Cập nhật lúc 19:51 - 13/10/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 8/10: "Cần có cơ chế đi lại, làm việc cho hàng triệu người đã tiêm vaccine"

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-10-07T23:10:00

    Hà Nội phát hiện 3 ca dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng

    Tối 7/10, trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo UBND quận Hà Đông (Hà Nội) xác nhận, trên địa bàn quận vừa ghi nhận 3 trường hợp trong một gia đình ở phường La Khê có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

    Cụ thể, 3 người trong gia đình này sống tại ngõ 28 Lê Trọng Tấn, phường La Khê. Người con trai 21 tuổi, là thợ nhôm kính tại xưởng ở phường Phú La, quận Hà Đông, ngày 4/10 xuất hiện triệu chứng ho, sốt. Đến sáng 7/10, nam thanh niên tự đi xét nghiệm nhanh tại Bệnh viện Đa khoa Thiên Đức, có kết quả dương tính.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 81/0: Hà Nội phát hiện 3 ca dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng - Ảnh 1.

    Người mẹ 49 tuổi cũng làm nghề nhôm kính tại xưởng ở phường Phú La, quận Hà Đông. Ngày 1/10, bà sốt nhẹ, mệt mỏi và ho nhiều, tự đi mua thuốc uống. Sau khi con trai có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính, trạm y tế phường La Khê đã lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho bà và chồng (bị tai biến nên chỉ ở nhà), đều dương tính.

    Lãnh đạo UBND quận cho hay, hiện các đơn vị vẫn đang tiến hành xác minh và chưa xác định được nguồn lây cụ thể của các trường hợp trên. Được biết, người con trai đã tiêm một mũi vắc xin từ tháng 8, nhưng có lịch trình đi lại khá phức tạp nên cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, xác định.

    Liên quan đến 3 người trong gia đình dương tính này, lãnh đạo UBND quận Hà Đông cho biết, các đơn vị chức năng của quận đã tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ nhà của họ và khu vực xung quanh. Đồng thời, đưa các trường hợp F1 đi cách ly tập trung và hướng dẫn việc cách ly cho các trường hợp liên quan.

    Trung tâm y tế của quận đã lấy mẫu xét nghiệm PCR khu vực nhà bệnh nhân ở ngõ 28, 30 Lê Trọng Tấn, khoảng 250 mẫu và phối hợp với UBND phường La Khê và UBND Phú La tổ chức phong tỏa tạm thời khu vực liên quan chờ kết quả xét nghiệm. Cơ quan chức năng tiến hành truy vết và thông báo UBND các phường có các trường hợp tiếp xúc gần để tổ chức điều tra, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-07T23:10:00

    Sở Y tế Hà Nội: Người dân chủ động, tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch

    Tối 7/10, Sở Y tế Hà Nội có văn bản 16259/SYT-NVY chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập thực hiện nghiêm việc chỉ đạo của Bộ Y tế tại công văn 8259/BYT-DP ngày 1/10/2021 về tăng cường công tác xét nghiệm SARS-CoV-2.

    Sở Y tế giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội là đầu mối hướng dẫn về chuyên môn trong công tác chỉ định đối tượng, khu vực nguy cơ và phương pháp xét nghiệm phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông nâng cao ý thức của người dân về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, hướng dẫn người dân chủ động, tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch.

    Sở Y tế cũng rà soát, cung cấp danh sách sinh phẩm xét nghiệm test kháng nguyên nhanh đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký, cấp giấy phép nhập khẩu tại Việt Nam và danh sách các nhà thuốc, cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế có cung cấp sinh phẩm trên địa bàn thành phố. Danh sách này sẽ được thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng để cơ quan, đơn vị và người dân dễ tiếp cận./.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-08T00:10:00

    Phát hiện thêm gần 200 F0 trong dòng người về miền Tây

    Tối 7/10, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang cho biết hôm nay, địa phương này ghi nhận thêm 183 F0. 80 trường hợp trong số này về từ TP.HCM và các tỉnh lân cận.

    Như vậy, từ ngày 1/10 đến 7/10, An Giang có 231 F0 được ngành y tế bóc tách từ hơn 42.000 người về quê. Theo thống kê, F0 trở về từ Bình Dương là 95 người, còn lại là Long An (77), TP.HCM (48) và Đồng Nai (10).

    Tại Sóc Trăng, trong 89 F0 mới phát hiện có 22 người được sàng lọc tại cộng đồng liên quan Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Út Xi ở xã Tài Văn, huyện Trần Đề. Như vậy, trong 3 ngày liên tiếp, ổ dịch tại doanh nghiệp này có 253 F0 trong cộng đồng.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 81/0: Hà Nội phát hiện 3 ca dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng - Ảnh 1.

    Trong ngày 7/10, Sóc Trăng ghi nhận 58 F0 về từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Những ngày trước, địa phương này đã ghi nhận gần 100 người nhiễm nCoV trong các nhóm hồi hương.

    Cùng ngày, Cà Mau có 71 F0 mới, trong đó 55 ca là người về quê từ 4 tỉnh, thành phố phía nam. Tính từ ngày 3/10 đến nay, tỉnh này ghi nhận 165 F0 trong các đoàn người về quê.

    Để giảm tải cho các khu cách ly tập trung, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho người tiêm đủ 2 liều vaccine phòng Covid-19 sẽ cách ly tại nhà trong 7 ngày. Người tiêm 1 mũi vaccine đủ 14 ngày và F0 khỏi bệnh sẽ cách ly tại nhà trong 2 tuần. Trường hợp còn lại sẽ cách ly tập trung.

    UBND tỉnh An Giang cũng vừa quy định trường hợp nào xét nghiệm âm tính sẽ được cách ly tại nhà. Số người cách ly tại nhà hiện nay khoảng 25.000 người và sẽ còn tăng.

    Tỉnh Cà Mau cũng cho những trường hợp âm tính nCoV được cách ly tại nhà nhưng trong 28 ngày. Những người được cách ly tại nhà ở Cà Mau phải đảm bảo không sống cùng người thân. Vì vậy, nhiều gia đình là họ hàng đã vận động nhau nhường nhà cho người về quê.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-08T00:10:00

    Thủ tướng ra công điện hỏa tốc chỉ đạo các tỉnh đón người dân về quê

    Nhấn mạnh nhu cầu về quê của người dân là chính đáng, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương phối hợp đưa, đón người dân nhanh, không để ùn ứ tại các điểm kiểm soát cửa ngõ.

    Yêu cầu này được đề cập trong công điện hỏa tốc của Thủ tướng gửi các tỉnh, thành về việc lo đưa đón người dân về quê, ban hành ngày 7/10.

    Theo người đứng đầu Chính phủ, sau một thời gian khá dài thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 16, một bộ phận người dân ở TP.HCM, Bình Dương... có nhu cầu di chuyển về quê.

    "Đây là nhu cầu chính đáng của người dân, tuy nhiên nếu không tổ chức tốt việc đưa, đón để người dân phải tự phát về quê thì sẽ dẫn tới nguy cơ dịch bệnh lây lan ra nhiều địa phương trong cả nước”, công điện của Thủ tướng nêu rõ.

    Thủ tướng đánh giá trong những ngày qua, mặc dù các tỉnh, thành phố đã cố gắng để tổ chức đưa đón an toàn, do số lượng người dân có nhu cầu về quê cùng một thời điểm quá lớn, sự phối hợp giữa các địa phương chưa chủ động, nhịp nhàng nên đã gây ùn ứ tại các điểm kiểm soát dịch, khiến nhiều người dân, trong đó có cả người già, trẻ em rất vất vả.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 81/0: Hà Nội phát hiện 3 ca dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng - Ảnh 1.

    Để tiếp tục thực hiện các giải pháp kiểm soát dịch bệnh, đồng thời đảm bảo để người dân có nhu cầu cần thiết, chính đáng được đưa, đón về quê an toàn, chu đáo, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố phối hợp đưa, đón người dân nhanh, nhịp nhàng hơn, không để ùn ứ tại các điểm kiểm soát cửa ngõ.

    Ở những nơi tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn nhưng đã dừng thực hiện Chị thị 16, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tích cực vận động, thuyết phục người dân yên tâm ở lại gắn với hỗ trợ an sinh và thực hiện khôi phục sản xuất kinh doanh an toàn.

    Với những người vẫn muốn về quê cần chủ động lập danh sách thông báo cho địa phương nơi đến và tổ chức đưa, đón họ. Còn với người dân đã ra tới các chốt kiểm soát cửa ngõ của tỉnh, thành phổ để về quê thì phải thực hiện ngay việc phân nhóm, thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn dịch tễ, liên hệ với tỉnh, thành phố nơi đến và tổ chức đưa người dân đi.

    Thủ tướng cũng yêu cầu bố trí phương tiện vận chuyển an toàn đối với những người không có phương tiện hoặc người già, phụ nữ có thai, trẻ em có nhu cầu. Các tỉnh, thành phố dọc đường đi có trách nhiệm phối hợp đảm bảo giao thông thông suốt và có sự hỗ trợ nếu cần thiết. Tỉnh, thành phố nơi đến có trách nhiệm đón, nhận bàn giao và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch theo quy định.

    Theo chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, với tỉnh, thành phố nếu phát hiện có người dân tự phát từ vùng có dịch về quê đang đi qua địa phương mình cần chủ động hỗ trợ cần thiết, thông báo cho tỉnh, thành phố nơi đến và tổ chức đưa người dân di chuyển an toàn không để lây lan dịch bệnh. Đồng thời, bố trí phương tiện chuyên chở thuận lợi nếu người dân không có phương tiện phù hợp.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-08T01:10:00

    TP.HCM chuẩn bị gì khi Bộ Y tế rút chi viện?

    Chiều 7-10, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết cao điểm ở TP.HCM có đến 36.000 ca bệnh tại các cơ sở điều trị. 

    Thời điểm đó, TP đã đáp ứng nhanh bằng cách phân các tầng điều trị thu dung trên địa bàn TP. Đồng thời, Bộ Y tế huy động lực lượng hơn 6.700 y bác sĩ, và các lực lượng khác để hỗ trợ TP.HCM. 

    Tuy nhiên, hiện số ca bệnh giảm, số ca khỏi gấp nhiều lần số nhập viện, TP đã chuyển đổi công năng một số bệnh viện dã chiến thu dung và cơ sở điều trị để phù hợp tình hình mới, việc rút lực lượng chi viện theo chỉ đạo của Bộ Y tế là đúng theo diễn biến dịch bệnh của TP.

    Về kế hoạch phân công các ngành y tế khi lực lượng chi viện rút về, chánh văn phòng Sở Y tế cho biết hiện Sở Y tế đang phối hợp các sở ngành đang tham mưu cho UBND kế hoạch chuyển đổi.

    Việc ứng phó khi các đội ngũ y tế rút về đã được TP chuẩn bị ngay từ khi lực lượng này vào chi viện. Hàng ngày, Sở Y tế đều tổ chức giao ban các tầng để nâng cao năng lực điều trị của bệnh viện, họp mặt và tập huấn về việc chuyển chuyến nâng tầng. 

    Tất cả nhân viên ngành y tế khi tham gia điều trị COVID-19 trên các tầng đã cùng các bệnh viện thu dung họp giao ban để có thể nắm và sẵn sàng tiếp nhận công việc ngay sau khi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chi viện rút đi.

    Về quá trình giải thể và tái cấu trúc các bệnh viện dã chiến, bà Mai cho biết Sở Y tế đang phối hợp các sở ngành tham mưu cho UBND TP với phương hướng tái cấu trúc các bệnh viện.

    Cụ thể, nơi cách ly F0 là các trường học, cơ sở đào tạo sẽ nhanh chóng thu gọn khi hết người cách ly để trả về cho khối trường học.

    Tại khu vực quận huyện sẽ thành lập những bệnh viện dã chiến thu dung để chăm sóc F0 trong cộng đồng. Nếu các F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được cách ly điều trị tại nhà. Tuy nhiên những trường hợp không đủ điều kiện phải đưa vào bệnh viện thu dung trên địa bàn.

    Đối với các bệnh tầng 2, tầng 3 do Sở Y tế quản lý, bệnh viện dã chiến thu dung sẽ tái cấu trúc lại.

    Đặc biệt, những bệnh viện gắn với các trung tâm hồi sức như bệnh viện dã chiến số 13, 14, 16 gắn với trung tâm hồi sức của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế sẽ chuyển đổi thành các bệnh viện 3 tầng ngay trong nội bộ bệnh viện để có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu khi có sự cố.

    Với các bệnh viện cấp TP, cấp quận huyện sẽ trả lại công năng ban đầu theo đúng lộ trình.

    Ngoài ra, TP sẽ củng cố chất lượng của các bệnh viện điều trị COVID-19 trên địa bàn, đảm bảo tối thiểu 900 giường hồi sức với đầy đủ máy thở monitor và 3.000 giường hồi sức có oxy để phòng ngừa khi có những diễn biến phức tạp.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-08T02:10:00

    TP HCM còn 2 quận huyện chưa đạt tiêu chí kiểm soát dịch

    Đến nay có 20 quận huyện được đề nghị công bố kiểm soát được dịch, chỉ còn Bình Tân và Bình Chánh chưa đạt, theo Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.

    Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 7/10, sau một tuần thành phố thực hiện Chỉ thị 18 về nới lỏng giãn cách.

    Theo ông Hải, tính đến ngày 4/10, có 17/22 địa phương đủ điều kiện và được đề nghị công bố đã kiểm soát dịch. Ba ngày qua có thêm 3 quận huyện được đánh giá đủ tiêu chí kiểm soát dịch theo quy định của Bộ Y tế là quận 4, Bình Thạnh và Hóc Môn.

    "Như vậy, trong tổng số 22 quận huyện, thành phố trên địa bàn hiện chỉ còn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh là chưa được đề nghị công bố kiểm soát dịch", ông Hải nói.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-08T03:10:00

    'Cần có cơ chế đi lại, làm việc cho hàng triệu người đã tiêm vaccine'

    TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nêu quan điểm trên trước thực tế Chính phủ đã nêu chủ trương "thích ứng an toàn" với Covid-19, song quy định về đi lại (hàng không, đường sắt, đường bộ), xét nghiệm, cách ly... ở các địa phương đang khác nhau.

    - Từ góc độ chuyên gia, ông nhìn nhận sự khác nhau giữa mục tiêu "zero Covid" và "thích ứng, sống chung an toàn" như thế nào?

    - Zero Covid và chung sống an toàn với Covid không chỉ là hai quan điểm, mà còn là hai cách tiếp cận về Covid dựa trên hai khuôn khổ tư duy khác nhau.

    Để theo đuổi mục tiêu zero Covid, tức loại bỏ virus hoàn toàn khỏi đời sống, không còn F0 cộng đồng, đòi hỏi phải tập trung những nguồn lực vô cùng lớn. Chiến lược này đồng thời chấp nhận hy sinh những lợi ích kinh tế, xã hội và dân sinh cũng to lớn không kém để dập dịch. Tư duy này sẽ đúng với hai điều kiện. Thứ nhất, các ca nhiễm không nhiều và được phát hiện sớm, nhờ đó việc khoanh vùng hẹp, thời gian phong tỏa để dập dịch ngắn. Thứ hai, đất nước phải đóng cửa cách biệt với thế giới bên ngoài (vì hiện nay hầu hết các nước khác đều chấp nhận sống chung an toàn với Covid).

    Rất tiếc, trong đợt bùng phát thứ tư, với biến chủng Delta, Việt Nam không hội đủ bất kỳ điều kiện nào để thực hiện zero Covid.

    Còn sống chung an toàn với Covid là cách tư duy rằng đây là một hiện tượng tự nhiên, muốn hay không muốn nó đang hiện hữu trong đời sống. Vì vậy, phải chấp nhận Covid như một phần của đời sống, dù là phần không mong muốn.

    Mục tiêu của chúng ta là tìm mọi cách giảm thiểu tác hại của nó trên các mặt, bao gồm về sức khỏe, kinh tế, xã hội. Không thể chỉ tập trung giảm thiểu tác hại về sức khỏe.

    - Theo ông, đâu là cơ sở để thích ứng an toàn, tiến tới mở cửa trở lại trong khi dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát?

    - Khi đã bao phủ được vaccine Covid-19 cho người dân trên diện rộng có nghĩa là số người nhiễm chuyển nặng và tử vong sẽ rất thấp. Theo số liệu của Singapore và một số nước, thì 98% số người đã tiêm chủng đầy đủ nếu bị nhiễm sẽ không phát bệnh. Như vậy, các cơ sở y tế sẽ không phải đối mặt với tình trạng quá tải. Covid đương nhiên dần trở thành một loại bệnh thông thường, như nhiều bệnh truyền nhiễm khác vẫn tồn tại trong cuộc sống hiện nay.

    Dựa trên cơ sở này, các chính sách đề ra cho các địa phương đã bao phủ được vaccine diện rộng phải hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã tiêm chủng đầy đủ cũng như F0 khỏi bệnh quay trở lại làm việc bình thường, ít nhất trong phạm vi từng tỉnh, thành. Hiện nay TP HCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Long An, Đà Nẵng... đã cơ bản tiêm xong mũi một vaccine và đang đặt mục tiêu hoàn thành mũi hai trong tháng 10, tháng 11.

    Những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao, việc hạn chế giao lưu không còn cần thiết. Bởi nếu có F0 trong cộng đồng, địa phương có thể chữa trị bình thường, hệ thống y tế không quá tải.

    Với những người đã tiêm chủng hoặc F0 khỏi bệnh, họ đi đến nơi nào cũng vẫn an toàn cho bản thân. Tuy nhiên, họ có thể vẫn bị nhiễm, mang virus trong người, rồi lây nhiễm cho người khác. Vì vậy, các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp vẫn cần áp đặt các biện pháp hạn chế giao lưu, để tránh lây lan dịch bệnh. Đến khi có những nghiên cứu, số liệu đầy đủ hơn về mức độ làm lây nhiễm dịch bệnh của người đã tiêm vaccine hoặc F0 khỏi bệnh, thì những nơi này cũng cần điều chỉnh các biện pháp hạn chế cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

    - Như vậy ông cho rằng nên để những người đã tiêm đủ liều vaccine quay trở lại cuộc sống "bình thường mới"? 

    - Đến hết ngày 7/10, Việt Nam đã tiêm vaccine cho tổng số gần 50 triệu người, trong đó 36,4 triệu người tiêm mũi một, 12,8 triệu người tiêm đủ liều. Như đã phân tích ở trên, số người tiêm đủ liều cơ bản an toàn trước dịch bệnh; người tiêm một mũi cũng an toàn hơn so với người chưa tiêm.

    Vì vậy, cơ quan chuyên môn và các địa phương cần sớm xây dựng cơ chế để nhóm dân số đã an toàn trước dịch bệnh có thể tham gia bất kỳ hoạt động nào, trong phạm vi địa lý nhất định. Kể cả trong trường hợp bị nhiễm bệnh, họ vẫn có thể đi làm bình thường. Lý do là vì họ sẽ tự nhiễm, tự khỏi, một tỷ lệ rất thấp phát bệnh cũng không làm cho hệ thống y tế bị quá tải.

    Những người mới tiêm được một mũi thì có thể tham gia nhiều hoạt động hơn người chưa tiêm, nhưng vẫn phải giữ gìn cho đến khi tiêm đủ hai mũi. Vấn đề chỉ là những người này phải thực hiện nghiêm 5K để tránh lây nhiễm cho người chưa tiêm.

    - Hiện nay tỷ lệ tiêm chủng giữa các địa phương khác nhau. Vậy nên tổ chức đi lại liên tỉnh (hàng không, đường bộ, đường sắt) như thế nào để đảm bảo an toàn?

    - Một số địa phương đã bao phủ được vaccine diện rộng, nhưng nhiều nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp. Nhưng tôi cho rằng, đã xác định tinh thần sống chung an toàn với Covid, nghĩa là nền kinh tế phải được vận hành bình thường.

    Nền kinh tế của đất nước là một thể thống nhất, nên việc lưu thông hàng hóa phải diễn ra thông suốt. Tỷ lệ tiêm chủng nhiều hay ít không phải và không thể là lý do để gây ách tắc cho vận chuyển hàng hóa. Trên các đường giao thông, đặc biệt là trên quốc lộ, các phương tiện vận tải phải được di chuyển bình thường, kể cả trong điều kiện có dịch bệnh hay không. Không địa phương nào có quyền ngăn chặn hoặc gây ách tắc sự lưu thông của hàng hóa.

    Để đảm bảo an toàn về dịch bệnh, các địa phương có thể áp đặt quy định, phương tiện vận chuyển hàng hóa chỉ được dừng đậu tại những điểm cố định trên các tuyến đường. Các điểm này có điều kiện phòng chống dịch cao và được bố trí hợp lý để các tài xế có thể nghỉ ngơi trước khi tiếp tục di chuyển.

    Đối với việc đi lại của người dân, nên áp dụng mô hình thẻ xanh. Những người đã tiêm đủ hai liều vaccine, F0 khỏi bệnh được cấp thẻ xanh. Khi họ di chuyển đến địa phương có tỷ lệ tiêm chủng cao, chỉ cần trình thẻ xanh là đủ. Khi họ đi vào địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp thì ngoài thẻ xanh, có thể cần thêm xác nhận xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, trong thời điểm chúng ta chưa đạt được miễn dịch cộng đồng ở phạm vi cả nước. Khi cả nước đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, tạo miễn dịch cộng đồng thì các giải pháp trên cần được bãi bỏ, bởi làm phát sinh chi phí, mà ít mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế, xã hội.

    - Theo ông, cần làm gì để việc chuyển trạng thái chống dịch cũng như cơ chế cho những người đã tiêm vaccine thực hiện thống nhất toàn quốc, tránh cách vận dụng khác nhau giữa các tỉnh?

    - Gần hai năm chống dịch vừa qua, xảy ra khá nhiều trường hợp địa phương ban hành các quy định riêng, không phù hợp với quy định chung từ Trung ương, như ngăn sông cấm chợ; cản trở lưu thông hàng hóa; không cho người dân trở về quê...

    Gần đây, lãnh đạo Chính phủ đã nêu ra quan điểm rất phù hợp với tình hình khi chuyển sang trạng thái "thích ứng an toàn", nhưng trong khuôn khổ tư duy của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương vẫn chưa thay đổi kịp để thích ứng.

    Nguyên nhân chủ yếu vì lãnh đạo các địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh bùng phát. Vậy nên họ cố gắng giữ cho địa bàn của mình không bị lây lan dịch bệnh cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều địa phương đã không đánh giá hết tác động của những biện pháp mà họ đề ra và không quan tâm đầy đủ đến việc cân đối giữa lợi ích của địa phương với lợi ích của quốc gia.

    Ngoài ra, trong điều kiện dịch bệnh, có lẽ, cần phải tập quyền cho Trung ương nhiều hơn mức đã áp dụng vừa qua.

    Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương bảo đảm được sự chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền. Nhờ đó, các giải pháp được đề ra cũng phù hợp hơn với tình hình thực tế từng nơi. Tuy nhiên, phân cấp, phân quyền thì phải tương ứng với năng lực. Nếu phân cấp, phân quyền mạnh mà năng lực yếu, thì hệ lụy sẽ rất lớn.

    Ngoài ra, nếu phân cấp, phân quyền cho địa phương nhiều sẽ có thể dẫn đến tình trạng "phân mảng và cát cứ". Điều này làm cho việc chuyển đổi chiến lược sang mô hình thích ứng an toàn với Covid trên cả nước trở nên khó khăn. Lý do vì thích ứng trước hết là thích ứng về mặt kinh tế. Trong khi kinh tế của đất nước là một thể thống nhất, nếu bị phân mảng, cát cứ thì rất khó vận hành.

    Tôi cho rằng Chính phủ cần sớm làm rõ khuôn khổ của khái niệm chung sống an toàn với Covid. Trên cơ sở đó, cần ban hành khung cho mô hình bình thường mới bao gồm cả phòng chống dịch, mở cửa kinh tế và khôi phục mọi mặt đời sống xã hội. Các địa phương chỉ được cụ thể hóa trong phạm vi khung chung mà Chính phủ đã ban hành. Mọi biện pháp hay sự "sáng tạo" của các địa phương đều không được phép vượt ra khỏi bộ khung quy định chung đó.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-08T03:10:00

    Chuyên gia: 'Hà Nội không nên quá thận trọng mà tự bó buộc mình'

    GS.TS Hoàng Văn Cường (đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân), cho rằng mở cửa thế nào, tiếp nhận người dân từ những địa phương khác ra sao là cái khó của chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh không thể vì quá cẩn trọng mà thủ đô tự bó buộc mình.

    Theo ông Hoàng Văn Cường, với mục tiêu sống chung, an toàn với dịch, chủ trương của Hà Nội là mở cửa thận trọng, dần dần giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh được tái lập trong điều kiện an toàn. Ngoại trừ các loại hình dịch vụ có khả năng lây nhiễm cao như quán bar, massage, karaoke, hầu hết dịch vụ còn lại đã được cho phép trở lại.

    Nhìn nhận về lộ trình nới lỏng này, ông Cường cho rằng việc TP thận trọng hơn các địa phương khác là điều dễ hiểu. Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị và là thủ đô nên để dịch bùng phát nguy cơ vô cùng khôn lường.

    "Chúng ta không mở cửa ồ ạt, bỏ kiểm soát. Nhưng ở đây TP phải tính toán để vừa kiểm soát nhưng vẫn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được tái lập. Và điểm mấu chốt trong đó là phải tạo điều kiện cho giao lưu trở lại", ông Cường nói.

    Tuy nhiên, hoạt động đi lại của người dân ở thời điểm này chưa đáp ứng được thực tế. Ông Cường cho rằng khi doanh nghiệp, cơ quan mở cửa trở lại, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực để tái sản xuất. Và nhân lực không thể chỉ ở địa phương mà còn tại tỉnh, thành phố khác. Nếu Hà Nội tiếp tục hạn chế việc đi lại, giao lưu thì khả năng các doanh nghiệp bị đình trệ, ảnh hưởng đến hoạt động là rất lớn.

    "Hà Nội không nên quá thận trọng mà tự bó buộc mình. TP nên mở cửa cho các đường bay và kèm theo điều kiện đối với hành khách trên máy bay. Có thể đặt ra yêu cầu như tiêm vaccine, xét nghiệm âm tính thì mới được lên máy bay đến Hà Nội", ông Cường nói.

    Còn đối với người chưa tiêm vaccine, vị đại biểu Quốc hội đề xuất cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận hành khách đó phải có trách nhiệm giám sát, giới hạn phạm vi hoạt động, chờ đến khi được tiêm vaccine. Phân cấp cho đơn vị tiếp nhận người từ các chuyến bay sẽ giúp giảm tải cho các cơ sở cách ly của TP, giải quyết được điều lãnh đạo Hà Nội lo ngại khi mở các đường bay.

    Ông nhấn mạnh TP cần tạo điều kiện cho hàng không, nhưng bước đầu phải rất thận trọng, giới hạn số chuyến, hành khách. Kèm theo đó, Hà Nội cũng phải tính toán chi tiết điều kiện thu dung, cách ly với người về từ vùng dịch, cơ chế phân bổ vaccine cho lao động ngoại tỉnh cũng như phân cấp mạnh hơn cho từng địa phương.

    Ngành giao thông phải có quy định đảm bảo phòng dịch

    Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế) cho rằng việc "mở khóa" cho các hoạt động, phương tiện giao thông dù là hàng không hay xe buýt, taxi đều rất cần được Hà Nội quan tâm trong lúc này.

    "Là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn và là khu vực kinh tế trọng điểm, nếu Hà Nội không mở cửa thì các địa phương khác cũng bị ách tắc. Vì vậy, mở cửa thế nào, lộ trình ra sao không chỉ tác động đến Hà Nội mà còn nhiều địa phương và cả khu vực miền bắc. Trách nhiệm của Hà Nội là rất lớn", ông Phu nói.

    Đóng góp ý kiến về lộ trình mở lại một số đường bay nội địa thời gian tới, ông Phu cho rằng TP có thể cho phép những chuyến bay từ địa phương không có dịch hoặc nguy cơ thấp tới Hà Nội. Việc này sẽ hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp cũng như các địa phương và doanh nghiệp hàng không.

    "Ngành giao thông vận tải cũng cần có quy định cụ thể để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho khách bay. Riêng đối với khách từ TP.HCM và một số địa phương có tỷ lệ mắc trong cộng đồng cao cần có quy định về xét nghiệm, cách ly hợp lý kể cả đã tiêm đủ liều vaccine", ông Phu nêu ý kiến.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-08T05:10:00

    Trưa 8/10, Hà Nội thêm 1 ca mắc Covid-19 mới về từ Bình Dương

     Sở Y tế Hà Nội thông báo, từ 6h ngày 8/10 đến 12h ngày 8/10 ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 mới trở về từ Bình Dương.

    Ca bệnh tại huyện Mỹ Đức thuộc chùm ca bệnh về từ các tỉnh có dịch.

    Cụ thể:

    Chùm về từ các tỉnh có dịch (1)

    1) C.T.B, nữ, sinh năm 1991;

    Địa chỉ:  Hương Sơn, Mỹ Đức;

    Dịch tễ: Bệnh nhân về từ tỉnh Bình Dương, đến ngày 19/9 về đến Hà Nội và được chuyển cách ly tập trung tại Thường Tín. Ngày 8/10 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 4.030 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.606 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.424 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-08T06:10:00

    TP.HCM đã tiêm 12 triệu liều vắc xin, gần 70% người tiêm mũi 2

    Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM trưa 8-10 cho biết, trong ngày 7-10, TP.HCM đã tiêm vắc xin COVID-19 được cho 80.493 người. Tại các điểm tiêm đều trật tự, ổn định.

    Như vậy, từ khi TP.HCM bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 đến hết ngày 7-10 đã tiêm được 12.045.799 mũi tiêm, trong đó 5.013.768 người tiêm mũi 2. Vắc xin Vero Cell đã tiêm cho 2.942.091 người.

    Tỉ lệ người trên 18 tuổi đã tiêm 1 mũi là 97,5%; người tiêm đủ 2 mũi là 69,6%; người trên 65 tuổi được tiêm 2 mũi là 73,47%; người trên 50 được tiêm 2 mũi là 61,79%.

    Theo dữ liệu từ Cổng thông tin COVID-19, tốc độ tiêm tại TP.HCM từ ngày 5 đến 7-10 có xu hướng giảm dần. Các địa phương có tỉ lệ tiêm mũi 2 còn thấp gồm huyện Bình Chánh (61%), quận Bình Thạnh (62%), quận Bình Tân (66%), quận 4 và quận 6 (69%)...

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ