Cập nhật lúc 09:07 - 11/12/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 25/11: Hà Nội F0 nhập viện tăng, nhiều ca nặng vì chưa tiêm vaccine

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-24T23:11:00

    Hà Nội tiếp tục tăng mạnh các ca dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng

    Ngày 24/11, Hà Nội ghi nhận 285 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 159 trường hợp ở cộng đồng (cao nhất kể từ đầu dịch), 115 trường hợp ở khu cách ly và 11 trường hợp ở khu phong toả.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 25/11: Hà Nội tiếp tục tăng mạnh các ca dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng - Ảnh 1.

    Biểu đồ tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội. Nguồn: CDC Hà Nội

    Cộng dồn trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021), Hà Nội ghi nhận 8.547 ca mắc COVID-19; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 3.204 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 5.343 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-24T23:11:00

    Dịch COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã lây lan rộng và sâu trong cộng đồng

    Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 23/11 đến 18h ngày 24/11/2021, tỉnh này ghi nhận 586 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp và nguy hiểm, hiện nay đã lây lan rộng và sâu trong cộng đồng do sự thiếu tập trung trong chỉ đạo nhiệm vụ phòng chống dịch của một số cơ quan, địa phương; sự chủ quan, mất cảnh giác của một số người dân, doanh nghiệp.

    Cùng ngày, tỉnh Bình Thuận có 470 ca dương tính SARS-CoV-2. 

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-25T00:11:00

    Bình Dương: Hơn 80% số ca F0 nhập viện là người đã tiêm vắc xin

    Trong ngày 24-11, Bình Dương ghi nhận thêm 15 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 ở địa phương này lên đến 2.643 người.

    Cũng theo ngành y tế Bình Dương, trong số các ca bệnh mới, có khoảng 5-10% số người hiện chưa tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

    Số liệu trên khiến ngành y tế tỉnh Bình Dương lo ngại, bởi vẫn còn nhiều người chưa tiêm vắc xin vì nhiều lý do khác nhau như đang trong thời gian điều trị các bệnh khác và có người có lý do khách quan nên chưa được tiêm.

    Hiện Bình Dương đã tiêm 4.241.585 liều/4.520.214 liều được phân bổ (2.442.041 liều mũi 1 và 1.799.544 liều mũi 2).

    Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương cho biết số ca chưa tiêm vắc xin dễ bị mắc COVID-19 và diễn tiến nặng, dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn so với người đã tiêm vắc xin.

    Cụ thể, với người đã tiêm vắc xin đầy đủ, rủi ro nhập viện giảm xuống còn dưới 30%; người chưa tiêm có tỉ lệ nhập viện trên 70%. Cùng với đó, số người chưa tiêm vắc xin bị tử vong chiếm đến 75% trong số các ca bệnh nặng.

    Theo đó, ngành y tế yêu cầu những người chưa tiêm vắc xin đến ngay các trung tâm y tế huyện, thị xã để được tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

    Cũng theo thông tin của ngành y tế, hiện nay, mặc dù trên địa bàn tỉnh Bình Dương phần lớn đã tiêm 1 mũi và hơn 80% tiêm đủ 2 mũi, nhưng do biến thể Delta rất dễ lây bệnh, nên số F0 trong cộng đồng vẫn còn rất lớn; trong đó có đến 45% người lao động tại các doanh nghiệp.

    Hiện trên địa bàn Bình Dương có hơn 8.000 F0 đang điều trị tại nhà.

    Theo ghi nhận của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, trong 24 giờ qua, trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát hiện 698 ca mắc COVID-19 mới đã qua xét nghiệm RT-PCR và đã có đầy đủ các thông tin dịch tễ.

    Số ca mắc tăng tại thị xã Bến Cát, thành phố Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một, huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên. Qua sàng lọc cộng đồng phát hiện đến 12,5% số người mắc và trong khu phong tỏa là 61,2%, số còn lại trong các cơ sở y tế.

    Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4 sau khi đăng ký bổ sung thêm thông tin 28.000 ca F0, đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 lên đến 278.102 ca.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-25T00:11:00

    Ghi nhận số trường hợp khỏi bệnh kỷ lục

    Ngày 24/11, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 23-11 đến 16 giờ ngày 24-11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.811 ca nhiễm mới. 

    TP.HCM vẫn là địa phương ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất với 1.666 ca.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (460.789 ca), Bình Dương (278.102 ca), Đồng Nai (83.965 ca), Long An (37.644 ca), Tiền Giang (24.116 ca).

    Cũng trong ngày 24/11, có thêm 25.951 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 937.261 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.533 ca.

    Theo Bộ Y tế

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-25T00:11:00

    Nhật Bản viện trợ thêm cho Việt Nam 1,5 triệu liều vaccine

    Cùng với việc Nhật Bản công bố viện trợ thêm 1,5 triệu liều vaccine cho Việt Nam, hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác trong nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19.

    Nội dung này được hai nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản đề cập trong cuộc hội đàm tối 24/11 theo giờ địa phương. Cuộc hội đàm diễn ra ngay sau lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản.

    Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định sẽ hỗ trợ toàn diện Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19.

    Theo Zingnews 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-25T01:11:00

    TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 tiếp tục tăng

    Dựa vào số liệu thống kê trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 cho thấy,  số ca mắc mới và tử vong tại TP Hồ Chí Minh trong những ngày gần đây liên tục tăng.

    Cụ thể, trong ngày 20/11, TP Hồ Chí Minh chỉ có 50 trường hợp tử vong, ngày 21/11 lên đến 59 trường hợp và ngày 22-23/11 mỗi ngày ghi nhận thêm 62 trường hợp tử vong. Trong khi đó, số ca mắc mới trong ngày 24/11 tại TP Hồ Chí Minh là 1.666 trường hợp, tăng 462 trường hợp so với ngày trước đó. Từ ngày 20-23/11, số trường hợp mắc mới tại TP Hồ Chí Minh tăng liên tục ở mức từ 1.200 -1.600 trường hợp.

    Trước tình hình số ca mắc COVID-19 mới tăng, nhất là tại thành phố Thủ Đức, Quận 12, quận Gò Vấp, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi đến các địa phương, sở, ban ngành về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 25/11: Hà Nội tiếp tục tăng mạnh các ca dương tính SARS-CoV-2 cộng đồng - Ảnh 1.

    Theo đó, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các quận, huyện và thành phố Thủ Đức phải bảo đảm sự thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, không cục bộ hoặc ban hành quy định vượt quá mức cần thiết; đồng thời xem việc thần tốc truy vết, xét nghiệm là then chốt để sớm kiểm soát hiệu quả dịch; thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1.

    Bên cạnh đó, chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; rà soát, đôn đốc, đẩy mạnh việc tiêm vaccine, nhất là việc tiêm mũi 2 và tích cực tổ chức tiêm lưu động; khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể; tiếp tục thông điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân.

    UBND TP Hồ Chí Minh giao cho Sở Y tế TP Hồ Chí Minh hướng dẫn và tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng (SVO), giám sát trọng điểm COVID-19, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cộng đồng; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện nhằm kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng

    Nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở để ứng phó thường xuyên, kịp thời; chuẩn bị sẵn sàng thiết lập các Trạm y tế lưu động ngay tại phường, xã, thị trấn, ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở; tăng cường và bổ sung nhân lực cho các Trạm y tế tại các phường, xã, thị trấn khi có số ca mắc COVID-19 tăng cao; đồng thời, triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.

    Theo Báo Tin tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-25T04:11:00

    F0 nhập viện ở Hà Nội tăng, nhiều ca nặng vì chưa tiêm vaccine

    F0 tăng tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội

    Theo thống kê từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), tổng cộng 428 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đang được điều trị tại đây. Trong đó, 76 bệnh nhân đang có diễn biến nặng và nguy kịch. Cụ thể, 45 trường hợp phải thở oxy, 31 người phải thở máy, 4 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC), 3 F0 được can thiệp ECMO và 13 ca lọc máu liên tục.


    Bác sĩ Phạm Văn Phúc điều trị cho một bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng. Ảnh: Việt Linh.

    Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nếu thời gian tới, cơ sở y tế này tiếp tục nhận thêm bệnh nhân từ các địa phương lân cận, số F0 diễn biến nặng và nguy kịch có thể sẽ vượt mức 100 ca sau khoảng 2 tuần.

    “Gần đây, mỗi ngày chúng tôi lại tiếp nhận khoảng 10 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 có diễn biến nặng. Đến nay, với mức điều trị của khoa Hồi sức tích cực, con số này đã tương đương với thời điểm dịch căng thẳng nhất của làn sóng thứ 4 hồi tháng 5”, bác sĩ Phúc cho hay.

    Cũng rơi vào tình trạng tương tự, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) đang điều trị cho khoảng 150 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 11 ca diễn biến nặng, nguy kịch.

    Tại Bệnh viện điều trị Covid-19 của Đại học Y Hà Nội, số lượng F0 đang điều trị cũng lên tới 134 trường hợp, khoảng 6 ca diễn biến nặng.

    Nhiều bệnh nhân diễn biến nặng vì chưa tiêm vaccine

    Nhắc lại về thời điểm bùng phát dịch hồi tháng 5, bác sĩ Phạm Văn Phúc cho rằng số F0 diễn biến nặng phải nhập viện khi đó đã là mức tối đa và không tăng thêm.

    Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, với cách chống dịch mới, Việt Nam không còn giữ mục tiêu “Zero Covid-19”, số người mắc diễn biến nặng, phải tới điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn đang có chiều hướng tăng.

    “Nguyên nhân có thể là ngoài cộng đồng, virus vẫn đang lây lan, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng và trong đó có một tỷ lệ nhất định người diễn biến nặng. Trong khi đó, nhiều người vẫn chưa được tiêm đủ 2 mũi vaccine”, bác sĩ Phúc nhận định.


    Một bệnh nhân cao tuổi điều trị Covid-19 tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Việt Linh.

    Theo Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại đây chủ yếu là người chưa tiêm vaccine hoặc mới tiêm một mũi từ các địa phương khác chuyển đến. Đây cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của họ kém hơn, dẫn đến diễn biến nặng.

    Bác sĩ Phúc cũng cho biết thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ghi nhận khá nhiều bệnh nhân cao tuổi, trong đó, khoảng gần 10 trường hợp trên 80 tuổi. Một số bệnh nhân Covid-19 cũng mắc suy thận mạn, chạy thận chu kỳ... Những người này khi nhiễm nCoV đều rất nặng và có tiên lượng xấu.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-25T05:11:00

    Thứ trưởng Bộ Y tế: Thay đổi tiêu chí đánh giá dịch COVID-19, không chú trọng số ca mắc

    Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn với COVID-19, Việt Nam thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế. Tỷ lệ mắc COVID-19 ở các địa phương TPHCM, Bình Dương... đã giảm sâu. Tỷ lệ tử vong cũng giảm, có lúc giảm xuống hơn 50 ca/ngày. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 của người dân cũng tăng cao.

    “Với diễn biến dịch bệnh hiện nay, số liệu hơn 100.000 ca COVID-19 mới/tuần không còn quá quan trọng. Hiện chúng ta khuyến khích người dân tự phát hiện mắc COVID-19 và thông báo cho cơ quan y tế. Khi có triệu chứng thì đến bệnh viện điều trị” - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn.

    Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định, Việt Nam sẽ sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người dân được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID -19 (hơn 150 triệu liều). “Với diễn biến dịch bệnh hiện nay, số liệu hơn 100.000 ca COVID-19 mới/tuần không còn quá quan trọng. Hiện chúng ta khuyến khích người dân tự phát hiện mắc COVID-19 và thông báo cho cơ quan y tế. Khi có triệu chứng thì đến bệnh viện điều trị”, ông Sơn nói.

    Thứ trưởng Bộ Y tế đồng thời nhấn mạnh, xu hướng hiện nay là tập trung đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong, tình hình đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân của các địa phương mà không đặt nặng về số ca mắc mới.

    Theo ông Nguyễn Trường Sơn, tới cuối tháng 11 này, sẽ có một số điều chỉnh trong công tác phòng, chống COVID-19 và Bộ Y tế đang giao Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp xây dựng chiến lược tổng thể phòng, chống COVID-19.

    Yêu cầu này được thực hiện trong bối cảnh đến 30/11, tiêu chí tỷ lệ tiêm vắc xin đã hoàn thành, hơn 75% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm, kể cả đối tượng trên 65 tuổi.

    “Việt Nam đã vượt giai đoạn gay cấn nhất của làn sóng dịch COVID-19 thứ tư, tuy nhiên chúng ta vẫn phải chuẩn bị các điều kiện để đón các làn sóng dịch COVID-19 mới, không lơ là, chủ quan” Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn.

    “Chúng tôi cũng đề nghị các địa phương khi đánh giá cấp độ dịch (4 cấp độ) càng chia nhỏ càng tốt, đánh giá tới từng cụm dân cư, từng khu phố... Khi đó, chúng ta sẽ có các biện pháp chặn dịch hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sinh hoạt của địa phương trên diện rộng.

    Để đáp ứng được điều đó, chúng ta cần nâng cao năng lực đáp ứng điều trị, y tế phải đến được với người dân khi điều trị COVID-19 tại nhà, tại cơ sở địa phương, cung cấp thuốc, hướng dẫn, tư vấn cho người dân”, Thứ trưởng Sơn nói.

    Không chủ quan, lơ là

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho biết, hiện tại dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam vẫn hết sức phức tạp. “Việt Nam đã vượt giai đoạn gay cấn nhất của làn sóng dịch COVID-19 thứ tư, tuy nhiên chúng ta vẫn phải chuẩn bị các điều kiện để đón các làn sóng dịch COVID-19 mới, không lơ là, chủ quan”.

    Thống kê cho thấy trong đợt dịch thứ 4, tính đến ngày 24/11 có 24.174 ca tử vong. Tỷ lệ trẻ em dưới 18 tuổi chiếm 0,3%, tỷ lệ trên 65 tuổi là 47,5%. Trong đó, tử vong chủ yếu là tại TPHCM 17.575 ca, chiếm 72,7%, tiếp đến là Bình Dương với 10,8%, Đồng Nai là 2,8%, Long An là 2,4%, Tiền Giang chiếm 2%...

    Tỷ lệ tử vong trên số ca mắc là 2,1%, tương đương so với thế giới 2,1%, nhưng nếu không tính số mắc và tử vong tại TPHCM thì tỷ lệ này chỉ là 0,96% thấp hơn nhiều so với thế giới.

    Trong khu vực châu Á thì tỷ lệ tử vong trên số mắc Việt Nam đứng thứ 9, thấp hơn của Trung Quốc, Myanmar, Indonesia, cao hơn của Thái Lan, Malaysia, Philippines.

    Tử vong do COVID-19 của Việt Nam tập trung ở đợt 4, trong khi 3 đợt dịch đầu tiên Việt Nam chỉ có 35 trường hợp tử vong trong tổng số gần 3.500 ca mắc (tỷ lệ tử vong trên số mắc khoảng 1%).

    Hiện cũng có gần 68 triệu người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19; hơn 45 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ