng dựa trên một quyển sách nổi tiếng năm ngoái. Trẻ em có thể đến đây để khám phá. Vâng đó chính là ý tưởng, chúng tôi dựa trên những quyển sách để tạo ra những vật dụng mà trẻ em có thể khám phá. (Jennifer Green, chủ hiệu sách Green Bean, Portland, Oregon)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 4
Tôi chỉ cần giả vờ như đang đọc sách cho con trai tôi là thấy vui rồi. Tôi đã làm việc trong vài hiệu sách và đó là một trong những việc tốt nhất mà tôi từng làm. Tôi thích nơi này, thật kỳ diệu. Trẻ em thích nó. Cha mẹ yêu thương nó. Tôi chưa bao giờ thấy ai không hài lòng ở đây. Nó thực sự là một vị trí đặc biệt. Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng đó là sự thật (Andrea Lampman, người bán sách, hiệu sách Green Bean, Portland, Oregon)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 5
 City Lights được thành lập vào năm 1953, mục đích là tạo ra một nơi gặp gỡ cho những người yêu văn học. Có vẻ như chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Sách cung cấp chìa khóa để chúng ta có tầm nhìn và một hiệu sách cung cấp một nơi để mọi người gặp gỡ và chia sẻ quan điểm của mình. Đó là lý do vì sao chúng tôi vẫn còn ở đây, bởi vì luôn có một giá trị thực và tiềm năng ở nơi này ( Elaine Katzenberger, nhà xuất bản và giám đốc điều hành City Lights, San Francisco, California)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 6
Chúng ta biết rằng thế giới là rộng lớn và trực tuyến cũng rất quan trọng. Đó là một cách khác để tiếp cận con người và kết nối họ với nhau. Nhưng không có gì giống như đến các hiệu sách. Có một điều gì đó sẽ luôn bất ngờ gây chú ý của bạn, truyền cảm hứng cho sự tò mò của bạn. Đó là một nơi để trẻ hóa hy vọng, nơi cung cấp một bến cảng an toàn cho nhiều người trong chúng ta, đang sống trong thế giới ngày càng nhiều bão giông (Elaine Katzenberger, nhà xuất bản và giám đốc điều hành City Lights, San Francisco, California)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 7
Có một thế hệ mới toàn những người trẻ bước vào lĩnh vực kinh doanh sách và họ hiểu rõ thách thức sẽ gì là. Nhưng cần có sự kiên trì, bền bỉ và kỹ năng để làm việc trong một lĩnh vực đòi hỏi sự đam mê nhưng thu nhập lại thấp. Nhưng sẽ luôn có phần thưởng cho những người tận tụy. (Paul Yamazaki, người phân phối sách, City Lights, San Francisco, California)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 8
Chúng tôi bắt đầu hiệu sách Tsunami mà không có tiền, đúng nghĩa không có tiền, chỉ có năng lượng tích cực. Chúng tôi nghĩ rằng năng lượng chính là vốn. Nơi này độc đáo ở chỗ nó được xây dựng từ phòng tập thể dục của một trường đại học. Trong 18 năm qua, chúng tôi đã có hơn 2000 sự kiện. Nhiều nhạc sĩ đến đây và họ phát biểu rằng họ có thể cảm thấy năng lượng tràn đầy khắp sàn nhà. (Scott Landfield, chủ hiệu sách Tsunami, cùng cựu đối tác kinh doanh David Rhodes (bên phải), Eugene, Oregon)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 9
Mọi người đi vào với chiếc iPhone trên tay. Họ sẽ quét mỗi quyển sách của chúng tôi, và nếu cuốn sách của chúng tôi có giá là 4.5 USD thì họ sẽ đặt nó trên Amazon với giá 4 USD hơn là lấy nó ngay tại đây. Họ chỉ cần vài cú gõ trên iphone là có thể làm được điều đó và sẽ là ngu ngốc nếu họ không làm như vậy. Chúng tôi cũng đang kinh doanh trực tuyến trên Amazon, Abebooks, Ex Libris. Đó là một phần kinh doanh khiêm tốn của chúng tôi. Thế nhưng, chúng tôi vẫn tiếp tục hiệu sách, nơi con người có thể giao tiếp với sách bằng mắt. Đó là lý do tại sao chúng tôi có các sự kiện, nơi mọi người có thể gặp gỡ, chia sẻ về những quyển sách họ yêu thích (Scott Landfield, chủ hiệu sách Tsunami, Eugene, Oregon)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 10
Amazon đã liên hệ với chúng tôi và cố gắng lôi kéo chúng tôi vào lĩnh vực bán sách trực tuyến. Tại sao tôi lại làm vậy? Tại sao tôi nhảy vào thế giới của họ và cung cấp cho họ một tỷ lệ phần trăm tất cả mọi thứ tôi bán trong khi mục tiêu của họ là đưa tôi ra khỏi việc kinh doanh? Vì thế, đây là cuộc biểu tình nhỏ của tôi. Chúng tôi đã từ chối. Chúng tôi muốn kinh doanh theo hình thức này và vào ngày cuối cùng tôi còn bán sách, chúng tôi vẫn không muốn bán trên Amazon.com (Evon Smith, chủ hiệu sách Smith Family Bookstore, Eugene, Oregon)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 11
Khai trương vào năm 2008, chúng tôi muốn mang lại cho khách hàng nhiều điều hơn việc bán sách. Chúng tôi muốn có một nơi mà mọi người luôn cảm thấy được chào đón và cảm thấy một mong muốn cung cấp cho bản thân và gia đình họ một nền tảng kiến thức vượt ra ngoài việc đọc một quyển sách một mình – cho họ kiến thức để có thể tìm kiếm một quyển sách, để nói về một quyển sách hay.... Chúng tôi đã chiến đấu bằng cả trái tim để thực hiện những điều này cho khách hàng mỗi ngày (Joanna Parzakonis, đồng sở hữu hiệu sách Bookbug, Kalamazoo, Michigan)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 12
Những người ở đây đều hiểu về sách. Họ yêu sách. Khi họ giới thiệu với bạn một quyển sách, giống như họ đang chia sẻ một kinh nghiệm sống với bạn, một cái gì đó họ thực sự quan tâm. Bạn sẽ không bao giờ nhận được điều đó nếu mua sách trên Amazon. Bạn sẽ nhận ra ở những hiệu sách thế này họ không chỉ thuê những nhân viên thích sách mà còn xem sách như là tình yêu đầu tiên của họ ( Eli Nary, một khách hàng trong hiệu sách Rediscoveries, Boise, Idaho)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 13
Vào một ngày cuối năm, tôi đã làm việc vất vả ở quầy tính tiền khi có một dòng người gần 70 người đứng xếp hàng chờ đợi cùng giỏ đồ đầy những quyển sách. Chúng tôi không có sự kiện giảm giá nào cả. Họ đến vì muốn mua sách và món quà họ tặng chúng tôi là trả tiền với giá bán lẻ và đứng xếp hàng để làm điều đó. Thế đó, chúng tôi vẫn luôn có những đối tượng khách hàng của riêng mình. (Peter Aaron, chủ hiệu sách Elliott Bay., Seattle, Washington)

Câu chuyện của những hiệu sách bán lẻ cuối cùng trên nước Mỹ 14
Đồng nhất một ngành công nghiệp nào đó cũng đều không tốt. Trong lĩnh vực kinh doanh sách, thậm chí còn tồi tệ hơn vì sách không chỉ là một loại hàng hóa, chúng là một nền tảng văn hóa (Kevin Ryan, đồng sở hữu hiệu sách Green Apple, San Francisco, California)

(Theo Slate)

Chia sẻ