"Cái chết của loài ngựa hoang": Đùng đùng lửa giận đòi ăn thua ngay không phải đối sách hay trước kẻ tiểu nhân

Old Fashioned,
Chia sẻ

Đây chính là bước đầu tiên trong công cuộc phòng chống tiểu nhân mà bất kỳ dân công sở nào cũng phải học.

Làm thế nào để đối phó với những kẻ tiểu nhân chỉ chực chờ tìm cách hãm hại người khác trong môi trường công sở? - câu hỏi này có lẽ đã trở thành một trong những đề tài kinh điển được bao người mang ra mổ xẻ, phân tích, rỉ tai mách nước cho nhau từ bấy lâu nay.

Đáng tiếc, nghe thì nghe vậy, tiếp thu thì tiếp thu vậy nhưng với những chiêu trò mà kẻ tiểu nhân mang đến, chẳng mấy người khi vô tình trở thành “nạn nhân” chính lại có thể giữ được bình tĩnh mà áp dụng đối phó đâu.

"Cái chết của loài ngựa hoang" - câu chuyện nhắc nhở hội công sở không được làm điều này trong công cuộc phòng chống... kẻ tiểu nhân! - Ảnh 1.

Phản ứng thông thường đơn giản chỉ là giận dữ, “ăn miếng trả miếng” để rồi cuối cùng, không giải quyết được gì, tiểu nhân vẫn nhởn nhơ còn người bị hại lại “ôm một cục tức” không sao tiêu hóa nổi.

Hệ quả ấy, hiệu ứng tâm lý ấy suy cho cùng khá giống với câu chuyện của loài ngựa hoang châu Phi.

Trên những cánh đồng thảo nguyên rộng lớn châu Phi, vào ban đêm, những con ngựa hoang thường bị dơi tấn công bằng cách hút máu và rất nhiều con đã chết sau đó. Tuy nhiên, theo các nhà động vật học nghiên cứu, ngựa không chết vì máu, sự thật thì lượng máu dơi hút từ ngựa không phải quá nhiều đủ để ảnh hưởng tính mạng.

Ngựa chết vì tức giận. Khi bị dơi cắn, ngựa giận dữ vì không thể làm gì được dơi và trong cơn giận dữ ấy, ngựa lao đi điên cuồng, đánh mất sự kiêu hãnh của mình mãi cho đến khi chết vì kiệt sức.

"Cái chết của loài ngựa hoang" - câu chuyện nhắc nhở hội công sở không được làm điều này trong công cuộc phòng chống... kẻ tiểu nhân! - Ảnh 2.

Từ một câu chuyện giản dị ở thế giới động vật, chúng ta dễ dàng nhận ra sự tương quan của những con dơi chuyên rình mò hút máu ngựa và những kẻ tiểu nhân tích “núp lùm bắn tỉa” hãm hại đồng nghiệp cùng công ty. Còn “nạn nhân” của trò bỉ ổi, không ai khác chính là ngựa.

Mọi người thấy đó, rõ ràng, để ứng phó trước các màn hãm hại của tiểu nhân, tức giận, “ăn miếng trả miếng” vốn không phải là cách tốt. Về bản chất, kẻ tiểu nhân sẽ càng đắc ý khi thấy chúng ta giận dữ để từ đó nghĩ ra thêm thật nhiều chiêu trò. Trong khi, chúng ta giận dữ thì cơn giận đó, ai là người gánh. Vâng! Chính chúng ta.

Cho nên, bước đầu tiên trong công cuộc phòng chống tiểu nhân mà bất kỳ dân công sở nào cũng phải học là chế ngự cơn giận của chính mình. Làm được điều đó là vĩ đại lắm rồi. Khi và chỉ khi không giận dữ, chúng ta mới đủ tỉnh táo, thông minh để đi những nước cờ đối phó mang tính “nhổ cỏ tận gốc”. Cùng tham khảo nhé!

"Cái chết của loài ngựa hoang" - câu chuyện nhắc nhở hội công sở không được làm điều này trong công cuộc phòng chống... kẻ tiểu nhân! - Ảnh 3.

Phân tích vấn đề

Tiểu nhân chốn công sở thường có rất nhiều “đất” để giăng bẫy bày trò, từ chuyện nói xấu sau lưng, đùn đẩy trách nhiệm, tranh giành công trạng, cho đến việc đặt điều vu khống.

Cho nên, khi vô tình lâm vào tình cảnh trở thành “nạn nhân” của kẻ tiểu nhân, hãy phân tích rõ vấn đề, xem việc mà kẻ tiểu nhân gây ra cho mình có thật sự mang tầm ảnh hưởng gì lớn lao đến mình hay không.

Nếu có, hãy sang bước thứ 2, nếu không, bỏ ngoài tai thôi, mỉm cười mà sống, trong công sở ấy mà, tiểu nhân nhiều, mật độ phân bố đông, không đủ sức “chiến đấu” hết với tất cả đâu. Dành thời gian, năng lượng để làm việc và kết giao với người xứng đáng hơn.

"Cái chết của loài ngựa hoang" - câu chuyện nhắc nhở hội công sở không được làm điều này trong công cuộc phòng chống... kẻ tiểu nhân! - Ảnh 4.

Nghiêm túc đối diện

Một khi đã đưa mình vào tròng ở một trò đớn hèn nào đó, kẻ tiểu nhân sẽ rất thích hình ảnh sợ hãi, trốn tránh của mình.

Vì vậy, đừng làm họ thỏa mãn, hãy nghiêm túc đối diện với vấn đề và sẵn sàng đòi lại quyền lợi của bản thân cũng như là vạch mặt kẻ xấu bằng cách thẳng thắn trao đổi với cấp trên nếu là vấn đề lớn, nhỏ hơn có thể trực diện đối mặt với kẻ xấu giữa bàn dân thiên hạ “500 anh chị em” đồng nghiệp khác cùng công ty.

Liên tục đặt ra câu hỏi về vấn đề mình bị chơi xấu, dồn dập tấn công tâm lý kẻ tiểu nhân. Tất nhiên, kẻ xấu khi bị hỏi dồn thế nào cũng lộ ra điểm sơ hở. Thời cơ đánh úp chính là đây!

"Cái chết của loài ngựa hoang" - câu chuyện nhắc nhở hội công sở không được làm điều này trong công cuộc phòng chống... kẻ tiểu nhân! - Ảnh 5.

Vạch ra ranh giới

Thật ra các màn “tiêu diệt” tiểu nhân không phải lúc nào cũng thành công, tuy nhiên với thái độ cương quyết, tâm lý “à phải làm cho ra ngô ra khoai” của chúng ta sẽ phần nào khiến kẻ tiểu nhân phải e dè, lo sợ.

Dù thắng dù thua khi “đòi lại công lý”, dân công sở hãy nhanh chóng chốt hạ bằng cách vạch ra ranh giới rõ ràng bằng những câu nói sắc bén như “tôi nói cho cô biết, chuyện chưa dừng lại ở đây đâu, khôn hồn thì đừng có tiếp tục dây vào tôi”, “đừng làm mất thời gian của nhau bằng mấy cái trò này, nếu còn có lần sau, đừng trách tại sao tôi không cảnh cáo trước”.

"Cái chết của loài ngựa hoang" - câu chuyện nhắc nhở hội công sở không được làm điều này trong công cuộc phòng chống... kẻ tiểu nhân! - Ảnh 6.

Chia sẻ