Bụng bầu “nửa mềm nửa cứng” liệu có phải em bé muốn chui ra ngoài sớm? Bác sĩ giải thích 3 lý do

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Đối với tình trạng bụng bầu như thế này, người mẹ nên chú ý quan sát kỹ hơn, xem đó là dấu hiệu của những cơn co thắt giả hay dấu hiệu sắp sinh.

Trong quá trình mang thai, người mẹ sẽ đón nhận rất nhiều điều bất ngờ, thậm chí cả sợ hãi. Đặc biệt, cảm giác khi thai nhi chuyển động trong bụng mẹ khiến nhiều người cảm thấy rất thích thú nhưng cũng có phần lo lắng.

Một trong những tình huống khiến không ít bà bầu cảm thấy lo lắng chính là các cử động khác nhau của thai nhi. Đôi lúc bà bầu cảm thấy bụng mình "nửa mềm nửa cứng", họ thắc mắc em bé đang làm gì bên trong lúc này. Ngoài việc tò mò, các bà mẹ tương lai cũng lo lắng không biết thai nhi có an toàn và khỏe mạnh hay không.

Khi cô Lý mang thai 7 tháng, cô cảm nhận được bụng mình to lên mỗi ngày, làm việc gì cũng bất tiện. Việc ngồi trên ghế sofa, quan sát thai nhi chuyển động trở thành thú vui tiêu khiển của cô.

thai nhi chuyển động - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đôi khi cô Lý nhìn thấy bụng mình nhô lên, em bé chuyển động rất đáng yêu. Thế nhưng, gần đây cô nhận thấy có điều gì đó không ổn, thai nhi càng cử động nhiều thì bụng bầu càng nhô ra, thường "nửa mềm nửa cứng".

Cô Lý thấy vậy nên vội gọi chồng tới xem có chuyện gì thì anh cười bảo: "Anh thấy em bé giống như đòi chui ra ngoài sớm".

Sau đó, người chồng cũng cảm thấy có điều gì đó không ổn, anh đưa tay sờ vào bụng của vợ rồi lo lắng, 2 vợ chồng vội vàng tới bệnh viện kiểm tra. Câu trả lời của bác sĩ khiến 2 vợ chồng yên tâm phần nào. Bác sĩ nói rằng thai nhi vẫn ổn, đây là hiện tượng bình thường.

Bác sĩ cho biết thêm, bà bầu gặp tình trạng bụng bầu "nửa mềm nửa cứng" này thường ở trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Lúc này, bụng bầu đã khá to, thai nhi cứng cáp nên thường xuyên có những cử động trong bụng mẹ.

Lý do khiến thai nhi chuyển động thường xuyên trong bụng mẹ

1. Em bé phản ứng với các kích thích từ bên ngoài

Khi bên ngoài có một âm thanh lớn hoặc có ai đó dùng tay chạm vào bụng bầu, em bé bên trong sẽ cảm nhận được và bắt đầu di chuyển cơ thể. Em bé có thể di chuyển sang phía khác khi cảm thấy sợ hãi, hoặc tiến lại gần nếu có sự tương tác thân mật của cha mẹ. Bằng cách này, bụng bầu sẽ cứng ở bên có em bé.

Bụng bầu “nửa mềm nửa cứng” liệu có phải em bé muốn chui ra ngoài sớm? Bác sĩ giải thích 3 lý do - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

2. Bụng bầu "cứng" liên quan tới việc em bé vận động

Trong những tháng gần cuối của thai kỳ, em bé sẽ di chuyển nhiều hơn, bụng bầu sẽ có cảm giác cứng và "biến dạng". Nếu là vị trí tay chân của em bé, khi người mẹ sờ vào sẽ cảm thấy mềm, còn vị trí đầu sẽ cứng hơn. Người mẹ sẽ cảm nhận được em bé đang xoay theo hướng nào.

3. Các cơn co thắt giả trong tam cá nguyệt thứ 3

Khi đến gần ngày dự sinh, các bà mẹ tương lai thỉnh thoảng sẽ cảm thấy bụng mình căng tức, tần suất xảy ra không liên tục, cách quãng, kéo dài vài giây đến hơn 10 giây mỗi lần nhưng không có cảm giác đau. Khi xuất hiện những cơn co thắt giả, bụng bầu sẽ xuất hiện hiện tượng "nửa mềm nửa cứng".

Trong trường hợp bà bầu cảm thấy cơn gò tử cung xảy ra dữ dội, hơn 10 lần trong 1 tiếng thì cẩn thận quan sát kỹ hơn, xem đó có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không. Lúc này, ngoài việc thư giãn, có thể đến bệnh viện kiểm tra.

Khi bụng bầu "nửa mềm nửa cứng", người mẹ nên chú ý 2 điều

Trong hầu hết các trường hợp, bụng bầu "nửa mềm nửa cứng" không phải là dấu hiệu thai nhi gặp nguy hiểm. Bà bầu cần chú ý hơn đến chuyển động của thai nhi và phân biệt đó là cơn co thắt giả hay dấu hiệu sắp sinh. Tuy nhiên, người mẹ cần chú ý 2 điều sau:

1. Ngừng ngay việc vuốt ve bụng bầu

Có một số người mẹ khi thấy bụng bầu "nửa mềm nửa cứng" sẽ dùng tay ấn vào. Điều này không chỉ khiến thai nhi sợ hãi mà còn làm trầm trọng thêm các cơn co thắt giả, dẫn đến việc bụng bầu chậm trở về trạng thái bình thường.

Bụng bầu “nửa mềm nửa cứng” liệu có phải em bé muốn chui ra ngoài sớm? Bác sĩ giải thích 3 lý do - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

2. Thư giãn và hít thở sâu

Khi cảm thấy bụng bầu "nửa mềm nửa cứng", bà bầu đừng cúi nhìn chằm chằm quá lâu, hãy nằm trên giường hoặc sofa thư giãn, hít thở chậm và sâu. Sau khi người mẹ thư giãn, em bé cũng sẽ thả lỏng, những cơn co thắt giả sẽ không kéo dài quá lâu và bụng bầu sẽ từ từ trở lại trạng thái ban đầu.

Chia sẻ