Cập nhật lúc 07:24 - 11/02/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 6/2: Hơn 50 nghìn F0 Hà Nội theo dõi tại nhà, khi nào bạn cần đi viện?

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-02-05T23:02:00

    Hà Nội chỉ còn 9 xã, phường ở cấp độ 3 COVID-19

    Thành phố Hà Nội đã công bố cấp độ dịch COVID-19. Theo đó, thành phố có 541 địa phương (xã, phường, thị trấn) ở cấp độ 1; 29 địa phương ở cấp độ 2 và 9 địa phương ở cấp độ 3.

    Cụ thể, 9 địa phương ở cấp độ 3 về dịch COVID-19 gồm xã Đông Phương Yên, Phú Nghĩa, Trung Hoà (huyện Chương Mỹ); phường Khâm Thiên, Quốc Tử Giám (quận Đống Đa); phường Vạn Phúc (quận Hà Đông); xã Chi Đông (huyện Mê Linh); phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm); xã Đại Thành (huyện Quốc Oai).

    Như vậy, so với thời điểm công bố cấp độ dịch COVID-19 hôm 28/1, Hà Nội đã có 4 xã, phường, thị trấn giảm từ cấp độ 3 về cấp độ 2 COVID-19. Nhiều xã, phường, thị trấn cũng trở về cấp độ 1, cấp độ 2 về COVID-19.

    Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, ngày 4/2, Hà Nội ghi nhận 2.756 ca mắc mới COVID-19, phân bố tại 402 xã, phường thuộc 30 quận, huyện, thị xã.

    Hiện, thành phố đang điều trị 52.698 bệnh nhân, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư 152 trường hợp; tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 171 trường hợp; tại các bệnh viện của Hà Nội 2.345 trường hợp; tại cơ sở thu dung thành phố 33 trường hợp; tại các cơ sở thu dung quận, huyện 657 trường hợp; theo dõi, điều trị tại nhà 49.340 trường hợp.

    Trong ngày 4/2, thành phố ghi nhận 23 trường hợp tử vong vì COVID-19, nâng tổng số trường hợp tử vong vì COVID-19 trên địa bàn thành phố kể từ tháng 4/2021 đến nay là 726 người.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-06T00:02:00

    TPHCM chỉ còn duy nhất 1 xã thuộc vùng vàng trên bản đồ COVID-19, tuần thứ 5 liên tiếp là 'vùng xanh'

    Dựa trên 3 tiêu chí về số ca mắc COVID-19 mới tại cộng đồng, độ bao phủ vắc xin COVID-19 và tiêu chí đảm bảo khả năng chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, địa phương đánh giá phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ, thì TPHCM hiện đang ở cấp độ 1 – vùng xanh (nguy cơ thấp của dịch COVID-19).

    Cụ thể, về tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần thì số ca mắc mới trong tuần đánh giá từ ngày 28/1 đến 3/2 trên địa bàn thành phố là 964 ca. Về độ bao phủ vắc xin (tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin COVID-19) đến hết ngày 4/2 là 100%; tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 trên địa bàn thành phố là 94,1%.

    Thành phố đang đảm bảo tốt khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các tuyến. Ngành y tế đã có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc tỉnh, thành phố sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4.

    Từ thực tế trên, tất cả 22/22 quận huyện và thành phố Thủ Đức đã đạt cấp 1, không có địa phương thay đổi cấp độ dịch so với tuần trước. Ở cấp phường, xã, thị trấn có 311/312 địa phương đạt cấp 1; chỉ còn địa phương đạt cấp 2 – vùng vàng (nguy cơ trung bình) là xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

    Hiện nay, ngành y tế thành phố đang chăm sóc và điều trị cho 3.315 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.485 ca điều trị bệnh viện tầng 2, tầng 3; 2 ca đang cách ly tập trung và 1.828 ca đang cách ly tại nhà.

    Từ thông báo cấp độ dịch nêu trên, thành phố đề nghị các địa phương và sở ban ngành triển khai các biện pháp hành chính “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-06T01:02:00

    Chính phủ đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc xin Pfizer cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi

    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc mua vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

    Cụ thể, Chính phủ quyết nghị đồng ý việc Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu đối với việc mua 21,9 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi với các điều kiện như Nghị quyết được ban hành vào tháng 5/2021 của Chính phủ.

    Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-06T02:02:00

    Bộ Y tế: Tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân, không bỏ sót người chưa tiêm

    Có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng

    Thông tin từ Bộ Y tế cho biết trong các ngày từ 31/01/2022 – 04/02/2022 (từ 29 Tết đến mùng 4 Tết), ghi nhận 41.042 trường hợp mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố, trong đó 547 trường hợp tử vong.

    5 ngày Tết không ghi nhận các trường hợp bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A như tả, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9); không phát hiện hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc cúm A(H5N1), A(H7N9) tại các cửa khẩu biên giới.

    Bộ Y tế nhận định đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Số ca mắc mới, số chuyển nặng, tử vong có xu hướng giảm.

    Bộ Y tế: Tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân; không bỏ sót người chưa tiêm - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân chiều ngày 29/1 tại điểm tiêm Trường Tiểu học Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh

    Các hoạt động giao thương, đi lại của người dân trong dịp Tết cơ bản diễn ra thuận lợi. Đây là dấu hiệu tích cực với công tác kiểm soát, phòng, chống dịch trong thời gian tới, tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phục hồi mạnh mẽ.

    Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. 

    Tuy vậy, theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, số mắc mới vẫn tiếp tục ghi nhận tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt với nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả biến chủng Omicron và thậm chí có thể sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron, trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số nhập viện tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người già, người có bệnh nền).

    Không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm, chưa được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19

    Do đó, Bộ Y tế đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19, đặc biệt đối với biến chủng mới Omicron, tiếp tục huy động toàn thể hệ thống chính trị tham gia công tác phòng chống dịch ngay từ những ngày đầu năm 2022, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, coi công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ trọng tâm.

    Trong đó chú trọng các nội dung: Tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân năm 2022; rà soát, tiêm vét các đối tượng nguy cơ cao, không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; bảo đảm an toàn tiêm chủng.

    Tiếp tục rà soát, đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để tổ chức các biện pháp đáp ứng dịch phù hợp, làm cơ sở triển khai các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với Nghị quyết số 128/NQ-CP và tình hình dịch bệnh.

    Đồng thời tiếp tục giám sát, quản lý chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Cập nhật, tổ chức triển khai các hướng dẫn phòng, chống dịch, chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 của Bộ Y tế.

    Các bộ ngành, địa phương... tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe... nhất là khi đưa học sinh trở lại học tập trực tiếp tại trường, người lao động trở lại làm việc sau Tết.

    Đối với các cơ sở y tế cần thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; có phương án thường trực, dự trữ cơ số máu, thuốc, dịch truyền, ôxy y tế, vật tư, hoá chất, bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng, đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch và thu dung, điều trị, khám bệnh, chữa bệnh thường quy.

    Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải y tế, đảm bảo việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện đúng quy định, không làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài và không gây ô nhiễm môi trường.

    Triển khai các hoạt động liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho cấp phép nhập cảnh, mở cửa du lịch và mở cửa trường học an toàn cho học sinh trở lại trường.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-06T10:02:00

    Hà Nội nhiều ngày vẫn duy trì vị trí dẫnang (1.544 ca trong 2 ngày, Nam Định (620), Quảng Nam (594).

    Theo Sở Y tế Hà Nội bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các đơn vị Trung ương là 333 F0 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 

    Các bệnh viện của Hà Nội là 2.456 ca; cơ sở thu dung của thành phố là 71 ca; cơ sở thu dung của các quận, huyện là 732 ca; còn lại có 51.499 ca điều trị tại nhà. 

    Ngoài ra, trong ngày, số ca tử vong là 17. Như vậy, tổng số ca tử vong tính từ ngày 29/4/2021 đến nay tại Hà Nội là 703 ca. 

    Theo BS Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga những ngày Tết anh vẫn tư vấn cho các F0 trong đó cả F0 cũ và mới cập nhật mỗi ngày.

    Theo bác sĩ Hoàng bất cứ F0 nào đều cần thiết phải có: máy đo SpO2, dung dịch súc họng như phần trên, thuốc hạ sốt. Về cơ bản khi bạn dương tính với virus thì đều không có triệu chứng, F0 chỉ cần ăn uống ngủ nghỉ cho tốt và điều trị các triệu chứng là ổn. Điều quan trọng nhất của F0 đó là bạn phải làm sao để không lây nhiễm cho người khác.

    Bạn mua sẵn thuốc gói A như thuốc giảm đau, hạ sốt nếu sốt trên 38.5 độ C thì uống thuốc, người đau nhức mình mẩy có thể uống giảm đau cho người dễ chịu. BS Hoàng cho biết tốt nhất có triệu chứng gì thì uống thuốc triệu chứng đó, không có triệu chứng thì không uống thuốc gì.

    Thường ngày khi bị cúm, khi bị sốt virus chúng ta xử lý như thế nào thì khi mắc Covid, chúng ta cũng xử lý y như vậy, không nhất thiết phải hỏi bác sĩ. Lưu ý bù đủ nước và điện giải.

    F0 chỉ cần bổ sung 1 viên vitamin tổng hợp mỗi ngày là đủ. Dùng các loại vitamin C, D hoặc kẽm liều cao chưa được chứng mình là có hiệu quả rõ rệt. Các loại thuốc bổ, tăng cường miễn dịch khác có thì cũng tốt mà không có cũng chả sao. Nhiều thuốc quá đến lúc đi tìm dễ bị loạn. 

    Khi nào cần đi viện?

    BS Hoàng cho biết với số ca mắc như ở Hà Nội hiện tại các F0 đều theo dõi tại nhà. Nhưng F0 cần đi viện khi SpO2 cứ giảm mà không thể lên được trên 95% thì nên nhập viện. 

    Thông thường, khi SpO2 giảm bền vững xuống dưới 95%, hoặc khi nằm sấp thì SpO2 tăng rõ rệt so với khi nằm ngửa (cải thiện khoảng 5%) là đã có dấu hiệu bắt đầu của bão cytokin.

    Lúc này, một mặt cần phải cho người bệnh thở oxy, bằng bình oxy khí nén hoặc bằng máy tạo oxy, để duy trì SpO2 trên 95%, một mặt cần cho uống ngay các loại thuốc kháng đông, kháng viêm, liều lượng cụ thể phụ thuộc vào nhận định của bác sĩ.

    Trong lúc chờ chuyển viện, BS Hoàng lưu ý người nhà cần tìm hiểu quy định về phân tầng điều trị (của Sở Y tế Hà Nội) để xem F0 nhà mình thuộc diện nào, có thể được điều trị tại những BV nào, từ đó có phương án chuẩn bị xe và liên hệ với y tế phường, với 115 hoặc trực tiếp với các bệnh viện.

    Ngoài thuốc kháng đông, kháng viêm thì khi nhập viện, kháng sinh hầu như là bắt buộc để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Ngoài ra thường sẽ phải dùng thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc an thần.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ