Cách chọn mua tivi hợp lý nhất cho gia đình

,
Chia sẻ

Nếu bạn đang phân vân giữa lựa chọn Tivi LCD và Plasma thì những lưu ý cần thiết dưới đây sẽ giúp bạn chọn được một chiếc Tivi phù hợp nhất cho gia đình.

Bên cạnh việc các dòng sản phẩm tivi màn ảnh rộng (tỷ lệ 16:9) giảm giá mạnh, người tiêu dùng cũng cần phái biết một vài thông số để có thể lựa chọn được cho mình một chiếc tivi hiện đại và ưng ý.
 
Trên thị trường hiện phổ biến nhất là 2 loại màn hình tivi LCD và Plasma, đặc biệt là màn hình LCD. Tivi LCD có rất nhiều kích cỡ từ 19, 22 inches cho đến hơn 70 inches trong khi Tivi Plasma không có nhiều kích cỡ, chỉ từ 32, 37, 42, 47, 50 và 100 inches. Bên cạnh đó, màn hình LCD tiết kiệm điện năng khoảng 30% so với tivi Plasma cùng với tuổi thọ, tương đương 60.000 giờ so với màn Plasma. Tuy nhiên, màn hình plasma được cấu tạo bởi các khối pixel, hoạt động riêng biệt tạo độ tương phản cao. Loại màn hình này tái tạo, xử lý hình ảnh chuyển động nhanh khá tốt, tương đương màn hình tivi CRT.
 
Tivi Plasma (trái) và Tivi LCD(phải)
 
Tivi LCD:
 
Một mẫu tivi LCD

Ưu điểm: Mỏng, nhẹ, thiết kế đẹp, có thể treo lên tường để tiết kiệm không gian; màu sắc trung thực, nhiều cổng giao tiếp như HDMI, component, VGA, optical; hiển thị hình ảnh trong môi trường nhiều ánh sáng tốt hơn, tiết kiệm điện.

Khuyết điểm: Do dùng đèn chiếu sáng nền “backlight” nên tông màu đen của tivi LCD không trung thực. Vì tỷ lệ màn hình dạng wide (16:9) nên khi xem các chương trình truyền hình trong nước sẽ gặp hiện tượng “lùn hình” và "người mập", tạo cảm giác khó chịu. Có một số model bắt sóng truyền hình kém hơn cả tivi CRT vì không tương thích với sóng analog.
 
Tivi Plasma:
 
Tivi Plasma

Ưu điểm: Khả năng hiển thị hình ảnh có chiều sâu và màu sắc chân thật, thể hiện những hình ảnh chuyển động nhanh cũng như những mảng màu tối tốt hơn và góc nhìn “thực” rộng hơn nhiều so với tivi LCD.

Khuyết điểm: Tivi Plasma thường xảy ra hiện tượng “chết hình”, bộ phận nguồn thường trục trặc, khó sữa chữa, hao tốn điện năng hơn tivi LCD. Nếu xem truyền hình hiện nay, Plasma cùng chung “số phận” với tivi LCD về nhược điểm biến dạng hình ảnh. Một yếu điểm nữa là khi phòng bạn quá nhiều ánh sáng, tivi sẽ phản chiếu các vật thể xung quanh gây khó khăn khi xem.

Để dễ dàng khi chọn sản phẩm tivi ưng ý, bạn nên tập trung xem xét vào 3 thông số chính để quyết định: độ sáng, độ tương phản và độ phân giải.

Độ sáng:
 

Độ sáng là mức sáng mà một màn hình có thể đạt được, thường được tính theo đơn vị cd/m2 (ví dụ, 1000 cd/m2). Cd/m2 là một đại lượng được đo bằng lượng ánh sáng của các sáp nến tạo ra trên một đơn vị diện tích, viết tắt của “candela per square metre”. Bởi thế, ví dụ với độ sáng 1.000 cd/m2, có nghĩa là chiếc tivi này cho độ sáng tương đương 1.000 ngọn nến phát ra trên một mét vuông màn hình. Chỉ số này càng cao màn hình càng sáng. Nếu bạn dự kiến đặt chiếc tivi mới trong một căn phòng rực rỡ, nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào thì thông số này rất quan trọng. Với yếu tố này, tivi LCD luôn là người chiến thắng so với màn hình tivi Plasma.

Độ tương phản:
 
3 tivi với 3 độ tương phản khác nhau
 
Độ tương phản được tính bằng số “bước nhảy” mà màn hình hiển thị từ màu trắng hoàn hảo nhất đến màu đen sâu nhất nếu chia thang màu ra làm nhiều nấc. Nói cách khác, đây chính là lượng tông màu đơn sắc mà màn hình có thể tạo ra. Một tivi có độ tương phản cao sẽ tái tạo lại các cảnh tối một cách chi tiết và trung thực, mượt với những hình ảnh chuyển động nhanh khi chuyển đổi gam màu từ sáng sang tối mà không tạo ra bất kỳ hiện tượng loang màu nào.

Độ tương phản của Tivi được thể hiện bằng các chỉ số như 1200:1, 5000:1, 8000:1, 12000:1. Độ tương phản càng lớn thì hình ảnh thể hiện càng sâu, rõ nét và sặc sỡ. Đây là một trong những chỉ số quyết định tính hiện đại và giá tiền của một TV. Các TV LCD đầu đời chỉ đạt độ tương phản 1000 đến 1200:1, các Tivi cách đây 1 năm chỉ đạt 15000 - 30000:1 thậm chí còn cao hơn nữa với các dòng tivi cao cấp.

Màn hình LCD có độ tương phản nhỏ hơn của màn plasma chủ yếu vì chúng cần nhiều thời gian để tạo ra các điểm đen đậm và xám. Thêm nữa, chúng có thời gian phản hồi chậm hơn.

Độ phân giải:

Các loại màn hình như Plasma và LCD có các chuỗi điểm ảnh cố định. Điều này có nghĩa là chúng có các dòng và cột chứa các chi tiết của bức ảnh và có thể bật hoặc tắt để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng cần thiết. Độ phân giải là số cột nhân với số dòng – ví dụ 640x 480 hay 1280×720. Nhìn chung, độ phân giải càng cao thì chi tiết ảnh càng tốt. Nội dung kỹ thuật số thường được di chuyển ở một trong năm định dạng 480i, 480p, 720p, 1080i, và 1080p.

Các đĩa DVD thế hệ mới như Blu-ray và HD-DVD có video ở định dạng 1080p. Nói chung, một màn hình được coi là có độ phân giải cao khi nó là màn hình rộng và có tổng số điểm ảnh lên gần 1 triệu. Do đó 1920 x 1080(Full HD), 1366 x 768(HD Ready),1280 x 720, và 1024 x 1024 là các độ phân giải cao.

Với sự phổ biến của DVD tại thời điểm hiện tại cũng như giá thành đĩa và đầu Blueray còn quá cao (khoảng 8-10 triệu cho đầu đĩa và 250.000 VNĐ cho đĩa) bạn chỉ cần chọn tivi có độ phân giải từ 1366x768 (HD Ready) trở lên là đạt yêu cầu.

Đầu vào video:

- Composite Video: Chuẩn ngõ vào của video phổ biến nhất từ trước đến nay. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu để kết nối với các kênh HDTV và đầu DVD thông dụng.
 
 
- S-Video: Chuẩn này mang lại chất lượng cao hơn Composite Video và được sử dụng phổ biến ở đa số các đầu video cũng như tivi.
 

- RGB+H/V: Đây là một loại đầu vào chất lượng cao khác. Một kết nối đỏ-xanh-lục ngang/dọc đôi khi được sử dụng thay vì component video.
 
 
- VGA: Chuẩn này dùng để kết nối hình ảnh với máy tính.
 
 
- DVI: Là một trong loại đầu vào mang lại chất lượng hình ảnh cao có thể kết nối với đầu DVD hoặc máy tính.
 
 
- HDMI: Chuẩn kết nối mới nhất có chất lượng cao nhất hiện tại. Kết nối này thực chất là một đầu DVI cộng với một kết nối điều khiển và âm thanh.
 
 
 
Bài: Bút chì
Ảnh: Phạm Linh
Chia sẻ