Cậu bé vẽ nguệch ngoạc khắp mặt rồi khóc thét ăn vạ sau khi ngắm "tác phẩm" của chính mình

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Có lẽ khá sợ với thành quả mình vừa tạo ra nên cậu bé đã khóc thút thít ăn vạ khiến mẹ dở khóc dở cười.

Trẻ con thích vẽ nguệch ngoạc khắp mọi thứ trong nhà nên nhiều khi khiến các bậc phụ huynh khổ sở than trời. Đâu chỉ dừng lại ở việc vẽ lên tường, mà thảm hơn chính là trẻ có thể vẽ lên áo quần, giường, thậm chí cả bộ bàn ghế mà bố mẹ đang ngồi cũng có nét bút của trẻ.

Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc được phen cười nắc nẻ khi một người mẹ chia sẻ về những hình ảnh của con mình. Trong tấm ảnh, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh một cậu bé từ khuôn mặt cho đến bàn tay đều lấm lem nét vẽ nguệch ngoạc.

Theo chia sẻ của người mẹ, cậu bé có sở thích vẽ khắp mọi nơi trong nhà, trong lúc vẽ, cậu bé dường như đã nảy ra ý tưởng vẽ lên mặt và bàn tay của chính mình. Sau khi vẽ xong, có lẽ do khiếp sợ về thành quả của bản thân, nên cậu bé đã có màn ăn vạ là khóc thút thít khiến người mẹ dở khóc dở cười.

Mẹ dở khóc dở cười khi con vẽ nguệch ngoạc thành ông cụ non rồi khóc thét ăn vạ - Ảnh 1.

Mẹ dở khóc dở cười khi con vẽ nguệch ngoạc thành ông cụ non rồi khóc thét ăn vạ - Ảnh 2.

Mẹ dở khóc dở cười khi con vẽ nguệch ngoạc thành ông cụ non rồi khóc thét ăn vạ - Ảnh 3.

Khi những hình ảnh ăn vạ của cậu bé lan tỏa trên mạng xã hội, cộng đồng mạng Trung Quốc đã bình luận: "Nhìn mặt cậu bé là biết hối hận lắm rồi", "Trời ơi, hí hoáy một tí mà sao giống ông cụ non vậy nè?", "Đây chắc hẳn là màn ăn vạ cực gắt đến từ chính chủ".

Thấy con mình vẽ lung tung như cậu bé trên, bố mẹ đừng vội nổi cáu, bởi thực tế cho thấy, vẽ nguệch ngoạc có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ và khả năng kiểm soát bản thân. Mẹ không nên cấm đoán sở thích của trẻ, đặc biệt là khi nó liên quan đến những hình vẽ nguệch ngoạc. Mẹ có thể hướng dẫn và khai phá tiềm năng tô vẽ của bé.

Viktor Lowenfeld, Giáo sư giáo dục nghệ thuật tại Đại học bang Pennsylvania (Hoa Kỳ), chỉ ra 4 giai đoạn phát triển nét vẽ nguệch ngoạc của trẻ. Do đó, các mẹ cần nắm vững 4 giai đoạn này để dẫn dắt trẻ phát triển đúng đắn:

1. Vẽ không theo trình tự

Giai đoạn đầu, trẻ sẽ vẽ nguệch ngoạc như một thú vui. Mẹ không cần hướng dẫn trẻ quá nhiều tại thời điểm này. Khi mẹ phát hiện trẻ bắt đầu thích tô vẽ thì hãy chuẩn bị sẵn giấy bút cho bé. Mẹ hãy để bé tự do phát huy, muốn vẽ sao thì tùy, chỉ cần bé không vẽ lên tường thì đừng nên cấm cản.

2. Vẽ đường thẳng

Tiếp nối giai đoạn đầu, bé sẽ bắt đầu vẽ những đường thẳng cơ bản, đây được xem là tiến bộ trong quá trình tô vẽ của bé. Mẹ chỉ cần hướng dẫn bé vẽ thêm nhiều đường thẳng là tốt rồi, bởi đây được xem là cách giúp bé tăng khả năng phối hợp cử động tay và phát triển năng lực kiểm soát bản thân.

Cậu bé vẽ nguệch ngoạc khắp mặt rồi khóc thét ăn vạ sau khi ngắm "tác phẩm" của chính mình - Ảnh 5.

3. Vẽ hình tròn

Khi trẻ bước vào giai đoạn này và bắt đầu vẽ những hình tròn nối liền nhau, kể cả khi bé không thể vẽ chính xác những hình tròn trịa, nhưng nó là minh chứng cho thấy bé đã bước vào giai đoạn thứ 3.

Chắc hẳn các mẹ đều biết rõ, khi chúng ta muốn vẽ hình tròn thì đòi hỏi phải tập luyện nhiều lần. Nếu bé có thể vẽ những hình tròn trịa, nghĩa là bé có năng lực kiểm soát bản thân rất tốt.

4. Vẽ đặt tên

Ở giai đoạn này, trẻ sẽ vẽ những hình thù lạ lùng không thể gọi tên và đa số đều là những hình do bé tưởng tượng. Bước vào giai đoạn này, bé có thể vẽ cả gia đình đang tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

Giai đoạn vẽ đặt tên, bé sẽ vẽ những điều bé suy nghĩ hoặc những phong cảnh mà bé từng nhìn thấy. Mặc dù không phù hợp với thẩm mỹ của người lớn, nhưng trong thế giới của trẻ, có thể tự tay vẽ những điều bé muốn là một thành công to lớn. Trong giai đoạn này, mẹ nên giúp bé phát huy trí tưởng tượng và khả năng tư duy.

Cậu bé vẽ nguệch ngoạc khắp mặt rồi khóc thét ăn vạ sau khi ngắm "tác phẩm" của chính mình - Ảnh 7.

Có thể tạo cho bé một không gian riêng trong nhà để vẽ.

Khi phát hiện bé vẽ nguệch ngoạc, mẹ nên làm thế nào?

Mẹ nên chuẩn bị giấy và những cây bút màu không độc hại để bé thỏa sức sáng tạo. Mẹ không cần cố gắng bồi dưỡng năng lực hội họa cho bé, cứ để bé tự khám phá sở thích của mình. Mẹ chỉ cần ngồi bên cạnh cùng tô vẽ với bé, giúp bé vẽ ra những điều bé muốn.

Mẹ nên hướng dẫn bé tô vẽ như thế nào?

Mẹ đừng nên miễn cưỡng hay bắt ép bé vẽ nguệch ngoạc, hãy cho bé tự do để bé hiểu rằng tô vẽ không phải là một áp lực. Mẹ nên tìm hiểu những kiến thức cơ bản liên quan đến hội họa để giải đáp những thắc mắc trong lúc bé đang tập vẽ.

Chia sẻ