Bổ sung kẽm liệu có giúp trị cảm lạnh như nhiều người vẫn nghĩ?

Nhung Mai,
Chia sẻ

Chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc lời đồn uống kẽm có thể ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường như nhiều người vẫn nghĩ.

Ít người biết đến cơ thể của con người sở hữu những khả năng khá kỳ diệu. Nhờ cơ chế tự phục hồi tuyệt vời mà chúng ta mới có thể liền xương gãy hoặc mọc lại da sau khi chịu tổn thương nghiêm trọng. Cũng giống như vậy, khi cảm lạnh tấn công, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tích cực tạo ra các kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, khả năng tuyệt vời này của con người lại không thể chấm dứt ngay lập tức những cơn đau khó chịu và những triệu chứng của bệnh.

c1

Kẽm giảm và ngăn ngừa cảm lạnh?

Tina Ardon, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ gia đình tại Viện Mayo ở Jacksonville, Florida cho biết, nếu kẽm thực sự đem lại hiệu quả tuyệt vời như vậy thì trên thế giới chẳng có nhiều người phải đối mặt với cảm lạnh nữa. Chuyên gia Ardon khẳng định: "Đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này và kết luận chung đều cho thấy loại khoáng chất này không thể ngăn ngừa hoặc điều trị cảm lạnh".

Rất nhiều bằng chứng khá rõ ràng đã chỉ ra kẽm không có mối liên hệ với cảm lạnh ở người trưởng thành. Tuy vậy, một số người vẫn tin chất này sẽ rút ngắn thời gian mắc bệnh, dù chỉ khoảng một ngày thông qua những thử nghiệm còn nhiều hạn chế.

Nếu quá khó chịu với các triệu chứng cảm lạnh, bạn có thể thử bổ sung kẽm. Ít đi một ngày không ho và hắt hơi là điều đáng để thử đối với một số người. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước để đảm bảo chất này không làm giảm hiệu quả hoặc tác động xấu tới các loại thuốc bạn đang sử dụng.

c3

Rất nhiều bằng chứng khá rõ ràng đã chỉ ra kẽm không có mối liên hệ với cảm lạnh ở người trưởng thành.

Nên thử dùng kẽm khi nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Một vài nghiên cứu ủng hộ tác dụng của kẽm trong điều trị cảm lạnh, nhưng bạn phải bắt đầu dùng kẽm trong vòng 24 giờ kể từ lúc nhận thấy các triệu chứng cảm lạnh đầu tiên. Nếu quá thời điểm này, mọi thứ sẽ hoàn toàn vô dụng. Do đó, bạn cần đến nhà thuốc ngay khi cảm thấy đau rát họng.

Loại kẽm sử dụng cũng là yếu tố cần cân nhắc. Theo các nghiên cứu, dùng loại viên nén không có hiệu quả bằng việc bổ sung kẽm siro dạng nước. Chuyên gia Ardon khuyến cáo, dù bạn dùng loại nào, hãy tuyệt đối tránh xa thuốc xịt mũi chứa kẽm. Một số bệnh nhân của cô đã mất khứu giác vĩnh viễn khi sử dụng sản phẩm này.

c2

Bạn phải bắt đầu dùng kẽm trong vòng 24 giờ kể từ lúc nhận thấy các triệu chứng cảm lạnh đầu tiên.

Bổ sung bao nhiêu kẽm là đủ?

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ nữ trưởng thành cần hấp thụ khoảng 8 miligam kẽm ngày và không nên bổ sung quá 40 miligam mỗi ngày. Do đó, hãy kiểm tra kỹ bản thân có thiếu chất này hay không trước khi bạn sử dụng thực phẩm bổ sung. David Rosenstreich, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc Trung tâm Y tế Montefiore tại Bronx, New York lưu ý, cơ thể cũng nhận được kẽm thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trên thực tế, một số loại thuốc bạn đang sử dụng hoàn toàn có khả năng chứa loại khoáng chất này.

Hãy lưu ý đến các tác dụng phụ như buồn nôn, dạ dày khó chịu, chán ăn và mất khứu giác nếu bạn nghi ngờ cơ thể đang dư thừa kẽm. Trong trường hợp các triệu chứng này kéo dài liên tục không biến mất, hãy tới khám càng sớm càng tốt.

Bạn đừng lo lắng nếu không thể bổ sung kẽm để chữa cảm lạnh. Chuyên gia Ardon cho biết, hiện nay có rất nhiều cách xua tan cảm lạnh không cần đến sự can thiệp của thuốc. Biện pháp tốt nhất để đánh bại virus là uống nhiều nước, ngủ nhiều, nghỉ ngơi và tăng cường tiêu thụ thực phẩm chứa các chất giúp thúc đẩy cơ chế tự hồi phục của cơ thể.

(Nguồn: Womenshealthmag)

Chia sẻ