Cảnh báo bộ test nhanh Covid-19 bán tràn lan trên mạng, dân đổ xô đi mua phòng thân

DTH,
Chia sẻ

"Test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Riêng với virus SARS-CoV-2, trong tình huống âm tính giả dễ gây chủ quan, dẫn tới "vỡ trận" trong phòng chống dịch", ông Phan Quốc Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, chuyên sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm cho biết.

Trong thời điểm dịch Covid-19 có nhiều diễn biến khó lường, người dân không chỉ trang bị cho mình những biện pháp phòng hộ mà còn tìm mua dụng cụ kiểm tra nhanh Covid-19 với hi vọng sẽ giúp mình sớm tìm ra bệnh nếu có.

Tuy nhiên, Covid-19 vốn là bệnh truyền nhiễm nhóm A (bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh), vậy tự sử dụng bộ kit test nhanh liệu có đem lại kết quả chính xác và an toàn hay không?

Người dân đổ xô mua bộ kiểm tra nhanh Covid-19 nhanh tại nhà: Chuyên gia cảnh báo đây là hành động vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 1.

Người dân đổ xô mua bộ kiểm tra nhanh Covid-19 nhanh tại nhà: Chuyên gia cảnh báo đây là hành động vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 2.

Thông tin rao bán dụng cụ kiểm tra nhanh Covid-19

Bàn về vấn đề này trên trang cá nhân Facebook, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Hiện nay các thông tin về xét nghiệm Covid-19 đang rất nhiễu loạn, nhiều fake news, trong đó có cả yếu tố "nước đục thả câu".

Rất mong mọi người lưu ý kiểm tra chính xác các thông tin. Và hiện nay chỉ có 23 đơn vị được Bộ Y Tế cho phép làm xét nghiệm chẩn đoán Covid 19 trong lãnh thổ Việt Nam".

Tự ý xét nghiệm Covid-19 tại nhà nguy hiểm như thế nào?

Các chuyên gia cho biết, chỉ có một số đối tượng nhất định cần sử dụng bộ kit để xét nghiệm chẩn đoán Covid-19, tuy nhiên quá trình sử dụng cũng yêu cầu phải đến các cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép và quy trình xử lý mẫu phẩm nghiêm ngặt.

Trả lời trên Báo Giao Thông, TS. Hoàng Vũ Mai Phương, Trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết: "Điều này còn liên quan đến vấn đề an toàn sinh học mẫu bệnh phẩm, cách thu thập bệnh phẩm thế nào, nếu không được đào tạo bài bản thì khó có thể đảm bảo".

Bà Phương cũng cho biết thêm rằng: "Hiện tại ở Việt Nam mới thực hiện xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV-2 với mẫu bệnh phẩm lấy từ dịch họng hầu của người xét nghiệm, chưa thực hiện xét nghiệm với mẫu máu".

Theo TS. Hoàng Vũ Mai Phương, quy trình chuẩn xét nghiệm virus Covid-19 gồm:

- Thu mẫu bệnh phẩm từ người cần xét nghiệm với virus SARS-CoV-2 (dùng tăm bông lấy dịch hầu họng và dịch mũi).

- Tiếp đến, tách chiết các phân tử RNA virus trong miếng bông này.

- Sau tách chiết RNA từ virus được "chuyển" sang dạng DNA bằng một enzyme, ủ, cho enzyme hoạt động và chuyển RNA sang cDNA.

- Cuối cùng, để phát hiện, định lượng virus, cDNA được nhân lên bằng phản ứng nhân gene và phát tín hiệu huỳnh quang tương ứng với số bản cDNA có trong mẫu.

Cũng trên Báo Giao Thông, ông Phan Quốc Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, chuyên sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm cho biết: 

"Các bệnh lý thông thường, không truyền nhiễm có thể sử dụng test nhanh, nhưng với tác nhân gây bệnh như các loại virus truyền nhiễm kiểu Covid-19 thì phương pháp test nhanh rất nguy hiểm.

Test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Riêng với virus SARS-CoV-2, trong tình huống âm tính giả dễ gây chủ quan, dẫn tới "vỡ trận" trong phòng chống dịch. Hơn nữa, nếu test nhanh sử dụng tràn lan, que thử có thể là nguồn lây nếu không được xử lý đúng cách. Do vậy tuyệt đối đừng bao giờ tính tới việc sử dụng test nhanh tại nhà với xét nghiệm SARS-CoV-2".

Người dân đổ xô mua bộ kiểm tra nhanh Covid-19 nhanh tại nhà: Chuyên gia cảnh báo đây là hành động vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 3.

"Không phải ai cũng cần test Covid-19"

Theo PGS.BS Tran Huynh (Huynh Wynn Tran), tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ chia sẻ "Tôi có nên thử test Covid-19" không là câu hỏi mà bác sĩ nhận được nhiều, đặc biệt là loại test xét nghiệm nhanh "15 phút" quảng cáo ở nhiều nơi. Để giải đáp cho vấn đề người dân có nên tự ý mua test xét nghiệm nhanh không, bác sĩ Tran Huynh giải đáp thông qua các vấn đề như sau:

A. Vì sao nên làm test Covid-19?

- Trong Y khoa, một câu hỏi quan trọng là nên làm gì với kết quả test chứ không phải có nên làm test hay không. Vì nếu như kết quả test không thay đổi cách chữa bệnh, cách sống, hay không có gì thay đổi với bệnh nhân hay cộng đồng thì bác sĩ không nên làm test. Chính vì vấn đề này, bác sĩ cần phải khám bệnh nhân, hỏi bệnh sử, trước khi đặt xét nghiệm test.

- Trường hợp Covid-19 cũng vậy, chúng ta test để làm gì và kết quả test (âm tính hay dương tính) sẽ ảnh hưởng thế nào đến cách chúng ta chữa trị. Hiện nay chữa trị của Covid-19 chủ yếu là chữa trị hỗ trợ, chúng ta chưa có vaccine, và chưa có thuốc "diệt" virus thật sự và phần lớn (trên 80%) bệnh nhân Covid-19 sẽ tự khỏi. 

Test Covid-19 kết qủa âm tính cho một bệnh nhân lúc này cũng không có gì chắc chắn vì dịch đang lan rộng khắp nơi, bệnh nhân có thể sẽ mắc bệnh sau này. Kết quả dương tính, tuỳ triệu chứng, độ tuổi, và vị trí nơi ở của bệnh nhân, có thể ảnh hưởng đến cách chữa trị.

Người dân đổ xô mua bộ kiểm tra nhanh Covid-19 nhanh tại nhà: Chuyên gia cảnh báo đây là hành động vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 4.

PGS.BS Tran Huynh (Huynh Wynn Tran), tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ

B. Không phải ai cũng cần test Covid-19

- CDC có nói rõ không phải ai cũng nên xét nghiệm và chỉ có những người có triệu chứng, cần xét nghiệm dựa theo chỉ định của BS, chính phủ liên bang và tiểu bang thì nên làm test. BS Fauci Anthony, chuyên viên về Covid-19 của Nhà Trắng cũng khẳng định không phải ai ai cũng nên test Covid-19. Tóm lại chỉ có người có triệu chứng đường hô hấp và các yếu tố rủi ro khác thì nên test.

C. Những ai thật sự cần test

1. Những bệnh nhân có triệu chứng giống như Covid-19

Bệnh nhân có triệu chứng như sốt cao, khó thở, và ho và có các yếu tố rủi ro như lớn tuổi (trên 60), có tiền sử bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi, ung thư, hay có bệnh về hệ miễn dịch.

- Những bệnh nhân này, nếu xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 sẽ được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ hơn, có thể cho dùng các thuốc kháng virus sớm, và có thể làm giảm tỉ lệ tử vong bệnh. Đây chính là tỉ lệ gần 20% bệnh nhân Covid-19 nhập viện cần được theo dõi chặt chẽ.

2. Nhân viên y tế và các nhân viên công cộng

- Đây là người ở tuyết đầu trong dịch bệnh, tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân và nhân viên y tế khác không mắc bệnh Covid-19. Biết được nhân viên y tế hay các nhân viên công cộng nhiễm SARS-CoV-2 hay không sẽ giúp phân loại, sắp xếp cách điều trị, cách ly, và theo dõi. Tuy nhiên, không phải nhân viên y tế hay nhân viên công cộng nào cũng nên test (mỗi ngày), thường chỉ các nhân viên có triệu chứng bệnh Covid-19 như sốt, ho, và khó thở, hay các triệu chứng bất thường khác (tiêu chảy, mệt mỏi). Cách test nhân viên y tế sẽ khác nhau tùy bệnh viện và vùng bệnh do mật độ ít hay nhiều của dịch bệnh.

3. Bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cao

- Đây là những bệnh nhân tuy có thể không có triệu chứng hô hấp và vẫn khoẻ mạnh, nhưng việc họ đi lại tự do sẽ khiến dịch bùng phát. Hiện nay, các bang lớn tại Mỹ đều yêu cầu mọi người ở nhà nên khả năng phát bệnh từ những người khoẻ sẽ bớt đi.

- Test thế này quan trọng nhất là lúc mới bắt đầu vào dịch (như Hàn Quốc và nhiều nước đã làm) để kiểm soát và theo dõi những ai bị nhiễm từ đó truy ra những nguồn lây lan có thể. Vấn đề là nước Mỹ không đủ test để xét nghiệm cho đến bây giờ. Sắp tới đây khi có thêm test thì việc test và theo dõi những người này cực kỳ quan trọng để hoàn toàn kiểm soát dịch và ngăn dịch tái phát.

- Nước Mỹ đã có gần 1 tháng để chuẩn bị và sản xuất test nhưng hệ thống hành chính và thủ tục (FDA/CDC) đã làm mất cơ hội này. Đây là điểm yếu của Mỹ trong Covid-19

D. Tình hình test bệnh Covid-19 tại Mỹ

- Hôm nay, nước Mỹ đã test trên 200,000 người, tìm ra hơn 24,000 ca bệnh (12% dương tính tổng số ca test), và tỉ lệ tử vong 300 người (1.3%). Lưu ý là phần lớn test tại Mỹ dành cho người có đã triệu chứng hô hấp nên con số thực tế nhiễm SARS-CoV-2 có thể cao hơn nhiều và tỉ lệ tử vong có thể thấp hơn. Với gần 500,000 lab kit và hàng triệu test có mặt vào tuần sau, con số được test sẽ tăng nhanh lên gấp nhiều lần, con số mắc bệnh cũng sẽ tăng thêm.

Người dân đổ xô mua bộ kiểm tra nhanh Covid-19 nhanh tại nhà: Chuyên gia cảnh báo đây là hành động vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 5.

E. Test nhanh Corona "10-15 phút" chưa chính xác

Biện pháp này chỉ cho chúng ta biết là đã từng có/đang có virus SARS-CoV-2 vào người mà thôi.

- Đây là loại test thử máu, dựa vào đi tìm kháng thể Antibodies cho virus SARS-CoV-2. Khi bất kỳ virus nào vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ xác định đây là vật ngoại lại và tạo ra các kháng thể tấn công virus này. Ở người khoẻ mạnh, virus sẽ bị tiêu diệt sau một thời gian kháng thể tấn công. Sau khi tấn công virus Sars-Cov-2 xong, các kháng thể này tiếp tục tồn tại trong thời gian dài để lần sau virus có vào lần nữa thì cơ thể sẽ diệt nhanh chóng.

- Hãy tưởng tượng virus SARS-CoV-2 là một con cọp, cơ thể chúng ta là rừng, và chúng ta đang tìm xem có cọp trong rừng hay không. Cách xét nghiệm kháng thể 15 phút có thể hiểu như tìm thấy dấu chân của con cọp trong rừng chỉ gợi ý là rừng này có thể có cọp hoặc đã từng có cọp trong quá khứ. Trong khi loại test PCR (tiêu chuẩn vàng) trong vài giờ là tìm ra gen di truyền của virus, như là chụp được hình nguyên con cọp còn sống trong rừng.

- Test kháng thể thường ít có tác dụng trong y khoa vì chỉ cho biết bệnh nhân đang nhiễm hay đã từng nhiễm (rất quan trọng giữa hai trạng thái). Chưa hết, cơ thể chúng ta cần thời gian để hoàn thiện cách tiêu diệt virus và phát triển kháng thể nên nhiều bệnh nhân bị nhiễm bệnh nhưng xét nghiệm vẫn kháng thể âm tính (âm tính giả) do chưa có đủ kháng thể (xem hình kháng thể). Công ty sản xuất loại test này cũng ghi chú là có thể có kết quả âm tính giả.

Người dân đổ xô mua bộ kiểm tra nhanh Covid-19 nhanh tại nhà: Chuyên gia cảnh báo đây là hành động vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 6.

- Chưa kể, test này còn test tất cả các loại kháng thể của các loại virus họ corona khác như HKU1, NL63, OC43, 229E là các loại coronavirus từ bệnh SARS và MERS những năm trước. Quý vị nào đang lo mình có bị Covid-19 có khi còn dính luôn bệnh SARS năm 2003 thì khổ. Test này cũng chưa được FDA chấp thuận.

- Tóm lại, loại test này chưa thật sự hữu dụng trong chữa trị Covid-19 không thay đổi gì trong điều trị Covid-19 như tôi nói phía trên.

- Tuy nhiên, loại test PCR tiêu chuẩn vàng có nhiều vấn đề như mất thời gian, và phải có phương tiện bảo vệ cho người đi xét nghiệm như khẩu trang chuyên dụng, và rủi ro lây bệnh. Vì vậy, test kháng thể lấy từ máu bệnh nhân, hoặc bệnh nhân tự làm ở nhà, có thể là một giải pháp cho việc sàng lọc và theo dõi tốt nếu như Bệnh viện Mỹ chưa có đủ trang thiết bị xét nghiệm để làm test PCR.

F. FDA vừa chấp thuận test mới 45 phút từ Cepheid system,

- Hôm nay, FDA vừa chấp thuận loại test mới, mất chỉ 45 phút do hãng Cepheid từ Silicon Valley, California nhưng hiện tại chỉ dùng tại bệnh viện để nhanh chóng phân loại và sàng lọc bệnh để tìm hướng chữa trị. Cepheid dùng công nghệ PCR tiêu chuẩn vàng để tìm ra gen di truyền của virus SARS-CoV-2.

Virus corona chủng mới có thể tồn tại trên quần áo không?  - Ảnh 6.


Chia sẻ