Cách hay "thuần phục" con bướng bỉnh

K. Minh,
Chia sẻ

Ngay từ khi còn nhỏ, cu Bi nhà chị Thanh Thảo đã có biệt danh là “Bi bướng”.

Sở dĩ gọi như vậy là bởi vì Bi chẳng mấy khi nghe lời người lớn và theo bố mẹ thì Bi có những sở thích rất… kì quặc mà không sao sửa được. Cứ ra đường thấy vũng nước là cu cậu phải dẫm vào, con mèo ở nhà mà cứ luẩn quẩn gần chân Bi là thế nào cũng bị Bi “sút” cho một phát bắn vào tường, hoặc đi ngủ là Bi phải nằm trên người bố đến lúc ngủ say rồi mới thôi. Không phải bố mẹ không nhắc nhở Bi mà cứ nhắc Bi hôm nay thì ngày mai lại đâu vào đấy, Bi vẫn chứng nào tật nấy, chẳng có dấu hiệu gì là “tiếp thu” cả. Thế nên Bi mới bị gọi là “Bi bướng”.

Bé Chip nhà chị Hồng Mai còn có kiểu “bơ đi những gì người lớn nói và toàn làm ngược lại”. Ví dụ như bảo cất đồ chơi đi thì Chip đổ tung ra, mẹ nói uống ít nước thôi thì Chip lại rót đầy một cốc, uống không hết liền đổ luôn vào khay uống nước. Dù đã 3 tuổi rồi nhưng Chip luôn đi nhầm dép, có lần thì đi chiếc nọ chiếc kia, có lần lại đi ngược hai chân, mẹ cứ phải cầm roi ra dọa thì Chip mới đi trở lại bình thường. Thấy con có vẻ không hiểu nhanh lắm những lời bố mẹ nói, vợ chồng chị Mai lo lắng con có vấn đề về trí tuệ nên vội cho con đi khám. Nhưng bác sĩ kết luận vì bé thích làm như vậy mà thôi.

Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Thói quen là sức mạnh”. Các nhà tâm lý học trẻ em cho biết, việc trẻ mắc đi mắc lại một lỗi tương tự thường do thói quen sinh hoạt, không phải vì lý do trí tuệ hay thần kinh, tâm lý gì, mà là do trẻ không chú ý mà thôi. Những việc mà trẻ cho rằng thực sự quan trọng và cần thiết thì trẻ sẽ điều chỉnh rất nhanh. Còn những việc cha mẹ dù đã nhắc nhiều nhưng trẻ không chịu sửa thường là vì cha mẹ không phân tích cho trẻ tầm quan trọng, thậm chí là tính hệ trọng của việc thay đổi hành vi.

Ví dụ như nhà chị Thanh Thảo và Hồng Mai nói trên. Thay vì giải thích cho con hiểu những việc con làm vì sao không đúng thì anh chị lại chỉ nhắc những câu rất mệnh lệnh như: “Không được đá mèo”, “đừng giẫm vào nước”, “nằm lại đi”, “đi dép lại đi”… Nghe những câu mệnh lệnh đó, trẻ thường bơ đi hoặc giật mình sửa chữa, nhưng hôm sau thì đâu lại vào đấy. Bọn trẻ thường không thấy điều bố mẹ nhắc là quan trọng.

Nhưng vợ chồng anh Minh (Gia Lâm) lại có cách dạy con kiểu khác. Cu Beo cũng vồn thuộc “diện” nghịch ngợm và thích làm điều kì lạ. Thế nhưng, vợ chồng anh Minh lại sẵn sàng kiên trì chỉ bảo, phân tích cho con tại sao con làm như vậy là không tốt, ví dụ như khi Beo đi dép lệch chân, bố mẹ sẽ nói cho Beo hiểu rằng đi dép như vậy sẽ dễ ngã và ngã thì sẽ rất đau, đi khám bác sĩ tốn kém thế nào, chân xấu ra sao… Hoặc mỗi khi Beo vứt đồ ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn, bố mẹ sẽ giải thích rằng ăn như vậy là không hợp vệ sinh, dẫn đến có con giun làm tổ trong bụng, làm cho đau bụng… Nhờ sự kiên trì của cả bố và mẹ mà Beo là đứa trẻ rất biết nghe lời.

Như vậy, vấn đề là cha mẹ cần phải hết sức kiên trì, đừng vội nóng giận và cũng đừng tiếc thời gian. Cần nhất là sự phân tích tường tận để trẻ hiểu rằng thói quen cần sửa chữa là thói quen không tốt, không chấp nhận được.

 

Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!
Phần thưởng của tuần này là một combor, gồm:
- 01 bỉm Tom và Jerry
- 02 Thẻ mua hàng của Shop Trẻ Thơ trị giá 50 nghìn
- 01 album ảnh vải cho bé
- Đồ chơi Farlin

Chia sẻ