Bức ảnh bé gái châu Phi đứng trong chuồng: Câu chuyện đau lòng về những vườn thú người tại châu Âu
Cách đây hơn 60 năm, tại châu Âu hoa lệ, những chuồng thú không chỉ có hổ, báo, sư tử mà ở đó còn tồn tại những nô lệ da đen làm thứ tiêu khiển mua vui cho khách tham quan.
Vườn thú, chỉ nghe thấy cái tên đó là người ta nghĩ ngay đến nơi sinh sống của các loài động vật và nơi tham quan của du khách. Tuy nhiên, câu chuyện không hẳn lúc nào cũng vậy khi đã từng có thời điểm, người ta không trưng bày động vật mà lại chính là con người.
Cách đây vài thập kỷ, những người Đức, Pháp và nhiều quốc gia khác tại châu Âu có một thú vui hoàn toàn mới: đi sở thú. Nhưng sở thú với động vật thì bình thường quá nên họ đã quyết định ghé thăm vườn thú người, nơi những nô lệ và các thổ dân châu Phi bị đưa tới châu Âu, nhốt trong những lồng cũi và trở thành vật trưng bày cho đám du khách giàu có và hiếu kỳ thành thị.
Triển lãm người da đen cuối cùng được tổ chức tại Bỉ vào năm 1958 với bức hình nổi tiếng, khắc họa một bé gái châu Phi đang được các du khách châu Âu "tặng" thức ăn.
Theo ước tính, vào thời điểm đó, có hàng nghìn người tới các sở thú mỗi ngày để xem thổ dân châu Phi bị nhốt trong cũi động vật. Con số tăng đột biến và đạt kỷ lúc tại hội chợ Thế giới vào năm 1889, được tổ chức tại Paris. 400 thổ dân châu Phi đã được "trưng bày" như những con thú trong chuồng với cơ thể chỉ có một chút vải che thân.
Tại triển lãm thế giới vào năm 1931, con số khách tham quan còn tăng lên chóng mặt với 31 triệu người tham dự! Không chỉ ở Pháp, nước Đức cũng nổi tiếng với những vườn thú người như vậy khi những "ngôi làng da đen" thu hút rất đông du khách tới xem.
Những vườn thú người trở nên phổ biến hơn và thu hút nhiều dân châu Âu tới xem trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 cho tới những năm 50 của thế kỷ 20. Từ châu Âu, thú vui vô nhân đạo này đã lan rộng sang Bắc Mỹ và tiếp tục trở thành món hời cho những kẻ buôn người và các ông chủ vườn thú.
Đầu năm 1900, sở thú Bronx có một buổi trưng bày "đặc biệt" khi họ đưa tới một cô gái từ Congo có tên Ota Benga và nhốt cô trong chuồng chung với các loài động vật khác như linh trưởng, đười ươi. Cô phải bế đười ươi trên tay cho khán giả xem như đó là con của mình vậy. Sau đó, Ota phải vật tay với một chú tinh tinh trước sự vỗ tay, reo hò của những kẻ hiếu kỳ, lắm tiền và muốn có một thú vui mới.
Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ II, những vườn thú người bắt đầu bị cấm tại nhiều nước toàn châu Âu. Triển lãm người da đen cuối cùng được tổ chức tại Bỉ vào năm 1958 với bức hình nổi tiếng, khắc họa một bé gái châu Phi đang được các du khách châu Âu "tặng" thức ăn.
Những hình ảnh về vườn thú người trong thế kỷ 20 tại châu Âu:
Tại triển lãm thế giới 1931, đã có khoảng 34 triệu du khách tới tham quan những vườn thú người như vậy.
Người mẹ và cậu bé tại sự kiện "ngôi làng da đen" diễn ra tại Đức, thu hút hàng trăm ngàn người tới xem.
Ota Benga tại sở thú Bronx, New York, Mỹ vào năm 1906.
Những người da đen phải biểu diễn những trò chơi, các tiết mục đặc trưng của họ cho du khách xem. Đôi khi, công việc của họ chỉ là đi lại để du khách cho ăn hoặc vỗ tay tán thưởng vì hiếu kỳ.
Một em bé châu Phi đang đứng bắn cung tại St Louis, Mỹ vào năm 1904.
Những màn trình diễn nghệ thuật truyền thống.
Một poster quảng cáo vườn thú người tại Đức vào năm 1928.