Cậu bé vào hiệu sách đọc tiếng Anh vanh vách, nhưng không ai khen ngợi chỉ vì lý do này

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Cậu bé tỏ rõ rằng mình có trình độ tiếng Anh rất tốt, tuy nhiên thái độ của cậu làm mọi người bất bình.

Tại một tiệm sách ở Bắc Kinh, khi mọi người đang yên lặng đọc sách thì có một cậu bé lớn tiếng đọc tiếng Anh.

Nhân viên phục vụ tiến đến nhắc nhở cậu bé giữ im lặng cho những người xung quanh, thế nhưng cậu bé không tỏ vẻ hối lỗi mà còn chỉ vào mặt nhân viên, hét lên: "Có tin tôi đánh chị không?".

Cha mẹ không có nguyên tắc sẽ nuôi dạy những đứa trẻ bất trị - Ảnh 1.

Cậu bé lớn tiếng mắng nhân viên: "Có tin tôi đánh chị không?".

Nhân viên phục vụ lịch sự đáp: "Hành động lớn tiếng của em đang ảnh hưởng đến những vị khách xung quanh".

Cậu bé hậm hực bảo: "Họ đang đọc sách gì? Làm sao chị biết là họ đang đọc sách? Có tin tôi đánh chị không?".

Lúc này, phụ huynh của cậu bé mới tiến đến ngăn cản, đồng thời nói rằng: "Thằng bé vẫn còn nhỏ, chị đừng so đo với nó".

Cha mẹ không có nguyên tắc sẽ nuôi dạy những đứa trẻ bất trị - Ảnh 2.

Phụ huynh đến ngăn cản: "Thằng bé vẫn còn nhỏ, chị đừng so đo với nó".

Sau khi clip đăng tải, cộng đồng mạng xôn xao bình luận: "Đứa trẻ thế này, cho dù giỏi tiếng Anh thì cũng vô dụng".

Điều khiến cộng đồng mạng lo ngại không chỉ là thái độ xấc xược của cậu bé, quan trọng hơn là sự đồng thuận của phụ huynh khi bao che hành vi sai trái của con.

Sự dung túng của phụ huynh sẽ khiến đứa trẻ trở nên bất trị

Mỗi khi con phạm lỗi, cha mẹ cần lên tiếng nhắc nhở, giúp con phân biệt đúng sai rạch ròi. 

Có thể thấy, những bậc cha mẹ nuôi dạy con đúng đắn đều tuân theo nguyên tắc và giới hạn do họ đặt ra. Cho dù yêu thương con, cha mẹ phải để con nhận thức được điều nên làm, điều không nên làm, điều nào có thể xử lý linh hoạt và điều không thể nhượng bộ.

Cha mẹ đặt ra nguyên tắc cho con, sẽ tránh được tình huống "sai càng thêm sai"

Immanuel Kant, một trong những triết gia nổi tiếng của nước Đức, nói rằng: "Pháp luật là điểm giới hạn của tiêu chuẩn đạo đức". Điểm giới hạn này hiện hữu và ai cũng có thể nhìn thấy rõ ràng.

Cậu bé vào hiệu sách đọc tiếng Anh vanh vách, nhưng không ai khen ngợi chỉ vì lý do này  - Ảnh 3.

Cha mẹ thiết lập quy tắc chính là điểm giới hạn cho hành vi của con. Điều này sẽ giúp con vững bước tiến về tương lai mà không sợ lạc lối.

1. Biết từ chối

Người có điểm giới hạn và nguyên tắc sẽ biết từ chối yêu cầu không thỏa đáng của người khác. Cha mẹ có nguyên tắc cũng thế, kể cả khi họ biết từ chối đòi hỏi của con là một chuyện rất tàn nhẫn.

Cha mẹ từ chối đòi hỏi vô lý của con, không đơn giản là nói "không được" mà còn phải thể hiện thái độ rõ ràng. Ví dụ, cha mẹ không mua đồ chơi nên con khóc lóc ăn vạ, con chơi game không biết tiết chế thời gian, con không tuân theo nguyên tắc đặt ra ở nơi công cộng. Cha mẹ cần nói cho con biết tại sao cha mẹ không thể chấp nhận hành vi của con.

2. Giọng nói kiên định, thái độ nhẹ nhàng

Thiết lập nguyên tắc rất đơn giản, giữ vững nguyên tắc mới khó.

Nhiều gia đình không thiếu những nguyên tắc, chẳng qua là nguyên tắc của họ rất dễ thay đổi. Ví dụ, thấy con khóc lóc làm nũng, bố mẹ liền mềm lòng, ông bà liền che chở. Cứ thế nguyên tắc lần lượt bị chính những người đặt ra quy tắc phá vỡ.

Có một phụ huynh từng nhờ Immanuel Kant tư vấn:

"Con nhà tôi rất thích uy hiếp người lớn, tôi nên làm thế nào? Cả nhà tôi không ai quản được con. Chỉ cần con đòi thứ gì thì nhất định phải có được. Nếu tôi không đáp ứng yêu cầu, con sẽ quấy khóc, bỏ ăn, đôi khi còn làm hại bản thân. Tôi sợ có ngày con sẽ gây ra chuyện lớn".

Vấn đề của đứa trẻ này là gì?

Vị phụ huynh này không phải là không đặt ra quy tắc, chẳng qua mỗi lần đứa trẻ thử lòng thì các thành viên trong nhà đều dao dộng. Sau đó, họ cắn răng tuân theo đòi hỏi của đứa trẻ. Khi quy tắc bị phá vỡ lần đầu, thì đương nhiên sẽ có lần tiếp theo. Sau mỗi lần, đứa trẻ sẽ nhận ra cách để "dắt mũi" người lớn, dựa vào tình yêu cha mẹ dành cho để con mang ra uy hiếp cha mẹ.

Chỉ khi cha mẹ tuân thủ quy tắc mới nhận được sự tôn trọng của trẻ. Đứa trẻ cần phải biết, quy tắc cha mẹ đặt ra không dễ thay đổi, con không thể khóc lóc ăn vạ, không thể uy hiếp, không thể thương lượng điều kiện với cha mẹ.

Cậu bé vào hiệu sách đọc tiếng Anh vanh vách, nhưng không ai khen ngợi chỉ vì lý do này  - Ảnh 5.

3. Hình phạt thích đáng

Khi trẻ phá vỡ quy tắc, hình phạt thích đáng dành cho trẻ là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ tôn trọng quy tắc và có trách nhiệm về hành vi của mình. 

Có nhiều cách để phạt một đứa trẻ bất trị. Ví dụ, có cuộc nói chuyện nghiêm khắc với con hoặc phạt con làm việc nhà. Cách thức không quan trọng, quan trọng là giúp trẻ nhận ra hậu quả khi phá vỡ quy tắc do cha mẹ đặt ra.

Sau khi phạt trẻ, cha mẹ đừng quên ôm trẻ vào lòng vỗ về, để trẻ biết rằng tình yêu cha mẹ dành cho trẻ vẫn không thay đổi.

Cậu bé vào hiệu sách đọc tiếng Anh vanh vách, nhưng không ai khen ngợi chỉ vì lý do này  - Ảnh 6.

Chia sẻ