Các mẹ hay địu bé cần hết sức cẩn trọng với kiểu tai nạn thương tâm này

Phan Hằng,
Chia sẻ

Một tai nạn thương tâm xảy ra tại Nhật Bản đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo dành cho các bà mẹ thường xuyên địu em bé để di chuyển.

Khoảng 8h25 phút ngày 5/7, tại thành phố Yokohama, Nhật Bản, một người phụ nữ (38 tuổi) đã té ngã xe đạp, vô tình khiến cho đứa con của cô đang địu trên lưng đập đầu xuống đất, gây tử vong.

Theo sở cảnh sát tỉnh Kanagawa, ga Tsukuba, người phụ nữ này địu đứa con 1 tuổi trên lưng và chở theo đứa bé lớn phía sau. Tuy nhiên chỉ còn cách nhà khoảng 30 mét thì bất giờ chiếc ô mang theo bị vướng vào ghi đông xe, khiến toàn bộ chiếc xe đạp ngã xuống đường. May mắn là đứa bé lớn không sao, nhưng đứa bé một tuổi trên lưng bị đập đầu xuống đường. Mặc dù ngay lập tức được đưa vào bệnh viện nhưng sau 6 tiếng cứu chữa, đứa bé vẫn không qua khỏi. Hiện tại cảnh sát đang điều tra về tội sơ suất gây tử vong.

Tai nạn thương tâm đến bất ngờ mà các bà mẹ thường địu em bé hay chủ quan - Ảnh 1.

Hình ảnh mô phòng tai nạn khi địu em bé đi xe đạp.

Nếu sống ở Nhật, mọi người sẽ thấy hình ảnh những người mẹ địu em bé trước ngực hay trên lưng, đi bộ hay chở con trên xe đạp rất nhiều. Tuy nhiên qua sự việc nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng như thế này, đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về mức độ cần phải cẩn thận khi di chuyển bằng xe đạp.

Một nhóm các bác sĩ nhi khoa, các nhà nghiên cứu đến từ NPO Safe Kids Japan (SKJ) - tổ chức chuyên phòng ngừa tai nạn trẻ em - đã làm một thử nghiệm để tìm hiểu xem các em bé sẽ chịu bao nhiêu thương tích trên cơ thể khi ngã xuống cùng với chiếc xe đạp của mẹ. Mặc dù có mẹ nâng đỡ nhưng mức độ nguy hiểm lại lên tới mức báo động, gấp 17 lần so với những chấn thương thông thường.

Sau sự việc đáng thương tâm này, trên các phương tiện truyền thông đã phát đi thông báo về mức độ nguy hiểm và cảnh báo dành cho các bà mẹ thường xuyên địu con nhỏ trên xe đạp. Vì nhiều lý do mà những bà mẹ này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng phương tiện di chuyển gọn, tiện lợi là xe đạp. Vậy làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ được hai mẹ con?

Vào tháng 8 năm 2016, tại Đại học công nghệ Tokyo, người ta đã tạo ra một mô hình hai mẹ con bằng búp bê để thử nghiệm tai nạn té ngã xe đạp.

Tai nạn thương tâm đến bất ngờ mà các bà mẹ thường địu em bé hay chủ quan - Ảnh 2.

Mô hình búp bê hai mẹ con đang đi xe đạp vào tháng 8/2016 tại Đại học công nghệ Tokyo.

Tai nạn thương tâm đến bất ngờ mà các bà mẹ thường địu em bé hay chủ quan - Ảnh 3.

Thử nghiệm té xe đạp.

Tai nạn thương tâm đến bất ngờ mà các bà mẹ thường địu em bé hay chủ quan - Ảnh 4.

Hai mẹ con té ngã xuống, đầu em bé đập mạnh xuống đất.

Tai nạn thương tâm đến bất ngờ mà các bà mẹ thường địu em bé hay chủ quan - Ảnh 5.

Đây là con búp bê giả cảm biến giúp các nhà nghiên cứu nhận biết được chính xác mức độ va đập.

Xem xét mức độ tai nạn và những chấn thương của hai mẹ con.

Qua tai nạn thương tâm này, những bà mẹ có con nhỏ cần hết sức cẩn thận và lưu ý những điều sau để tránh tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra khi địu con.

1. Chọn những chiếc địu mềm mại, thoáng mát, chân em bé khoảng 4-5 tháng tuổi có thể hướng vào trong hoặc ra ngoài.

2. Khi đặt em bé nằm trong địu phải đảm bảo thấy rõ được mặt mũi bé, tránh để vải che hết khuôn mặt làm nghẹt đường thở.

3. Không nên đặt em bé trong địu quá thấp, hoặc trong tư thế khom người, cằm chạm sát ngực.

4. Vì trẻ dưới 4 tháng tuổi cổ còn yếu nên thường xuyên kiểm tra bé xem có bị áp mặt vào người mẹ quá chật gây ngạt thở hay không.

5. Địu bé ở tư thế đứng, không được ở tư thế ngồi cong, phải để đầu bé nghiêng sang một bên để bé được dễ thở hơn. Thường xuyên kiểm tra bé.

6. Cần lưu ý đến tay, chân bé tránh xa những nơi bé có thể sờ nắm, vì bé có thể kéo, giật lấy vật ấy gây nguy hiểm, chẳng hạn như trong khi ăn uống hoặc đi xe.

7. Khi đi ngang qua những nơi hẹp như cửa, cẩn thận quan sát để tránh tay chân bé bị kẹt vào.

8. Luôn luôn nhớ thắt đai cẩn thận khi cùng bé di chuyển. Tuyệt đối không được cúi khom người vì bé có thể bị tụt ra ngoài, thay vì cúi có thể khụy gối xuống, bé sẽ được an toàn hơn.

9. Trẻ dưới 5 tháng tuổi không nên địu quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng sự phát triển của xương.

10. Hãy chắc chắn rằng chiếc địu đang sử dụng không bị hư hỏng, điều này rất nguy hiểm cho bé.

11. Hạn chế mức tối đa khi vừa địu em bé vừa di chuyển trên xe đạp, tập thể dục, chạy bộ…

Nguồn: Asahi, Yahoo

Chia sẻ