Cập nhật lúc 17:28 - 13/10/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 2/10: "Ổ dịch" tại Bệnh viện Việt Đức rất phức tạp

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-10-02T00:10:00

    Hà Nội yêu cầu không được thỏa mãn, coi nhẹ dịch bệnh

    Thành phố Hà Nội yêu cầu tuyệt đối không được có tâm lý thỏa mãn, coi nhẹ dịch bệnh khi có dấu hiệu lắng xuống; luôn giữ tinh thần quyết tâm chiến đấu, chiến thắng dịch bệnh trong mọi tình huống.

    Ngày 1/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì Hội nghị giao ban kiểm điểm kết quả công tác quý III và 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021 của UBND thành phố.

    Hội nghị đánh giá tình hình dịch bệnh tại thành phố Hà Nội vẫn đang ở mức nguy cơ cao, tuyệt đối không thể chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Các cấp, ngành vẫn phải nỗ lực tập trung cao độ thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kép; tiếp tục thực hiện hiệu quả, kiên định các giải pháp quyết liệt phòng dịch trong mọi tình huống; đồng thời tập trung tăng tốc, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

    Thành phố yêu cầu chú trọng 3 nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt từ nay đến cuối năm gồm: tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành, thu - chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 2/10: Hà Nội yêu cầu không được thỏa mãn, coi nhẹ dịch bệnh - Ảnh 1.

    Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đứng đầu là cấp trưởng đơn vị phải quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch; tuyệt đối không được có tâm lý thỏa mãn, coi nhẹ dịch bệnh khi có dấu hiệu lắng xuống; luôn giữ tinh thần quyết tâm chiến đấu, chiến thắng dịch bệnh trong mọi tình huống; thường xuyên giao ban, rút kinh nghiệm những tồn tại, hạn chế để có giải pháp tốt hơn; phải đặt mục tiêu an toàn là trên hết; tiêu chí về an toàn phòng, chống dịch bệnh phải cao hơn tiêu chí chung của cả nước.

    Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã: quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của T.Ư, Chính phủ, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố. Bám sát chủ trương của Chính phủ, đề xuất kế hoạch hoạt động của thành phố chuyển trạng thái từ “không COVID-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”, trong đó có sự tham gia ý kiến của doanh nghiệp.

    Trong công tác phòng, chống dịch, kiên định thực hiện theo hướng phong tỏa hẹp nhất có thể; phòng, chống dịch dựa trên 4 trụ cột: “cách ly, xét nghiệm, điều trị và ý thức của nhân dân”. Trong lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng chính sách thống nhất từ trên xuống dưới, nhưng khi tổ chức thực hiện linh hoạt, căn cứ tình hình cụ thể, và phải có kiểm soát. Thần tốc truy vết, khoanh vùng, xử lý dứt điểm các ca bệnh mới phát sinh trên địa bàn.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T00:10:00

    Hà Nội: Thêm 17 ca dương tính SARS-CoV-2 ở Bệnh viện Việt Đức

    Sáng 2/10, Sở Y tế Hà Nội thông tin, từ 18h ngày 1/10 đến 6h ngày 2/10, thành phố ghi nhận 17 ca dương tính SARS-CoV-2 đều liên quan đến Bệnh viện Việt Đức.

    Các ca bệnh phân bố ở quận Hoàn Kiếm (10 ca), quận Hà Đông (2 ca), huyện Sóc Sơn (2 ca), huyện Quốc Oai (1 ca), huyện Thanh Oai (1 ca), huyện Thanh Trì (1 ca); là F1 của các ca sàng lọc ho, sốt.

    Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến sáng 2/10, có 20 trường hợp mắc COVID-19 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.999 ca; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.608 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.391 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T00:10:00

    Hải Dương phát hiện 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 trở về từ BV Việt Đức (Hà Nội)

    Tỉnh Hải Dương vừa xác định 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 có nguồn lây từ F0 tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.

    Trường hợp mắc COVID-19 mới được xác định là anh T.V.K. (SN 1974, trú tại thôn An Lại, xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng), đã tiêm 2 mũi vaccine và lên Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội chăm nuôi bố ở tầng 7 tòa nhà D. Trong thời gian này, anh T.V.K. chỉ di chuyển trong khuôn viên phòng bệnh, căng tin.

    Ngày 27/9, trước khi trở về nhà ở huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) anh K. có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Đến ngày 1/10, tại phòng khám đa khoa Quang Vĩnh, anh K. được lấy mẫu test nhanh cho kết quả nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm PCR khẳng định kết quả dương tính.

    Ngay khi có thông tin, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Cẩm Giàng đã phong tỏa, phun khử khuẩn khu vực nhà ở của anh T.V.K. và phòng khám đa khoa Quang Vĩnh; bước đầu xác định có 9 trường hợp F1 và 48 người lấy mẫu cùng thời điểm tại phòng khám đa khoa Quang Vĩnh.

    Tiếp tục chủ động ngăn chặn dịch bệnh, Sở Y tế Hải Dương yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị y tế khẩn trương rà soát tất cả những người đến Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội từ ngày 15/9 đến nay, yêu cầu khai báo y tế trên các ứng dụng hoặc khai báo qua đường dây nóng để được tư vấn; cách ly và xét nghiệm SARS-CoV-2./.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T01:10:00

    Khuyến khích người dân tự test nhanh Covid-19

    Công điện Bộ Y tế gửi các địa phương nêu rõ, nếu kết quả test kháng nguyên âm tính, người dân tiếp tục theo dõi sức khỏe; thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn. Nếu kết quả test dương tính, người dân báo ngay cho cơ sở y tế nơi sinh sống hoặc đường dây nóng để xử lý kịp thời.

    Các địa phương công bố đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kết quả người dân tự test tại nhà. Danh sách sinh phẩm test nhanh do Bộ Y tế cấp phép cũng được niêm yết công khai để người dân dễ tiếp cận.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 2/10: Hà Nội yêu cầu không được thỏa mãn, coi nhẹ dịch bệnh - Ảnh 1.

    Bộ Y tế đề nghị các địa phương xét nghiệm định kỳ 5-7 ngày một lần tại khu vực nguy cơ. Khu vực bình thường mới (vùng an toàn) chỉ thực hiện xét nghiệm khi cơ quan hoặc người dân có nhu cầu, dựa theo đánh giá nguy cơ.

    Địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao xét nghiệm toàn bộ người dân 3 lần một tuần. Các nơi ưu tiên sử dụng test kháng nguyên nhanh.

    Từ cuối tháng 8, nhiều nơi tại TP HCM đã thí điểm cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19 tại nhà. Nhân viên y tế sẽ đến tận nhà để hướng dẫn quy trình, sau đó người dân tự test.

    Tuy nhiên, việc để người dân, doanh nghiệp tự test nhanh chưa được áp dụng tại nhiều địa phương.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T01:10:00

    Người TP.HCM trở về hoặc đi tỉnh khác cần điều kiện gì?

    Đêm 1/10, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) Trần Quang Lâm ký công văn khẩn để hướng dẫn tổ chức giao thông trên địa bàn và một số trường hợp di chuyển liên vùng trong thời gian TP áp dụng Chỉ thị 18.

    Người từ các tỉnh vào TP.HCM khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ) và giấy chuyển viện từ bệnh viện của các tỉnh, đến bệnh viện tại TP.HCM; giấy hẹn tái khám hoặc thông tin xác nhận đăng ký...

    Người ở TP.HCM từ các tỉnh, thành phố khác trở về TP.HCM, phải có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại TP.HCM như hộ khẩu, giấy tạm trú, CCCD hoặc chứng minh thư, giấy khai sinh (đối với trẻ em). Người dân cần thêm kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ) và được sự cho phép của UBND tỉnh, thành phố nơi đi.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 2/10: Hà Nội yêu cầu không được thỏa mãn, coi nhẹ dịch bệnh - Ảnh 1.

    Người từ TP.HCM đến các tỉnh, thành khác khi cấp bách như đưa đón người bệnh hiểm nghèo; con nhỏ, phụ nữ mang thai; thực hiện cuộc hẹn phỏng vấn trước khi đi nước ngoài... cần có đơn đề nghị gửi qua hộp thư điện tử của Sở GTVT TP trình bày lý do; hoàn cảnh, thời gian, phương tiện, số lượng người theo danh sách chi tiết kèm bản chụp giấy tờ tùy thân. Sở GTVT sẽ xem xét và báo kết quả giải quyết qua mail trong 48h kể từ khi nhận đề nghị.

    Các trường hợp cấp bách này phải đảm bảo đã tiêm ít nhất một mũi vaccine sau 14 ngày; hoặc F0 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV còn hiệu lực và được sự cho phép của UBND tỉnh, thành phố nơi đến.

    Ngoài ra, Sở GTVT TP cũng hướng dẫn lưu thông đối với các hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách trong nội thành TP.HCM.

    Đối với hoạt động vận tải hàng hóa: Xe tải chở hàng hóa hoạt động theo Quyết định số 23/2018 của UBND TP về hạn chế và cấp phép ôtô chở hàng, ôtô tải lưu thông trong khu vực nội đô TP.

    Riêng xe lưu thông giữa TP.HCM và các tỉnh cần có giấy nhận diện có mã QR; xe có lộ trình quá cảnh qua TP.HCM: Không được dừng, đỗ phương tiện trong suốt quá trình lưu thông trừ khi xe bị hư hỏng.

    Xe tải chở hàng hóa khi lưu thông trong khung giờ cấm xe tải phải có giấy phép do Sở GTVT TP cấp (Giấy nhận diện có mã QR).

    Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy, bến phà Bình Khánh, bến phà Cát Lái diễn ra bình thường.

    Đối với hoạt động vận tải hành khách: Từ 5/10, Sở GTVT sẽ tổ chức lại một số tuyến buýt tùy theo nhu cầu thực tế và tình hình từng khu vực.

    Doanh nghiệp taxi được hoạt động không quá 20% số xe đơn vị quản lý; Doanh nghiệp xe du lịch được hoạt động không quá 30% số xe do đơn vị quản lý. Riêng xe hợp đồng dưới 9 chỗ (taxi công nghệ) được đăng ký hoạt động tối đa 10% số xe doanh nghiệp quản lý.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T02:10:00

    Gần 4.900 người Hà Nội đến khám, điều trị tại bệnh viện Việt Đức trong 2 tuần qua

    CDC Hà Nội có công văn gửi Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã rà soát, lập danh sách để quản lý và theo dõi sức khỏe với các trường hợp đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh… tại Bệnh viện Việt Đức từ ngày 15 đến 30/9. Đồng thời đề nghị y tế các địa phương khẩn trương điều tra xác minh để có biện pháp xử trí.

    Theo đó, nếu người dân có đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh... tại phòng, khoa, tầng điều trị có bệnh nhân dương tính (hiện tại là tầng 7, tầng 8 tòa nhà hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính thì xử trí như trường hợp tiếp xúc gần; nếu người tới Bệnh viện Việt Đức có biểu hiện: ho, sốt, khó thở hoặc có bất thường về sức khỏe, xử trí như ca nghi ngờ nhiễm COVID-19; với các trường hợp còn lại cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm (RT-PCR mẫu gộp).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 2/10: Hà Nội phong tỏa thêm nhiều tuyến phố gần Bệnh viện Việt Đức - Ảnh 1.

    Theo thống kê sơ bộ của CDC Hà Nội về số lượng người bệnh đến khám, điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ 15/9 đến nay, toàn TP có gần 4.900 người, trong đó có 3.858 người đến khám bệnh, 369 người điều trị ngoại trú và 634 người điều trị nội trú đã ra viện.

    Có 4.001 người liên quan Bệnh viện Việt Đức tại các tỉnh/thành khác, gồm: gần 2.600 người đến khám bệnh, 509 người điều trị ngoại trú và 896 người điều trị nội trú đã ra viện.

    Đến sáng nay, 2/10, Hà Nội đã phát hiện thêm 17 ca COVID-19 liên quan Bệnh viện Việt Đức.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T02:10:00

    Các tỉnh rà soát, cách ly người về từ Bệnh viện Việt Đức

    Sáng 2/10, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm, cho hay quyết định được đưa ra vào tối qua (1/10). Theo đó, phố Phủ Doãn sẽ bị cách ly y tế đến 14/10. Các phố Ấu Triệu, Thọ Xương, Chân Cầm và Ngõ Huyện cách ly tạm thời cho đến khi có thông báo mới.

    Trong thời gian này, người dân được yêu cầu không tiếp xúc với người khác, không ra khỏi khu vực trừ khi đi chữa bệnh hoặc trường hợp đặc biệt khác.

    Dự kiến chiều nay (2/10), quận Hoàn Kiếm phối hợp với Bệnh viện Việt Đức đưa khoảng 1.000 người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.

    CDC Hà Nội sáng nay ghi nhận thêm 17 người dương tính nCoV liên quan đến Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, gồm 6 người nhà, 9 bệnh nhân, 2 nhân viên y tế. Các ca mắc trú ở tám tỉnh thành khác nhau, trong đó 8 người ở Hà Nội

    Như vậy, ba ngày qua, Hà Nội đã phát hiện 20 ca nhiễm liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Bệnh viện đã lấy 7.141 mẫu, hiện xác định 6.303 mẫu âm tính, 20 mẫu dương tính, số còn lại chưa có kết quả.

    Ca mắc đầu tiên được ghi nhận là người đàn ông 49 tuổi, quê huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, đến chăm sóc người thân tại khoa Ung bướu (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) từ ngày 19/9. Trước khi vào viện, ông này test kháng nguyên âm tính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 29/9, bệnh viện Việt Đức xét nghiệm PCR cho ông trước khi ra viện, kết quả nghi ngờ, sau đó CDC Hà Nội khẳng định dương tính.

    CDC Hà Nội đề nghị các quận, huyện rà soát, lập danh sách những người từng đến, làm việc khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức trong nửa tháng qua. Những người từng đến tầng 7 và 8 tòa D ở bệnh viện hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính được xử trí như F1.

    Trường hợp liên quan đến Bệnh viện Việt Đức và có biểu hiện ho, sốt, khó thở, bất thường về sức khỏe thì coi như ca nghi ngờ nhiễm nCoV. Các trường hợp còn lại phải cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm gộp PCR. Thống kê sơ bộ của CDC, từ 15/9 đến nay, đã có hơn 8.862 người liên quan đến Bệnh viện Việt Đức; 4.860 người ở 30 quận, huyện của Hà Nội; 4.001 người ở các tỉnh, thành phố khác.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T06:10:00

    28 ca COVID-19 tại 5 tỉnh, thành phố liên quan đến Bệnh viện Việt Đức

    Trưa 2/10, Sở Y tế Hà Nội thông tin, đến 11h hôm nay, liên quan đến Bệnh viện Việt Đức đã ghi nhận 28 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại 5 tỉnh, thành phố.

    Trong đó Hà Nội là nơi có nhiều ca dương tính nhất với 22 trường hợp. Cụ thể 11 F0 là người sinh sống tại Hà Nội, 11 F0 còn lại là người tỉnh khác đến điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức.

    6 bệnh nhân còn lại được ghi nhận tại 4 tỉnh: Nam Định (3 ca), Hưng Yên (1 ca), Hà Tĩnh (1 ca) và Hải Dương (1 ca).

    28 ca bệnh này có 10 người là bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, 13 người là người nhà bệnh nhân, 4 người là nhân viên làm việc tại bệnh viện và 1 người là đối tượng khác.

    Theo kết quả điều tra dịch tễ, trong 28 ca dương tính này có 17 ca được phát hiện tại Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng tầng sinh môn (tầng 7 nhà D của bệnh viện); 7 ca tại khoa Phẫu thuật tiêu hoá (tầng 7 nhà D của bệnh viện), 2 ca tại khoa Ung bướu (tầng 8 nhà D của bệnh viện); 1 ca tại nhà ăn bệnh viện và 1 ca ngoài bệnh viện.

    Riêng với 22/28 ca dương tính được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội có 11 F0 sinh sống tại 7 quận, huyện: Hoàn Kiếm (3), Hà Đông (2), Sóc Sơn (2), Ba Đình (1), Quốc Oai (1), Thanh Oai (1), Thanh Trì (1) và 11F0 là người từ tỉnh khác đến điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

    Như vậy, tính đến 11h ngày 2/10, tổng cộng Hà Nội đã lấy được 7.260 mẫu xét nghiệm những người liên quan đến bệnh viện, gồm: nhân viên y tế, người bệnh, người chăm sóc hiện đang trong bệnh viện, khu vực dân cư xung quanh bệnh viện, người về từ bệnh viện, trong đó có 7.255 mẫu đã có kết quả, qua đó phát hiện 22 ca dương tính (gồm 20 ca trong bệnh viện và 2 ca khu vực dân cư xung quanh bệnh viện).

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T11:10:00

    Hà Nội thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2, 'ổ dịch' tại Bệnh viện Việt Đức rất phức tạp

    Trưa 2/10, Sở Y tế Hà Nội thông báo ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, đều liên quan đến Bệnh viện Việt Đức. Chuyên gia đánh giá, dịch COVID-19 tại bệnh viện này rất phức tạp.

    Trường hợp đầu tiên là V.H.T, nữ, sinh năm 1994, địa chỉ tại Thành Công, Ba Đình; là nhân viên Bệnh viện Việt Đức. Ngày 1/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Trường hợp thứ 2 là N.T.Đ, nam, sinh năm 1991, địa chỉ tại Chương Dương, Hoàn Kiếm; là nhân viên nhà ăn tại Bệnh viện Việt Đức. Ngày 1/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến trưa 2/10, đã có 22 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận trên địa bàn thành phố liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

    Khó khăn, phức tạp

    Trao đổi với phóng viên sáng 2/10, ông Trương Quang Việt - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, hiện nay, các cơ quan chức năng đang tập trung khoanh vùng và xử lý dịch, xét nghiệm các mẫu liên quan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

    Đối với nguồn lây ở "ổ dịch" này, Phó Giám đốc CDC Hà Nội nêu rõ, hiện chưa xác định được cụ thể.

    "Nhưng qua các chỉ số bước đầu cho thấy, ở đây, đã có nhiều mức hay độ tuổi của mức độ lây nhiễm bệnh rồi chứ không phải 1 mức, tức là có trường hợp nhiễm cũ và lây nhiễm mới", ông Việt cho biết.

    Lãnh đạo CDC Hà Nội đánh giá, tại Bệnh viện Việt Đức có các khối nhà riêng biệt nên việc cách ly từng khối nhà khi có ca nhiễm cũng thuận tiện. Tuy nhiên, đây là bệnh viện T.Ư, ngoại khoa, tuyến cuối của cả nước và là nơi thu dung điều trị cho các bệnh nhân ở Hà Nội, các tỉnh miền Bắc, miền Trung... nên lượng người bệnh, người nhà rất nhiều.

    Ngoài ra, còn đội ngũ nhân viên, đối tác, nhân viên giao hàng, giao thuốc, vật tư, giao máu... Đồng thời, hiện mới làm xét nghiệm và có kết quả của hơn 1.500 cán bộ, nhân viên y tế ở bệnh viện còn số cán bộ, nhân viên ở nhà chưa được xét nghiệm. Số nhân viên phục vụ vẫn đang tiếp tục được lấy mẫu, xét nghiệm chưa có kết quả. Số bệnh nhân đến khám, điều trị tại bệnh viện vẫn đang được rà soát, lấy mẫu xét nghiệm.

    Ngoài ra, tại một số tỉnh là Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hà Tĩnh cũng đã ghi nhận các ca dương tính SARS-CoV-2 là người trở về từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

    "Do đó, hiện nay, chưa thể đánh giá, dự báo rõ ràng được. Con số thực tế các ca nhiễm sẽ chỉ ra khi có kết quả xét nghiệm. Nhưng bước đầu, chúng tôi nhận định, tình hình dịch ở đây có thể sẽ khó khăn, phức tạp hơn chứ không giống như nhận định lúc đầu là dịch chỉ khoanh vùng ở tầng 7, tầng 8 là khu D của bệnh viện", ông Việt nhấn mạnh.

    Về việc có nên kiến nghị phong tỏa toàn bộ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức như đối với Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, hay Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 không, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho hay, hiện chưa thực hiện việc này. Tuy nhiên, khi chưa đánh giá được hết nguy cơ thì Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phải tạm thời phong tỏa các khu vực liên quan phát hiện ca bệnh và dừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám chữa bệnh thông thường, chỉ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, nguy kịch, chạy thận nhân tạo.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ