Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên

TEAM XÃ HỘI,
Chia sẻ

Ngoài việc phân chia tài sản 60% cho ông Vũ, bà Thảo chỉ được hưởng 40% trong khối tài sản chung hơn 8.000 tỷ đồng của 2 vợ chồng, HĐXX còn yêu cầu bà Thảo giao toàn bộ cổ phần của Trung Nguyên cho ông Vũ quản lý.

Chiều 27/3, TAND TP.HCM đã đưa ra phán quyết đối với vụ ly hôn nghìn tỷ giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Theo đó, tòa công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo, giao bà Thảo nuôi các con chung và chấp nhận sự tự nguyện của ông Vũ cấp dưỡng các cháu 10 tỷ/năm tính từ 2013.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 1.

HĐXX quyết định chia 60% tài sản cho ông Vũ, bà Thảo là 40%.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 2.

Riêng cổ phần tại 7 công ty Trung Nguyên, HĐXX giao cho ông Vũ quản lý, ông Vũ thanh toán lại bằng tiền cho bà Thảo với số cổ phần tương ứng.

Ngoài ra, HĐXX quyết định giao ông Vũ tất cả cổ phần trong 7 công ty của Tập đoàn Trung Nguyên mà cả 2 vợ chồng đang nắm giữ theo tỷ lệ 60% (ông Vũ) và 40% (bà Thảo). Ông Vũ cũng có nghĩa vụ phải thanh toán toàn bộ 40% số cổ phần mà bà Thảo đang có, quy đổi ra tiền mặt theo định giá của pháp luật cho bà Thảo.

Sau phiên tòa, nhiều ý kiến tranh luận đã nảy ra khi nhiều người cho rằng có quá bất công khi HĐXX giao hết cổ phần của Trung Nguyên cho ông Vũ nắm giữ. Trong khi đó, bà Thảo trước đến nay vẫn cùng ông Vũ gầy dựng Trung Nguyên, là một nữ doanh nhân giỏi, có tiếng trong ngoài nước.

Việc bà Thảo "trắng tay" trong việc tham gia vào Trung Nguyên gây nhiều tranh cãi. Dưới đây, chúng tôi có ghi lại những chia sẻ của các luật sư xoay quanh vấn đề này.

Chia tài sản 6:4 chưa chắc đã là kết quả cuối cùng

Theo Th.s, Ls Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết vụ án ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên đã có kết quả sơ bộ nhưng chưa chắc đã là kết quả cuối cùng.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 3.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết bà Thảo vẫn còn thời gian kháng cáo, đó chưa phải là bản án cuối cùng.

Theo luật sư Cường, theo quy định của pháp luật thì bản án dân sự, hôn nhân và gia đình sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, các bên đương sự nếu không đồng ý với nội dung của bản án sơ thẩm thì có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm. Phía VKS cùng cấp cũng có quyền kháng nghị để tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại theo thủ tục chung.

Trong một vụ án ly hôn thì có ba vấn đề quan trọng mà tòa án sẽ xem xét giải quyết đó là: Tình cảm của hai bên – Chia quyền nuôi con sau khi ly hôn – Thỏa thuận phân chia tài sản.

Đối với việc tình cảm của 2 bên cũng như nuôi dưỡng con cái, cả ông Vũ và bà Thảo đều có sự thống nhất chung nên sau 15 ngày kể từ lúc HĐXX tuyên án sơ thẩm, bản án sẽ có hiệu lực pháp luật.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 4.

Bà Thảo thất thần trong giờ phút nghe HĐXX tuyên bố bản án ly hôn.

Riêng vấn đề phân chia tài sản, bà Thảo vẫn có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án trên.

Không công bằng khi giao 100% cổ phần Trung Nguyên cho ông Vũ

Chia sẻ về việc giao toàn bộ số cổ phần mà 2 vợ chồng đang có cho một mình ông Vũ, luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Gia đình (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết tuyên án như vậy là bất công cho bà Thảo.

"Tôi thấy nó không ổn về mặt pháp lý, chưa có sự công bằng về quyền lợi cho bà Thảo trong việc quản lý công ty. Tôi chưa thấy tòa nêu được lý do vì sao ông Vũ lại được cái quyền nắm toàn bộ việc điều hành công ty, còn bà Thảo chỉ được nhận lại tiền mặt bằng 40% cổ phần theo tài sản tòa chia", luật sư Hùng nói.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 5.

Luật sư Hùng cho rằng chia cổ phần 100% cho ông Vũ là bất công với bà Thảo.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 6.

Bà Thảo cúi mặt xuống, bật khóc với việc mất hết cổ phần vào tay ông Vũ.

Luật sư Hùng cho rằng, không nên chia theo kiểu ông Vũ thanh toán bằng tiền cho bà Thảo, mà nên giữ quyền điều hành cho bà Thảo trong 40% cổ phần đó.

Nói về sự bất hợp lý này, luật sư Hùng cho rằng có thể toàn án họ phân tích theo hướng là sau khi hai vợ chồng đã ly hôn, thì sẽ không cùng quan điểm để có thể quản lý chung một công ty. Nên đưa quyền quản lý về một người duy nhất, ở đây là ông Vũ thì Trung Nguyên sẽ phát triển hơn.

Tòa án chia như vậy là hợp lý, không thể để 2 người cùng tranh giành điều hành Trung Nguyên?

Nói về kết quả chia tỷ lệ 60% tài sản cho ông Vũ và 40% thuộc về bà Thảo, luật sư Cường cho biết theo quy định của pháp luật sẽ chia đôi tài sản, tuy nhiên không phải là 2 phần bằng nhau.

Việc chia tài sản được xác định theo luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung của 2 vợ chồng được chia đôi trên cơ sở nguồn gốc tài sản, công sức đóng góp, trách nhiệm (và phần lỗi của mỗi bên nếu có). Đối với những tài sản là bis quyết kinh doanh, thương hiệu, những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ thì tòa sẽ giao cho người nào quyết định, thường xuyên chi phối đến tài sản đó được toàn quyền sợ hữu và thanh toán phần giá trị cho người kia.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 7.

Bà Thảo mong muốn được điều hành Trung Nguyên ở các phiên tòa diễn ra.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 8.

Cả ông Vũ cũng vậy khiến cho HĐXX cân nhắc trong khi cả 2 mâu thuẫn khó dung hòa được.

Trong vụ án này, có thể tòa án cấp sơ thẩm đã xác định thương hiệu cà phê Trung Nguyên có khởi đầu là do ông Vũ tạo lập và thương hiệu là do ông Vũ xác lập nên và đã giao cho ông Vũ toàn quyền sở hữu Trung Nguyên và thanh toán phần giá trị 40% cổ phần của công ty này cho bà Thảo bằng tiền mặt.

Việc phân chia này vẫn đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em khi bà Thảo được chia số tiền hơn 3.000 tỷ đồng, các con chung của ông bà được ông Vũ chu cấp 10 tỷ đồng/năm, hoàn toàn bảo đảm một cuộc sống đầy đủ sau này.

Đồng quan điểm với luật sư Cường, luật sư Võ Thị Anh Loan – Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, mặc dù luật sư đồng cảm với bà Thảo về phương diện cùng là người phụ nữ với nhau, nhưng phán quyết của cấp tòa sơ thẩm theo luật sư Loan là phù hợp với hồ sơ, nội dung vụ án.

Theo đó, luật sư Loan phân tích nếu số cổ phần của bà Thảo chiếm giữ là 40% ở 7 công ty của Trung Nguyên, trong đó, công ty chủ lực là Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (cả 2 đang nắm giữ 90% cổ phần) sẽ dẫn đến tình trạng khó điều hành, quản lý cũng như đưa Trung Nguyên phát triển.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 9.

Luật sư Võ Thị Anh Loan đồng ý với quan điểm chia tài sản của tòa.

Các luật sư tranh luận về việc tòa giao 100% cổ phần cho ông Vũ quản lý, bà Thảo trắng tay rời Trung Nguyên - Ảnh 10.

Ông Vũ sẽ được toàn quyền điều hành, phát triển Trung Nguyên nếu bản án có hiệu lực pháp luật.

"Không thể nào để một công ty có 2 người chủ, 2 người cùng tranh nhau tham gia quản lý được. Nhất là giữa ông Vũ và bà Thảo có sự mâu thuẫn gay gắt, khác biệt nhau trong chiến lược, định hướng kinh doanh. Nếu để tình trạng này xảy ra, dễ dàng dẫn đến việc 2 người giành nhau điều hành Trung Nguyên, chia bè phái trong công ty, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty", luật sư Loan nói.

Theo luật sư Loan, HĐXX đã xem xét cụ thể hồ sơ khi bà Thảo lập ra một thương hiệu cà phê riêng là King Coffee, thương hiệu này cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm chủ lực của Trung Nguyên là G7 cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy định của công ty. Đồng thời, phía gia đình ông Vũ là người sáng lập và điều hành Trung Nguyên từ năm 1996, thời điểm đó ông Vũ và bà Thảo chưa kết hôn với nhau. Nên việc giao cho ông Vũ nắm giữ toàn bộ cổ phần trong tình cảnh 2 vợ chồng mâu thuẫn gay gắt là điều dễ hiểu, nhất là khi ông Vũ trước đến nay là linh hồn, luôn suy nghĩ đến hướng phát triển cho Trung Nguyên.

"Hiện Trung Nguyên đang là nơi làm việc của hàng ngàn công nhân, hàng ngàn gia đình phụ thuộc vào công việc này. HĐXX cũng đã cân nhắc nếu giao cho cả 2 bên cùng điều hành sẽ làm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ công ty", luật sư Loan nhấn mạnh.

Khi được hỏi về việc HĐXX có bất công hay không khi không cho bà Thảo giữ cổ phần để tham gia vào việc kinh doanh của Trung Nguyên khi bà Thảo là một nữ doanh nhân giỏi, có tiếng trong và ngoài nước, có công sức rất lớn trong việc phát triển Trung Nguyên nhiều năm nay. Luật sư Loan cho biết dựa vào tình cảnh hiện tại, quyết định của HĐXX là hợp lý, bà Thảo vẫn có thương hiệu cà phê riêng (King Coffee) cũng như công ty tại Singapore. Với số tiền hơn 3.000 tỷ đồng được chia từ tài sản chung của 2 vợ chồng, bà Thảo vẫn có đầy đủ thực lực để tiếp tục kinh doanh, phát triển các công ty của mình.

Chia sẻ