Cập nhật lúc 19:02 - 11/12/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 8/12: "TP.HCM sẽ đến lúc không công bố số ca nhiễm mỗi ngày"

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-07T23:12:00

    TPHCM chính thức tiêm mũi 3 vắc xin phòng COVID-19 từ ngày 10/12

    Ngày 7/12, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại tại TPHCM.

    Theo đó, từ ngày 10/12, TPHCM sẽ bắt đầu tiêm liều bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng...). Các trường hợp nói trên phải tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Những người từ 50 tuổi trở lên được ưu tiên.

    Liều nhắc lại sẽ dành cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 6 tháng. TPHCM sẽ ưu tiên tiêm cho những người có bệnh nền; người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19; nhân viên y tế; lực lượng tuyến đầu chống dịch…

    Về loại vắc xin, nếu các mũi trước đó cùng loại vắc xin thì tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc cùng loại hoặc vắc xin mRNA. Nếu mũi tiêm trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.

    Nếu tiêm liều cơ bản (hoặc bổ sung) là vắc xin của Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc cùng loại hoặc vắc xin AstraZeneca.

    Theo kế hoạch, trong giai đoạn 1 (tháng 12/2021), TPHCM sẽ tập trung tiêm cho người bệnh bị suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày và người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng.

    Trong giai đoạn 2 (năm 2022), TPHCM sẽ tiếp tục tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng theo thứ tự ưu tiên và tiếp tục tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày, đảm bảo phủ liều nhắc cho toàn bộ người trên 18 tuổi sống tại TPHCM vào cuối năm 2022.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-07T23:12:00

    Ca mắc ngoài cộng đồng ở Bà Rịa-Vũng Tàu có chiều hướng gia tăng

    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 6/12 đến 18h ngày 7/12/2021, tỉnh này ghi nhận 491 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết thêm, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ca bệnh cộng đồng và các trường hợp F1 có chiều hướng gia tăng. Do đó, Bà Rịa-Vũng Tàu đã có hướng dẫn bổ sung nội dung theo dõi sức khỏe của các trường hợp F1 sau khi đã hoàn thành cách ly y tế tập trung hoặc cách ly y tế tại nhà.

    Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, hướng dẫn F1, F0 thực hiện nghiêm túc cách ly, điều trị tại nhà và nơi làm việc, tạo sự yên tâm và an toàn cho người dân.

    Bình Thuận vượt mốc 20.000 ca mắc COVID-19

    Cùng ngày 7/12, tỉnh Bình Thuận ghi nhận thêm 170 ca dương tính với SARS-CoV-2.

    Từ 17 giờ ngày 7/12, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã tạm dừng các hoạt động để phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, người dân không được đi ra đường trừ đưa bệnh nhân đi cấp cứu, công tác cứu hỏa, thiên tai, phòng chống dịch, khám chữa bệnh, tang lễ, xe đưa rước công nhân.

    Ngoài ra, thị trấn Phan Rí Cửa cũng yêu cầu tạm dừng bán vé số dạo, buôn bán hàng rong, buôn bán các mặt hàng trên vỉa hè, đường phố; tiếp tục thực hiện giờ giới nghiêm từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, nghiêm cấm tất cả người dân đi ra đường, trừ lực lượng tham gia phòng chống dịch.

    Thị trấn Phan Rí Cửa sẽ triển khai việc cấp phiếu đi chợ cho hộ dân, quy định cụ thể các ngày trong tuần, cấp thẻ thông hành để người dân sử dụng khi thực sự có công việc cần thiết phải ra đường. Các tổ kiểm tra của thị trấn Phan Rí Cửa có nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra trên địa bàn, nâng tần suất kiểm tra trong ngày, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành công tác phòng chống dịch của địa phương.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-08T00:12:00

    Thừa Thiên Huế bổ sung 822 ca mắc Covid-19

    Bộ Y tế thông báo Thừa Thiên Huế bổ sung thông tin cho 822 ca mắc Covid-19, khiến số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tăng cao bất ngờ.

    Về vấn đề này, ông Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau khi rà soát số ca mắc Covid-19, đến chiều ngày 3/12, Sở Y tế đăng ký bổ sung thông tin 822 ca mắc Covid-19 đã được lấy mẫu từ trước đó trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19. Tính đến ngày 6/12, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận gần 5.500 ca mắc Covid-19.

    Theo ông Trần Kiêm Hảo, sở dĩ có 822 ca Covid-19 bổ sung là do một số bệnh nhân vào điều trị ở các bệnh viện thì xuất hiện trình trạng F0, chuyển qua điều trị cách ly. Trong lúc đó, ngành Y tế Thừa Thiên Huế lo chống dịch nên khi nhận ca bệnh thì không kịp bổ sung. Sau khi rà soát lại ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế xin bổ sung mã cho đầy đủ.

    “Mã ca dương từ lâu nay mình có PCR nhưng thiếu mã thì phải bổ sung. Vì mấy bệnh nhân vào các bệnh viện điều trị, xuất hiện thành F0 mình cấp mã không kịp. Bây giờ, rà soát lại hồ sơ thiếu mã thì xin cấp bổ sung để sau này họ hưởng chế độ” - ông Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế cho biết./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-08T00:12:00

    Hà Nội thông báo tìm người tới nhiều địa điểm

    Ban Chỉ đạo phòng chống, dịch COVID-19 quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa công bố một loạt hàng quán có liên quan đến ca F0, theo đó, yêu cầu những người từng tới đây tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với cơ sở y tế.

    Ban Chỉ đạo phòng chống, dịch COVID-19 quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thông báo tìm người đã đến các địa điểm sau:

    + Quán bún mọc tại 19 phố Nguyễn Thiện Thuật từ ngày 22/11 đến ngày 02/12.

    + Chợ bát phố Gầm Cầu từ ngày 28/11 đến ngày 02/12.

    + Quán bún riêu Xiên tại 17 – 19 phố Gầm Cầu từ ngày 22/11 đến ngày 03/12.

    + Cửa hàng quần áo 76 phố Hàng Đường từ ngày 01/12 đến ngày 06/12.

    + Quán chả cá Thăng Long tại số 6B phố Đường Thành từ 14h00 đến 15h00 ngày 05/12.

    + Quán cafe Starbucks ở phố Nhà Thờ từ 15h30 đến 16h00 ngày 05/12.

    Người đã đến các địa điểm và thời gian trên tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc CDC Hà Nội: 0241022 (nhánh 2)/ 0969.082.115 /0949.396.115 để được hướng dẫn và tư vấn.

    Tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội, khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-08T00:12:00

    F0 điều trị tại nhà tăng cao, TPHCM mua thêm 300.000 gói thuốc

    Theo UBND TPHCM, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố đang có diễn biến phức tạp, số ca F0 cách ly tại nhà đang tăng cao (hiện đang quản lý 66.874 ca). Mỗi ngày Thành phố có từ 1.300 đến 1.700 ca phát sinh mới.

    Bên cạnh đó, hiện nay đang có sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Trong bối cảnh này, cần kịp thời cấp phát thuốc cho người dân, không để F0 không tiếp cận được thuốc và sẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

    Thành phố giao Sở Y tế chủ động chuẩn bị thêm 300.000 gói thuốc, chia làm 2 đợt gồm: 200.000 gói thuốc A, 50.000 gói thuốc B và 50.000 gói thuốc trẻ em phục vụ điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà.

    Trong ngày 7.12, UBND TPHCM đã phát động “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ” với mong muốn ngăn ngừa những người thuộc nhóm nguy cơ bị nhiễm COVID-19, phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ nhiễm COVID-19 để kịp thời điều trị đặc hiệu với thuốc kháng virus và theo dõi sức khỏe nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

    Nguyên nhân trong thời gian qua, TPHCM đã ghi nhận phần lớn trường hợp tử vong do COVID-19 tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng, chưa được sử dụng thuốc kháng virus trước đó.

    Giai đoạn đầu của chiến dịch bắt đầu từ ngày 7.12 đến ngày 31.12 sẽ tập trung nguồn lực bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền. Sau đó, Thành phố sẽ tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai trong năm 2022 cho những trường hợp trên 50 tuổi.

    Để kịp thời triển khai các hoạt động bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, Thành phố sẽ tiến hành khảo sát và lập danh sách các hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, bao gồm người trên 65 tuổi. Ngay sau đó, những người thuộc nhóm nguy cơ theo danh sách trên địa bàn sẽ được thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

    Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính, Trạm y tế, Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng cấp phát ngay thuốc kháng virus (gói thuốc C) và gói thuốc A, B cho người F0.

    Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo không bỏ sót đối với những người thuộc nhóm nguy cơ. Đối với người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều, thuyết phục và nhanh chóng hướng dẫn đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm vaccine an toàn.

    Bên cạnh đó, việc tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người có bệnh nền; chỉ định thuốc điều trị tại nhà cho F0 sẽ được mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” sẽ chịu trách nhiệm và phối hợp Trạm y tế lưu động, Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn kịp thời phát hiện các trường hợp nặng để sơ cấp cứu tại nhà và chuyển viện.

    Theo Lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-08T01:12:00

    Bên trong 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà ở Hà Nội gồm những thuốc gì?

    Cấp 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà cho 30 quận, huyện, thị xã

    Sở Y tế Hà Nội sẽ phân bổ số lượng thuốc nhận được cho các Trung tâm y tế (TTYT) để cấp phát cho người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà. Theo đó, 30 TTYT quận, huyện, thị xã, mỗi TTYT sẽ được cấp 200 túi thuốc.

    Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn khẩn gửi TTYT quận, huyện, thị xã về việc phân bổ thuốc điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 (lần 1).

    Cụ thể, Công văn nêu rõ, ngày 2/12/2021, UBND TP ban hành phương án cách ly, quản lý, theo dõi khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid- 19 trên địa bàn TP.

    Hưởng ứng lời kêu gọi cùng chung tay phòng chống dịch của Sở Y tế Hà Nội, các DN sản xuất, kinh doanh dược đã tham gia ủng hộ các túi thuốc điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 như: Thuốc hạ sốt (Paracetamol 500mg), Vitamin C 500mg. Sở Y tế sẽ phân bổ số lượng thuốc nhận được cho các TTYT để cấp phát cho người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 8/12: TP.HCM chính thức tiêm vắc-xin mũi 3 cho người dân, Hà Nội cấp 6.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ

    Theo đó, 30 TTYT quận, huyện, thị xã, mỗi TTYT sẽ được cấp 200 túi thuốc (Cơ số 1 túi gồm Paracetamol 500mgx 20 viên; Vitamin c 500mg (hoặc Multivitamin) X 20 viên).

    Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị khẩn trương liên hệ với Phòng Nghiệp vụ Dược - Sở Y tế để tiếp nhận số lượng thuốc đã được phân bổ. Các đơn vị tiếp nhận, bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng và đúng các quy định chuyên môn hiện hành.

    Tiếp tục phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19

    Đối với công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Sở Y tế cũng vừa có công văn số 21391/SYT-NVY về việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 lần thứ 4 gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115.

    Theo hướng dẫn mới này, Hà Nội phân thành 3 tầng điều trị dựa theo mức độ lâm sàng và yếu tố nguy cơ.

    Cụ thể: Tầng 1 dành cho trường hợp bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với mức nguy cơ trung bình.

    Bệnh nhân gồm: Tuổi từ 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và đã tiêm đủ liều vắc xin; tuổi từ 3 tháng đến dưới hoặc bằng 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh nền, đã tiêm đủ liều vắc xin, không có triệu chứng cần can thiệp y tế.

    Những trường hợp ở tầng này được điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tại quận, huyện); hoặc cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.

    Tầng 2 dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao.

    Bệnh nhân gồm: từ 65 tuổi trở lên và đã tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vắc xin, từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vắc xin; phụ nữ có thai và sinh con từ dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi.

    Những trường hợp này điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2.

    Tầng 3 dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao.

    Bệnh nhân gồm: Tuổi từ trên hoặc bằng 65 và chưa tiêm đủ liều vắc xin; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vắc xin; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa.

    Những trường hợp này được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện trung ương.

    Bệnh cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị đối với những trường hợp đặc biệt.

    Cụ thể: Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Bắc Thăng Long; ở tầng 2 và tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện Trung ương.

    Người bệnh đang điều trị HIV, Lao, cơ sở tiếp nhận điều trị ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Phổi Hà Nội; ở tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện Trung ương.

    Người có bệnh lý tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội phối hợp) và bệnh viện trung ương.

    Người bệnh mắc các bệnh lý chuyên khoa khác (như: Răng hàm mặt, mắt, tai mũi, họng…) cần can thiệp y tế, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện đa khoa tầng 2; cơ sở điều trị tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương.

    Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, các bệnh viện thường xuyên đánh giá diễn biến, mức độ lâm sàng, xét nghiệm của người bệnh Covid-19, chủ động chuyển người bệnh đến các cơ sở điều trị ở tầng thấp hơn tiếp tục quản lý, điều trị khi tình trạng ổn định; đồng thời ưu tiên bố trí giường bệnh tầng 2, tầng 3 để tiếp nhận người bệnh mới.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-08T04:12:00

    Sở Y tế TP.HCM: Sẽ đến lúc không công bố số ca nhiễm mỗi ngày

    Sáng 8-12, tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM khóa X tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn lãnh đạo các sở, ngành.

    Được chất vấn đầu tiên, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cảnh báo dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới, ca chuyển nặng, ca tử vong có xu hướng tăng trở lại từ ngày 20-10.

    Đã có kịch bản ứng phó biến chủng Omicron

    Khi đại biểu chất vấn về phương án ứng phó với biến chủng mới, ông Tăng Chí Thượng cho biết ngành y tế liên tục theo dõi sát biến chủng Omicron. Tuy nhiên đến nay, gần như chưa thấy tín hiệu người mắc biến chủng này sẽ diễn tiến xấu hơn.

    Hiện ngành y tế đang tiến hành giám sát chặt người nhập cảnh vào TP, làm xét nghiệm nếu có kết quả dương tính sẽ giải trình tự gene ngay. TP chưa phát hiện biến chủng mới.

    Ông Thượng cho rằng đây là tín hiệu "tạm đỡ lo" nhưng vẫn không chủ quan. Lãnh đạo ngành y tế đánh giá việc chủng mới xâm nhập vào TP là vấn đề thời gian nên phải có phương án ứng phó.

    Hiện nay, ngành y tế đã dành riêng Bệnh viện dã chiến số 12 để thu dung, điều trị cho bệnh nhân nhiễm chủng mới.

    Về vấn đề F0 không khai báo với chính quyền địa phương, ông Thượng cho rằng hiện TP không triển khai tầm soát như trước mà tập trung xét nghiệm những người có nguy cơ. Người dân cũng có thể tự làm xét nghiệm tại nhà, nếu không ý thức tốt thì xảy ra tình trạng "người biết đã nhiễm bệnh vẫn đi lại, tiếp xúc với người xung quanh".

    Ông Thượng cho rằng cần truyền thông mạnh mẽ đến nhân dân để tự giác khai báo y tế. Đồng thời, cần tăng cường thực hiện quy chế phối hợp quản lý F0, phân công cụ thể cho từng bộ phận.

    "Sở Y tế cũng sẽ tham mưu để các các quy định xử phạt người biết mình là F0 nhưng vẫn lưu thông, giao lưu tiếp xúc với người khác dựa trên luật phòng chống luật truyền nhiễm và các quy định có liên quan" - ông Thượng cho hay.

    "Nếu người dân đồng hành cùng TP thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thì hi vọng dịch bệnh sẽ giảm. Đến thời gian nào đó, TP sẽ giống như Singapore, không công bố số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày, không quan trọng vấn đề số ca mắc mới mà xem đây như một căn bệnh thường khi người nhiễm không có diễn tiến nặng", Ông Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho hay. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ