Bộ phận cực quý giá của bắp ngô: Biết tận dụng sẽ vừa hạ đường huyết, vừa chống lão hóa nhưng người Việt thường tiện tay ném bỏ

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Ăn ngô đã nhiều nhưng liệu bạn có biết rằng râu ngô thực sự vô cùng lợi hại, biết tận dụng sẽ đem về rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trong bắp ngô có một bộ phận cực kỳ quý giá nhưng lại thường bị bỏ phí đó chính là râu ngô. Nghiên cứu cho thấy râu ngô có chứa vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, vitamin PP, vitamin K, flavonoid, acid pantotheni... và các vi chất tự nhiên khác vô cùng cần thiết cho cơ thể, tốt hơn rất nhiều loại thuốc bổ.

Trong Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh thận, bàng quang, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Cách đơn giản và hiệu quả nhất để sử dụng râu ngô đó là pha lấy nước uống.

photo-1592901489205-15929014894461294953574.jpeg

Trong Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình.

Râu ngô giúp hạ đường huyết, chống lão hóa hiệu quả

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) chia sẻ, râu ngô có thể được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Mỗi ngày bạn có thể dùng 40 - 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp cùng với các vị như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… để tăng hiệu quả.

2. Chống lão hóa

Trong nước râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C... và các vi chất ở dạng tự nhiên. Phụ nữ đều đặn uống nước râu ngô sẽ nhận được tác dụng bảo vệ da, giúp làn da căng bóng, mịn màng và đảm bảo sức khỏe.

dau-hieu-than-yeu-va-cach-chua-tri-than-yeu-tu-dan-gian-2.jpeg

Trong nước râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin.

3. Hạ đường huyết

Một nghiên cứu của Mỹ trên động vật cho thấy râu ngô có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm gần đây cũng tiết lộ rằng chất chống oxy hóa trong râu ngô có thể giúp ngăn ngừa biến chứng tổn thương thận do tiểu đường

4. Điều trị nhiễm trùng tiết niệu

Để hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể sử dụng râu ngô, rau má, mã đề, ý dĩ, sài đất mỗi thứ 8-10g, đem đi nấu sôi trong 1 lít nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, uống liền một tuần lễ sẽ có tác dụng.

5. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy râu ngô có chứa nhiều flavonoid, có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C), triglyceride và tổng mức cholesterol. Trong khi cholesterol cao đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

nhung-tac-dung-cua-nuoc-rau-ngo-doi-voi-suc-khoe.png

Nước râu ngô có tác dụng hạ đường huyết, bổ tim mạch, làm đẹp da...

6. Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Râu ngô là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid tự nhiên. Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật bảo vệ các tế bào của cơ thể bạn chống lại tác hại của các gốc tự do. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư.

7. Có tác dụng chống viêm

Viêm là một phần của phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng viêm quá mức có liên quan đến nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh tim và tiểu đường. Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã phát hiện ra rằng chiết xuất râu ngô có thể làm giảm viêm. Chất xơ thực vật của râu ngô cũng chứa magiê, giúp điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể bạn.

Lưu ý:

- Bạn chỉ nên uống nước râu ngô để trị bệnh liên tục trong khoảng 10 ngày, sau đó hãy ngưng khoảng một tuần rồi mới tiếp tục, tránh trường hợp bị rối loạn điện giải.

- Không nên uống râu ngô quá nhiều vào buổi tối vì đây là loại đồ uống lợi tiểu, có thể khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

- Với trẻ nhỏ không nên sử dụng nước râu ngô mỗi ngày thay nước lọc. Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày.

Chia sẻ