Cập nhật lúc 03:44 - 13/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Ngày 4/1 có 14.861 ca COVID-19, Hà Nội gần 2.500 trường hợp mắc mới

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-01-03T23:01:00

    Vì sao số ca mắc Covid-19 do Bộ Y tế và Hải Phòng công bố bị chênh nhau quá lớn?

    Liên tiếp hai ngày 2 và 3/1, số ca mắc Covid-19 mới tại Hải Phòng theo số liệu Bộ Y tế công bố ở mức cao kỷ lục, chỉ đứng sau Hà Nội (ngày 2/1 là hơn 1.800 ca, ngày 3/1 là 1.749 ca). Trong khi đó, theo Sở Y tế Hải Phòng, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn trong ngày 2/1 là 548 ca; ngày 3/1 là 578 ca.  Điều này khiến người dân Hải Phòng hoang mang về tình hình dịch bệnh tại địa phương và băn khoăn rằng, liệu Hải Phòng có giấu dịch hay công bố số ca ít hơn so với thực tế?

    Liên quan đến việc này, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Giám đốc Sở Y tế thành phố khẳng định, có sự nhầm lẫn trong việc thống kê, công bố số ca mắc Covid-19 trên địa bàn TP.Hải Phòng. Lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng khẳng định, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn trong ngày 2/1 là 548 ca; ngày 3/1, số ca mắc Covid-19 mới tại Hải Phòng tăng so với ngày ngày trước đó, nhưng cũng chỉ dừng lại ở con số 578 ca.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Hà Nội nếu không quyết liệt hơn dịch bệnh dễ bùng phát sau Tết  - Ảnh 1.

    Hải Phòng tăng tốc tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi bổ sung và mũi nhắc lại cho người dân

    Theo Sở Y tế Hải Phòng, nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch về số liệu là do tình trạng các labo xét nghiệm báo cáo danh sách bệnh nhân dương tính về Bộ Y tế vào các khung giờ khác nhau và để dồn số liệu. Vì vậy, dẫn đến tình trạng số liệu trên bản tin quốc gia không khớp với số liệu ca nhiễm thực tế của Hải Phòng.

    Để khắc phục tình trạng này, Hải Phòng chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thực hiện khai báo lấy mã số bệnh nhân trên Hệ thống lấy mã số ca bệnh quốc gia. Các labo xét nghiệm khẳng định ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng, Bệnh viện Vinmec, Đại học Y dược TP.Hải Phòng và y tế địa phương sẽ gửi số liệu về CDC Hải Phòng trước 12 giờ hàng ngày để tổng hợp, lấy mã số bệnh nhân.

    Tính đến 18h ngày 3/1, Hải Phòng đang điều trị 7.456 bệnh nhân Covid-19. Trong ngày 3/1, 298 bệnh nhân Covid-19 tại Hải Phòng được công bố khỏi bệnh. 

    Hải Phòng đã phân loại mức độ dịch đến từng xã, phường, thị trấn, thậm chí là xóm, làng khu dân cư để có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Tại các khu vực có mức độ dịch vùng cam, vùng đỏ, các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, hoạt động tập trung đông người đều bị tạm dừng hoặc hạn chế; các hoạt động khác cũng được kiểm soát chặt, đảm bảo quy định phòng dịch. Đặc biệt, Hải Phòng đã chủ động phân loại F0 ngay từ đầu và điều trị F0 không triệu chứng tại nhà; giám sát, cách ly chặt chẽ, tránh lây chéo trong các khu cách ly.

    Hiện, tỉ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2 tại Hải Phòng đã đạt 98%; địa phương cũng đang tăng tốc tiêm vaccine mũi bổ sung và mũi nhắc lại cho người dân và đặt mục tiêu hết 3 năm 2021 sẽ phủ kín mũi vaccine nhắc lại cho người dân trên địa bàn thành phố./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-03T23:01:00

    Hơn 15.000 F0 tại Hà Nội được phát hiện bằng test nhanh trong 2 tuần qua

    Phát hiện hơn 15.000 F0 bằng test nhanh

    Trong ngày 2/1, Hà Nội ghi nhận 2.045 ca bệnh trong đó: cộng đồng: 555 ca, khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú: 1.462 ca, khu phong tỏa: 28 ca.

    Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 53.000 ca mắc, trong đó: 18.365 ca tại cộng đồng; 28.625 ca trong khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú; 5.697 ca tại khu phong tỏa; 100 ca nhập cảnh; 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Hà Nội nếu không quyết liệt hơn dịch bệnh dễ bùng phát sau Tết  - Ảnh 1.

    Hà Nội đã phát hiện hơn 15.000 F0 bằng test nhanh (Ảnh minh họa).

    Cộng dồn đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 53.240 ca mắc, trong đó ghi nhận 18.486 ca tại cộng đồng trên địa bàn TP Hà Nội; 28.644 ca tại các khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú; 5.697 ca tại khu phong tỏa, khu ổ dịch cũ; 200 ca nhập cảnh và 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.

    Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP đến nay (từ 11/10), Hà Nội có 48.693 ca mắc Covid-19 (trung bình 579 ca/ngày), trong đó 17.046 ca trong cộng đồng (35%), 26.708 ca tại khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú (54,84%), 4.895 ca tại khu phong tỏa (10,05%), 44 ca nhập cảnh (0,11%).

    Cộng dồn số F1 (từ 29/4 đến nay) là 88.685 trường hợp. Các ca bệnh và khu vực liên quan đến các bệnh nhân đều được tổ chức điều tra dịch tễ, xử lý theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Cộng dồn các trường hợp F0 được khẳng định bằng test nhanh kháng nguyên (từ ngày 15/12) là 15.190 trường hợp tại 30 quận huyện.

     30.555 ca Covid-19 đang điều trị

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Hà Nội nếu không quyết liệt hơn dịch bệnh dễ bùng phát sau Tết  - Ảnh 2.

    Điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).

    Hà Nội hiện đang điều trị cho 30.555 F0, trong đó:

    + Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: 121 người; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: 211 người.

    + Tại các bệnh viện của Hà Nội: 2.583 người.

    + Cơ sở thu dung điều trị thành phố: 1.884 người.

    + Cơ sở thu dung quận/huyện: 5.352 người.

    + Theo dõi cách ly tại nhà: 20.404 người.

    Thành phố đã điều trị khỏi cho 36.271 người. Số bệnh nhân chuyển tầng điều trị là 243 người.

    Không quyết liệt hơn thì dịch bệnh rất dễ bùng phát sau Tết

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, diễn biến dịch trên địa bàn thành phố trong dịp Tết Âm lịch sắp tới và trong nửa đầu năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Sự phức tạp nằm ở chỗ, diễn biến dịch sẽ phụ thuộc cả yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Hà Nội nếu không quyết liệt hơn dịch bệnh dễ bùng phát sau Tết  - Ảnh 3.

    Không quyết liệt hơn thì dịch bệnh tại Hà Nội rất dễ bùng phát sau Tết (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).

    Trong đó, về yếu tố khách quan, hiện tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Bên cạnh đó, trong dịp Tết, nhiều người ở nước ngoài có nhu cầu về Việt Nam, nhập cảnh vào Hà Nội cũng tạo ra gánh nặng trong công tác giám sát người nhập cảnh để phòng, chống dịch lây lan từ nước ngoài về.

    Về yếu tố chủ quan, trong dịp Tết, nhu cầu đi lại của người dân giữa các địa phương tăng cao; nhu cầu đi lại trong địa bàn thành phố cũng tăng cao, đồng thời, sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt, giao lưu đông người vào dịp này. Vậy nên, nếu Hà Nội không thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp thì công tác phòng, chống dịch sẽ rất khó khăn.

    Đặc biệt, trong bối cảnh các ca mắc hằng ngày trên địa bàn Hà Nội chưa có dấu hiệu giảm nhiệt thì việc dịch bệnh có bùng lên hay không trong năm 2022 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng phòng, chống dịch của Hà Nội. Ngay bây giờ, nếu không đáp ứng đúng, không quyết liệt hơn thì dịch bệnh rất dễ bùng phát, nhất là sau dịp Tết Âm lịch sắp tới.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-04T00:01:00

    Dịch Covid-19 tại Lâm Đồng phức tạp nhất khu vực Tây Nguyên

    Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng, từ ngày 27/1/2021 đến 2/1/2022, số mắc Covid-19 mỗi ngày được ghi nhận tại tỉnh đều trên 200 ca. Trong đó, 3 ngày liên tiếp là 27, 28 và 29/12, số ca mắc cao chưa từng có, lần lượt là 358, 394 và 483 ca.  

    Với hơn 2.100 ca mắc trong tuần, Lâm Đồng đã có tổng cộng hơn 10.860 ca Covid-19, nhiều thứ 2 ở khu vực Tây Nguyên; 3.790 ca đang điều trị, nhiều nhất khu vực.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Hà Nội nếu không quyết liệt hơn dịch bệnh dễ bùng phát sau Tết  - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Số ca mắc Covid-19 ở Lâm Đồng bắt đầu tăng mạnh từ 2 tháng qua, với hơn 3.000 ca trong tháng 11 và khoảng 7.000 ca trong tháng 12.

    Với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ở Lâm Đồng có 2 huyện, 31 xã, phường, thị trấn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao về Covid-19).

    Hiện, ở khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có tổng số mắc Covid-19 nhiều hơn Lâm Đồng, với hơn 12.000 ca./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-04T00:01:00

    Hà Nội lập kỷ lục mới; huy động 4.000 bác sĩ, tình nguyện viên hỗ trợ, chăm sóc hơn 21.000 F0 tại nhà

    Sở Y tế Hà Nội tối 3/1 thông tin trong 24 giờ qua TP ghi nhận 2.106 ca COVID-19 mới trong đó có 366 ca tại cộng đồng; 1.454 ca tại khu cách ly và 286 ca tại khu phong tỏa.

    270186312_473048714314564_8318963049431728464_n.jpg

    Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (218); Thanh Xuân (148); Thanh Trì (130); Đống Đa (128); Nam Từ Liêm (125).

    Hơn 2.100 ca COVID-19 mới phân bố tại 367 xã, phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 366 ca cộng đồng ghi nhận tại 146 xã, phường thuộc 26/30 quận, huyện.

    Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Thanh Xuân (54); Thanh Trì (41); Long Biên (31). 

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 54.831 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 17.944 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 36.887 ca.

    Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết Hà Nội đang theo dõi, điều trị cho hơn 31.000 F0,  trong đó có hơn 21.000 trường hợp nhẹ và không triệu chứng được điều trị tại nhà. 

    Ngoài hệ thống y tế của thành phố, các bệnh viện trung ương trên địa bàn và y tế tư nhân, Hà Nội đã huy động các y bác sĩ nghỉ hưu, tình nguyện viên là sinh viên trường y. 

    Hà Nội cũng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả mạng lưới hơn 4.000 y bác sĩ đồng hành, tư vấn cho F0. Mạng lưới thầy thuốc đồng hành cùng đội ngũ tình nguyện sẽ tham gia cấp phát thuốc đến tận tay người bệnh. Giám đốc Sở Y tế cho biết đã có hàng nghìn cuộc gọi đến Tổng đài 1022 mỗi ngày cho thấy sự tin tưởng của người bệnh. 

    "Khi F0 nhận được cuộc gọi từ số 0241022 hãy nhấc máy và hợp tác để được tư vấn, chăm sóc sức khỏe từ xa", bà Hà nói.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-04T01:01:00

    Covid-19: Khi nào F0 dễ lây lan nhất?

    Khi nào F0 dễ lây lan nhất?

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Hà Nội nếu không quyết liệt hơn dịch bệnh dễ bùng phát sau Tết  - Ảnh 1.

    CDC Mỹ cho biết ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy việc lây truyền Covid-19 thường bắt đầu từ 1 - 2 ngày trước khi bắt đầu có các triệu chứng và kéo dài trong 2 - 3 ngày sau đó

    CDC Mỹ cho biết ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy việc lây truyền Covid-19 thường bắt đầu từ 1 - 2 ngày trước khi bắt đầu có các triệu chứng và kéo dài trong 2 - 3 ngày sau đó, theo nbcchicago.

    Tiến sĩ Arwady nói, vì dữ liệu của CDC Mỹ cho thấy sau 7 ngày, hầu như không có nguy cơ lây truyền vào thời điểm này.

    Và trong khoảng thời gian từ 5 - 7 ngày đó, tùy thuộc vào việc mọi người đã tiêm chủng đầy đủ hay chưa… nhưng nguy cơ giảm đi rất nhiều, và nếu kết hợp với việc đeo khẩu trang thì nguy cơ thực sự là rất thấp.

    Đối với những người không có triệu chứng, hướng dẫn của CDC Mỹ cho biết họ có khả năng lây truyền ít nhất 2 ngày trước khi xét nghiệm dương tính, theo nbcchicago.

    Nên xét nghiệm lúc nào sau khi tiếp xúc với F0?

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Hà Nội nếu không quyết liệt hơn dịch bệnh dễ bùng phát sau Tết  - Ảnh 2.

    Những ai đã tiếp xúc với F0 nên làm xét nghiệm vào 5 ngày sau khi tiếp xúc

    CDC Mỹ khuyến cáo những ai đã tiếp xúc với F0 nên làm xét nghiệm vào lúc 5 ngày sau khi tiếp xúc, hoặc ngay khi các triệu chứng xảy ra.

    Nếu các triệu chứng xảy ra, nên cách ly ngay lập tức cho đến khi có xét nghiệm âm tính, hướng dẫn nêu rõ.

    Giám đốc Sở Y tế Công cộng Illinois, tiến sĩ Ngozi Ezike, nói rằng thời gian ủ bệnh có thể thay đổi, nhưng nếu xét nghiệm quá sớm, nên tiếp tục xét nghiệm ngay cả khi âm tính.

    Vì thời gian ủ bệnh ở biến thể Omicron có thể ngắn hơn một chút. Vì vậy, có thể xét nghiệm sau 2 ngày, tiến sĩ Ezike nói.

    Nhưng nếu có triệu chứng, phải xét nghiệm ngay lập tức. Còn xét nghiệm quá sớm, chỉ sau 2 ngày, dù kết quả có âm tính thì vẫn chưa chắc chắn, mà cần phải xét nghiệm lại và phải để ý các triệu chứng: ngứa cổ họng, đau đầu, tất cả các loại triệu chứng - bất cứ điều gì mới đều có thể là triệu chứng của căn bệnh mới này.

    Các triệu chứng có thể xuất hiện trong bao lâu?

    Theo hướng dẫn trước đây của CDC Mỹ, các triệu chứng Covid-19 có thể xuất hiện trong vòng từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với F0.

    Khi nào người bệnh hết lây cho người khác?

    CDC Mỹ cho biết, F0 có thể tiếp xúc với người khác sau khi đã cách ly 5 ngày và không còn triệu chứng, theo nbcchicago.

    Ở người có triệu chứng thì ngày xuất hiện triệu chứng được tính là ngày 0. Đối với người không có triệu chứng thì ngày xét nghiệm dương tính là ngày 0, cứ thế đếm tiếp 5 ngày để tính thời gian cách ly.

    Theo Thanh Niên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-04T02:01:00

    Bộ Y tế lý giải vì sao số ca mắc và tử vong tăng cao thời gian qua?

    Đến chiều 3/1, Việt Nam đã ghi nhận 1.778.976 ca nhiễm, 33.021 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm. Trung bình số ca mắc mới trong 7 ngày qua là 15.629 ca/ngày.

    Việt Nam cũng đã ghi nhận 24 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron. Đây đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TPHCM (5), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

    Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong số ca mắc Covid-19 tại nước ta có 6% là bệnh nhân nặng, 8,3% ở mức trung bình, tỷ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cao nhất với 85,7%. 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong cao nhất cả nước là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, TP Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang.

    Qua phân tích số ca bệnh tử vong cho thấy người trên 65 tuổi chiếm hơn 47% là người có bệnh nền, hơn 36% là người 50-56 tuổi; 18-49 là 15%; nhóm 0-17 tuổi là 0,42%. Con số trên cho thấy tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Hà Nội lên kịch bản 5.000-7.000 ca/ngày, ngành Y tế liệu có quá tải?  - Ảnh 1.

    Thống kê số ca Covid-19 tại nước ta thời gian gần đây.

    Theo báo cáo của Bộ Y tế, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Thời gian qua, số ca cộng đồng và tử vong cao do một số nguyên nhân cơ bản làm gia tăng ca nhiễm trong thời gian qua.

    Thứ nhất, sau khi thực hiện Nghị quyết 128 các hoạt động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại bình thường.

    Thứ 2, mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng.

    Thứ 3, biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, biến thể Omicron đã ghi nhận ở nước ta và có nguy cơ lây lan rộng trong cộng đồng.

    Thứ 4, có tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định về phòng, chống dịch 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng.

    Thứ 5, những người tiêm vaccine giai đoạn đầu miễn dịch sau tiêm sẽ giảm dần theo thời gian, đồng thời những người mới tiêm cần có thời gian để sinh miễn dịch.

    Thứ 6, ca tử vong tập trung chủ yếu ở người cao tuổi, người có bệnh nền chưa tiêm đủ vaccine. Báo cáo của các tỉnh, thành phố như TPHCM số người tử vong có bệnh nền chiếm 93%, trên 70 tuổi, phần lớn có từ 2 bệnh nền trở lên.

    Thứ 7, Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 nghỉ dài, giao lưu, chúc tết, đoàn tụ gia đình.

    Thứ 8, bắt đầu từ ngày 1/1/2022 mở cửa chuyến bay thương mại, du khách đi du lịch Việt Nam, người Việt từ nước ngoài về đón Tết… nguy cơ xâm nhập biến thể Omicron trong cộng đồng.

    Vì thế, theo Bộ Y tế thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhất là giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong. Trong đó, vaccine là yếu tố chiến lược, quyết định cả trước mắt và dài hạn đối với công tác phòng, chống dịch.

    Dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết trong dịp lễ tết đầu năm

    Bộ lưu ý các đơn vị tuyệt đối không lơ là, chủ quan, bám sát tình hình, sớm phát hiện các thể mới xâm nhập vào Việt Nam. Đồng thời, cần tăng cường quản lý người có nguy cơ cao; không để sót ai thuộc diện chỉ định tiêm mà không được tiêm thể đầy đủ (kể cả mũi tăng cường), đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cao

    Song song với đó, tổ chức tốt điều trị tại nhà, tại cơ sở cho người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ thấp và trung bình; tránh tình trạng dồn lên bệnh viện các tuyến gây quá tải. Tuyệt đối không để tình trạng người dân xét nghiệm có kết quả dương tính mà không tiếp cận được dịch vụ y tế, không được cấp phát thuốc, không được quản lý, theo dõi sức khỏe.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 4/1: Hà Nội lên kịch bản 5.000-7.000 ca/ngày, ngành Y tế liệu có quá tải?  - Ảnh 2.

    Người dân cần cảnh giác trước nguy cơ tái bùng phát dịch trên diện rộng trong điều kiện thời tiết cuối năm và biến thể Omicron (Ảnh: Mạnh Quân).

    Đồng thời, dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết trong dịp lễ tết đầu năm 2022.

    Người dân, các địa phương cần cảnh giác trước nguy cơ tái bùng phát dịch trên diện rộng trong điều kiện thời tiết cuối năm và biến thể Omicron. Người dân cần tích cực thực hiện tiêm vaccine, không tụ tập đông người khi không cần thiết, thực hiện thông điệp 5K.

    PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cũng nhấn mạnh "vaccine" ý thức là quan trọng nhất. Người dân cần thực hiện nghiêm túc 5K. Việc không thực hiện tốt 5K còn là điều kiện làm lây lan mầm bệnh cho người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, mắc bệnh nền, trẻ em hay những đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine.

    "Tôi luôn khuyến cáo người dân cần đảm bảo thực hiện 5K của Bộ Y tế trong bất cứ thời điểm nào. Chúng ta luôn phải đề phòng trường hợp người bên cạnh, thậm chí bản thân mình, đang là F0", TS Phu nhấn mạnh.

    Theo Dân Trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-04T07:01:00

    Hà Nội lên kịch bản 5.000-7.000 ca/ngày, ngành Y tế liệu có quá tải?

     Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, dự báo trong thời gian tới, số ca mắc COVID-19 có thể lên tới 5.000-7000 ca/ngày. Lo lắng trước nguy cơ quá tải của các cơ sở y tế tại nhiều quận, huyện. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-04T08:01:00

    Ngoài Omicro, Việt Nam có thể xuất hiện những biến thể mới khác

    Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đánh giá, đến nay dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước, tất cả các tỉnh, thành đều đã chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Song dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới khoảng 15.000 ca/ngày.

    Đáng lưu ý, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron, nguy cơ lây lan trên diện rộng là rất cao. “Thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả do biến chủng Omicro và thậm chí sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicro”, báo cáo nêu.

    Về việc tiêm vắc xin, đến nay tỉ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều là 99,6%, tiêm đủ liều cơ bản là 90,9% và một bộ phận người dân đã được tiêm liều thứ 3 (khoảng 4,8 triệu người từ 18 tuổi trở lên). Với người từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm được 12,8 triệu liều. Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả để tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

    So với tháng 8, tháng 9/2021, số ca tử vong đã giảm song vẫn ở mức cao (trên 200 ca/ngày), chủ yếu là người già, người có bệnh nền, phần lớn (trên 70%) chưa được tiêm đủ vắc xin.

    Trong khi đó, năng lực thu dung, điều trị tại một số nơi còn bất cập nhất là khi số ca bệnh nặng tăng cao.

    Đáng lưu ý, qua hai năm chống dịch, nhiều cán bộ nhân viên y tế đã rất mệt mỏi do phải liên tục làm việc trong môi trường có áp lực cao và trong thời gian dài, trực tiếp đối diện với nguy cơ lây nhiễm cao bị sang chấn tâm lý, quá tải công việc… Hàng ngàn trường hợp đã xin nghỉ việc, thôi việc dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu nhân lực y tế.

    Đến hết Quý I/2022 phải tiêm đủ 3 mũi

    Theo Chính phủ, Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà khoa học, các quốc gia nhận định dịch, COVID-19 chưa thể kiểm soát hoàn toàn được trong năm 2022, có thể xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường, số ca nhiễm vẫn có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm vắc xin nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

    Biến thể Omicron đã xâm nhập vào nước ta và có nguy cơ lây lan, tăng gánh nặng hệ thống y tế và tử vong. Do đó nhiệm vụ trước mắt cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch theo hướng quản lý rủi ro; tập trung ưu tiên mục tiêu giảm ca nặng, giảm tử vong.

    Chính phủ đề ra nhiều giải pháp, trong đó xã hội hóa nguồn lực phòng chống dịch, thuốc điều trị COVID-19; tập trung bao phủ vắc xin từ nay đến hết Quý I/2022 phải tiêm đủ 3 mũi cho người thuộc diện tiêm chủng; chủ động sản xuất, nhập khẩu thuốc đặc hiệu và đề cao ý thức Nhân dân.

    Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 được thu phí trong trường hợp người bệnh tự nguyện; trường hợp các cơ sở y tế tư nhân được cấp có thẩm quyền huy động tham gia chăm sóc và điều trị người nhiễm COVID-19 thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bảo hiểm y tế trên địa bàn.

    Cùng với đó, tập trung nâng cao năng lực điều trị nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong. Bảo đảm tất cả mọi người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, tất cả các bệnh nhân COVID-19 được tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất.

    Cần thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin, tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất, hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong Quý I/2022. Chủ động có kế hoạch, phương án tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến 11 tuổi theo khuyến cáo của WHO…

    Theo Tiền phong 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-04T11:01:00

    Ngày 4/1 có 14.861 ca COVID-19, Hà Nội gần 2.500 trường hợp mắc mới

    Ngày 4/1, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.861 ca nhiễm mới với 32 ca nhập cảnh và 14.829 trường hợp trong nước tại 60 tỉnh, thành, có 10.864 ca trong cộng đồng. Cùng ngày, Sở Y tế Trà Vinh đăng ký bổ sung 6.867 ca trên Hệ thống sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Trà Vinh. Hà Nội có số ca mắc cao nhất trong ngày từ trước đến nay.

    Cụ thể: Hà Nội (2.499 ca), Tây Ninh (916), Khánh Hòa (797), TP. Hồ Chí Minh (664), Bình Định (608), Hải Phòng (602), Bình Phước (593), Cà Mau (450), Vĩnh Long (431), Bến Tre (420), Đắk Lắk (367), Bắc Ninh (342), Thanh Hóa (286), Thừa Thiên Huế (285), Hưng Yên (276), Đà Nẵng (253), An Giang (232), Quảng Ninh (227), Bạc Liêu (225), Thái Nguyên (220), Hải Dương (203), Lâm Đồng (202), Bắc Giang (202), Cần Thơ (196), Trà Vinh (196), Quảng Nam (194), Hà Giang (179), Gia Lai (171), Phú Yên (166), Quảng Ngãi (157), Đắk Nông (152), Đồng Tháp (138), Vĩnh Phúc (137), Ninh Bình (134), Nam Định (134), Bình Thuận (119), Hòa Bình (107)...

    Ngày 04/01/2022, Sở Y tế Trà Vinh đăng ký bổ sung 6.867 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Trà Vinh.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-1.147), Vĩnh Long (-411), Cà Mau (-371). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+399), Bến Tre (+153), Thái Nguyên (+121). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.687 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (5), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.800.704 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.252 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.794.866 ca, trong đó có 1.410.567 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (505.523), Bình Dương (291.061), Đồng Nai (98.183), Tây Ninh (78.837), Hà Nội (54.230).

    Trong ngày có 16.227 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.413.384 ca.

    Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.651 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.720 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 981 ca; Thở máy không xâm lấn: 132 ca; Thở máy xâm lấn: 800 ca; ECMO: 18 ca.

    Số bệnh nhân tử vong:

    Từ 17h30 ngày 03/01 đến 17h30 ngày 04/01 ghi nhận 224 ca tử vong tại:

    Tại TP. Hồ Chí Minh (26) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (2), Cà Mau (2), Long An (1).

    Theo Bộ Y tế

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ