Cập nhật lúc 06:48 - 11/02/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/1: Tuyên bố của WHO về vaccine COVID-19 với trẻ em và thanh thiếu niên

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-01-17T23:01:00

    Đà Nẵng gần chạm mốc 1.000 ca nhiễm một ngày

    Trong số các ca nhiễm cộng đồng, có 10 ca lấy mẫu tiểu thương chợ Cẩm Lệ, chợ Hưởng Phước; 3 ca là lực lượng phòng, chống dịch. Còn lại phần lớn được phát hiện khi đến các cơ sở y tế xét nghiệm, test nhanh dương tính được trạm y tế lấy mẫu…

    Hầu hết các ca nhiễm đều được Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 đánh giá có khả năng lây cho cộng đồng. Hiện thành phố có 3 vùng đỏ (cấp độ 4) tại phường Thọ Quang, Nại Hiên Đông, Mân Thái (quận Sơn Trà), 12 vùng cam (cấp độ 3), 8 vùng xanh (cấp độ 1), còn lại là vùng vàng (cấp độ 2).

    Bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng nhìn nhận, với tình hình số ca bệnh tăng nhanh như hiện nay thì bệnh viện dã chiến đã sắp quá tải. Trên thực tế, phần lớn ca nhiễm đều ở mức độ nhẹ hoặc không triệu chứng, vì vậy việc mở rộng việc điều trị cho đa số F0 tại nhà là phương án khả thi nhất nhằm giảm tải cho các cơ sở điều trị và tạo tâm lý nhẹ nhàng cho người bệnh.

    Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng cũng thống nhất đề xuất đẩy mạnh việc điều trị F0 tại nhà. Ông yêu cầu ngành y tế và các địa phương tập trung nhân lực, trang thiết bị… cho tuyến y tế cơ sở điều trị F0 tại nhà hiệu quả hơn nữa.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-17T23:01:00

    Cả nước ghi nhận 68 ca nhiễm biến thể Omicron

    Tính từ 16h ngày 16/1 đến 16h ngày 17/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.378 ca nhiễm mới, trong đó 53 ca nhập cảnh và 16.325 ca ghi nhận trong nước (tăng 682 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 11.178 ca trong cộng đồng).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/1: Lo F0 nặng, nguy kịch tăng nhanh, Hà Nội đôn đốc tiêm vaccine - Ảnh 1.

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.955), Đà Nẵng (924), Hưng Yên (675), Bình Định (640), Hải Phòng (638)...

    Ngày 17/1, Sở Y tế Cà Mau đăng ký bổ sung 5.366 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Cà Mau.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (giảm 130), Lạng Sơn (giảm 129), Khánh Hòa (giảm 124).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (tăng 270), Trà Vinh (tăng 177), Thái Nguyên (tăng 127).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 16.155 ca/ngày.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP.HCM (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-18T00:01:00

    TP.HCM sẵn sàng tái kích hoạt bệnh viện dã chiến để ứng phó biến thể Omicron

    Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), TP đang giám sát chặt chẽ việc kiểm soát người nhập cảnh ở các cửa khẩu. Đến nay chưa có ca mắc biến chủng Omicron nào làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. HCDC sẽ tiến hành tầm soát ở các khu vực có nhiều người nhập cảnh hoặc số ca bệnh COVID-19 tăng bất thường. Quy trình này khá chặt chẽ và TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện trong dịp Tết sắp tới.

    "Tất cả các khách nhập cảnh thì 72 tiếng trước khi nhập cảnh phải có xét nghiệm PCR âm tính, đó là điều kiện đầu tiên. Trước khi bước vào máy bay ở đầu bên kia thì phải được test nhanh 1 lần, sau đó xuống sân bay thì phải test nhanh thêm lần nữa. Quy trình khá chặt chẽ, qua những công đoạn đó thì chúng tôi phát hiện thêm các ca mang biến thể Omicron"- Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho hay. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/1: Lo F0 nặng, nguy kịch tăng nhanh, Hà Nội đôn đốc tiêm vaccine - Ảnh 1.

    Các F0 nhập cảnh mang biến thể Omicron phần lớn là không triệu chứng.

    Hiện TP.HCM đang điều trị trên 3.600 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 75 trẻ em dưới 16 tuổi, 270 bệnh nhân nặng đang thở máy, 17 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 16/1, TP.HCM có 123 bệnh nhân nhập viện, 211 bệnh nhân xuất viện, 12 trường hợp tử vong. 

    Tổng số ca tử vong cộng dồn từ ngày 1/1/2021 đến nay là 20.240. Theo Sở Y tế TP.HCM, số bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn hiện khoảng 10-30% so với công suất hoạt động./. 

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-18T00:01:00

    Lo F0 nặng, nguy kịch tăng nhanh, Hà Nội đôn đốc tiêm vaccine COVID-19

    Sở Y tế Hà Nội ngày 17/1 cho biết, đến nay, tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 là hơn 13,73 triệu mũi. Có gần 256.000 người tiêm mũi bổ sung và hơn 1,43 triệu người đã tiêm mũi nhắc lại.

    Cùng với các đơn vị tiêm chủng của thành phố, các bệnh viện trung ương và bộ ngành trên địa bàn tiêm gần 16.800 mũi nhắc lại.

    Như vậy, đã có khoảng 1,7 triệu người ở Hà Nội đã tiêm mũi 3 vaccine COVID-19.

    Theo Bộ Y tế, Hà Nội là một trong 39 tỉnh, thành phố bao phủ hai mũi vaccine cho hơn 90% dân số từ 18 tuổi trở lên. Cụ thể, gần 100% người trên 18 tuổi ở Thủ đô đã tiêm đủ 2 mũi; riêng nhóm trên 50 tuổi là 97,8% đủ 2 mũi; Trên 97% trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi.

    Về tiến độ tiêm vaccine, trong 3 ngày gần đây, số lượng mũi tiêm trong ngày ở Hà Nội giảm liên tục. Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế TP, hôm qua 16/1, toàn TP chỉ tiêm được gần 29.500 mũi vaccine, bằng 30% số liều ngày 15/1. Trong khi đó ngày 14/1, TP tiêm được hơn 139.000 liều...

    Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 mới đây của Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng đánh giá hiện nay tiến độ tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội còn chậm. Ông yêu cầu Sở Y tế báo cáo hằng ngày tiến độ từng địa phương; đôn đốc hằng ngày việc tiêm vaccine cho người từ 50 tuổi trở lên có bệnh nền… Các đơn vị cần rà soát sẵn sàng chuẩn bị tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

    HaNoi tiemvaccine.jpeg

    Cụ bà 90 tuổi ở xã Yên Bình , huyện Thạch Thất, Hà Nội được cán bộ y tế xã đến tận nhà khám sức khỏe trước khi tiêm vaccine COVID-19.

    Tại một số địa phương của Hà Nội như Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thường Tín..., vẫn còn số người cao tuổi có bệnh lý nền không đi đến điểm tiêm chủng lưu động. Lãnh đạo các địa phương cho biết tăng cường các tổ đến tận từng nhà dân vận động tiêm vaccine cho các đối tượng nguy cơ cao này.

    Việc Hà Nội đẩy mạnh tiêm vaccine mũi nhắc lại và bổ sung, đặc biệt rà soát tiêm cho đối tượng 50 tuổi trở lên có bệnh nền là có cơ sở. Theo Bộ Y tế, hiện có tới 600 bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội trong tình trạng nặng, nguy kịch, tăng gần 20% so với trung bình 7 ngày trước.

    Những ngày gần đây, Hà Nội liên tục ghi nhận từ 12-18 ca tử vong mỗi ngày. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho rằng tiêm phủ vaccine, trong đó có mũi bổ sung và nhắc lại, để giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và tỷ lệ tử vong.

    Hà Nội là địa phương đứng thứ 2 về số lượng vaccine tiêm nhắc lại và tiêm bổ sung cho người dân, chỉ xếp sau TP HCM với hơn 3,8 triệu liều (trong đó có hơn 3,2 triệu mũi nhắc lại), tính đến hết ngày 15/1. Trên cả nước, hơn 15,7 triệu liều vaccine mũi 3 (gồm mũi bổ sung và mũi nhắc lại) đã được tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tại 61 tỉnh/thành.

    Trong đó, có hơn 10,7 triệu người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi nhắc lại, đạt 15,3%. Ngoài TP HCM và Hà Nội, các tỉnh/thành tiêm mũi nhắc lại nhiều gồm Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Dương... đều từ 200.000- 500.000 liều.

    Ngoài ra, 55 tỉnh/thành cũng đang tiêm liều bổ sung cho người dân, với tổng số hơn 5 triệu liều.

    Bộ Y tế cho phép tiêm nhắc lại với người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc. Khoảng cách tiêm liều nhắc lại sau 3 tháng kể từ mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi hai), thay vì 6 tháng như trước đây. Liều bổ sung tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19; nhân viên y tế...

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-18T00:01:00

    Sau khi mắc COVID-19, những người trên 50 tuổi có thể đối mặt với các vấn đề về vận động

    Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về lão hóa của Canada đã xem xét 24.114 người trung niên và lớn tuổi trong cộng đồng được xác nhận đã mắc, có thể mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.

    Kết quả, các nhà khoa học phát hiện ra rằng số người già mắc COVID-19 bị suy giảm khả năng vận động và chức năng thể chất cao gần gấp đôi so với những người già không mắc COVID-19.

    Hầu hết những người tham gia nghiên cứu này chỉ bị mắc COVID-19 ở thể nhẹ đến trung bình và không phải nhập viện. Tuy nhiên, có thể thấy rằng những tác động COVID kéo dài ngay cả sau khi trong cơ thể người bệnh không còn virus nữa.

    "Những phát hiện này cho thấy có thể cần các biện pháp can thiệp đối với những người lớn tuổi mắc  COVID-19 từ nhẹ đến trung bình, những người không cần nhập viện" – các nhà khoa học cho biết.

    Trong nhóm đầu tiên được nghiên cứu, gần 42% là từ 65 tuổi trở lên và 51% là phụ nữ. Khả năng vận động của họ trong ba lĩnh vực thể chất đã được kiểm tra: đứng lên sau khi ngồi vào ghế, tham gia vào công việc nhà và hoạt động thể chất nói chung.

    TS Mill Etienne, phó giáo sư thần kinh học tại Đại học Y New York và là chủ tịch của Hiệp hội thần kinh bang New York cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người đang gặp phải những thách thức đáng kể với hoạt động thể chất như gặp khó khăn khi đi bộ, leo cầu thang hoặc đi xe đạp…". TS.Etienne khẳng định tình trạng mất khả năng vận động này không chỉ là sự suy giảm tự nhiên của việc già đi.

    Ông Suneet Singh - Giám đốc y tế tại công ty y tế kỹ thuật số CareHive Health (Mỹ) cũng đồng tình với thông tin COVID-19 ảnh hưởng đến  khả năng vận động của mọi người.

     "Nó còn ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Về mặt cấu trúc, có thể ảnh hưởng đến cơ, khớp và dây thần kinh. Về mặt chức năng, mọi người đang gặp khó khăn với việc chuyển trọng lượng, di chuyển và giữ thăng bằng".

     "Trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu không được chăm sóc y tế, sẽ dẫn đến mệt mỏi, suy giảm chức năng và teo cơ. Trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, mọi người có thể tự phục hồi nhưng với thời gian phục hồi lâu hơn nếu không nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa được đào tạo" – TS Singh cho biết.

    TS Robert G. Lahita, giám đốc Viện bệnh tự miễn dịch và bệnh thấp khớp tại Saint Joseph Health ở New Jersey, liệt kê hàng loạt các triệu chứng COVID-19 kéo dài như đau nhức, khó thở đến sương mù não và các vấn đề về sức khỏe tim mạch.

    "Nhưng may mắn thay, chúng dường như giảm dần theo thời gian. Hầu hết các triệu chứng COVID-19 kéo dài sẽ biến mất sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, chúng tôi đang thấy một số vấn đề về COVID-19 kéo dài như mất vị giác và khứu giác vẫn tồn tại ngay cả 8 tháng hoặc một năm sau khi nhiễm bệnh." – bà Lahita cho biết.

    Bà Lahita nói thêm rằng: "Chúng tôi sẽ không thực sự biết điều gì sẽ xảy ra trong các biến thể trong tương lai, nhưng từ những gì chúng tôi đang thấy cho đến nay, Omicron dường như không gây ra nhiều vấn đề lâu dài. Hy vọng rằng các biến thể trong tương lai cũng sẽ hoạt động như vậy, giống như một cơn cảm lạnh không gây ra thiệt hại lâu dài".

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-18T00:01:00

    Đà Nẵng bác bỏ thông tin giãn cách xã hội dịp cận Tết Nguyên đán

    Chiều 17/1, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng khẳng định thành phố sẽ không thực hiện giãn cách xã hội, hay đóng cửa thành phố.

    TP Đà Nẵng đảm bảo hoạt động của siêu thị, chợ truyền thống; đảm bảo cân đối cung cầu một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và tạo mọi điều kiện để bà con đón Tết.

    Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đề nghị cơ quan báo chí tiếp tục thông tin, tuyên truyền đến người dân về tình hình dịch, nhấn mạnh diễn biến lây lan của biến thể Omicron.

    Người dân không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch Covid-19, nhất là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, mắc bệnh nền…

    Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra cùng ngày, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cũng nhấn mạnh thành phố không thực hiện giãn cách xã hội, hay đóng cửa thành phố.

    Chủ trương của Đà Nẵng là “không ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản, hạn chế đi lại. Địa phương duy trì hoạt động của siêu thị, chợ truyền thống; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân dịp Tết; thực hiện giao thông thông suốt và mọi điều kiện để người dân vui đón Tết.

    Báo cáo tại cuộc họp này, lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng cho biết từ 13h ngày 16/1 đến 13h ngày 17/1, ngành y tế địa phương ghi nhận 924 ca mắc Covid-19, gồm 2 ca cách ly tập trung, 295 ca cách ly tại nhà, 37 ca trong khu phong tỏa và 590 ca chưa cách ly.

    Bà Yến khẳng định, địa phương đủ khả năng kiểm soát dịch Covid-19.

    Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng yêu cầu ngành y tế phối hợp cùng các địa phương đẩy mạnh tiêm vaccine cho người dân, chủ động nhân lực, phương tiện và thuốc men để ứng phó nếu số ca mắc tiếp tục tăng.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-18T09:01:00

    Tuyên bố của WHO về vaccine COVID-19 với trẻ em và thanh thiếu niên

    Dưới đây là tuyên bố tạm thời của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem xét vai trò của vaccine COVID-19 ở thanh thiếu niên và trẻ em:

    1. Gánh nặng COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên

    Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm trùng có triệu chứng và các trường hợp mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên ít hơn so với các nhóm tuổi lớn hơn. Trẻ em và thanh thiếu niên thường có các triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 ít hơn và nhẹ hơn so với người lớn và ít có khả năng bị COVID-19 nghiêm trọng hơn người lớn. 

    Tuyên bố của WHO về vaccine COVID-19 với trẻ em và thanh thiếu niên - Ảnh 1.

    Vaccine COVID-19 được các cơ quan quản lý nghiêm ngặt cho phép chỉ định theo độ tuổi của trẻ là an toàn và hiệu quả.

    Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên có thể gặp các triệu chứng lâm sàng kéo dài (được gọi là "COVID-19 kéo dài", tình trạng sau COVID-19, hoặc di chứng sau cấp tính của nhiễm SARS-CoV-2). Mặc dù vậy , tần suất và đặc điểm của những tình trạng này vẫn đang được điều tra. Ngoài ra, hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em, (được gọi là hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em liên quan tạm thời với SARS-CoV-2 (PIMS-TS) ở châu Âu và hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) ở Hoa Kỳ)  dù hiếm gặp nhưng cũng đã được báo cáo. Những điều này làm phức tạp quá trình phục hồi.

    Một số yếu tố nguy cơ đối với COVID-19 nghiêm trọng ở trẻ em đã được báo cáo gần đây, bao gồm béo phì và các bệnh nền. Các bệnh nền liên quan đến nguy cơ cao bị COVID-19 nghiêm trọng bao gồm bệnh tiểu đường loại 2, hen suyễn, bệnh tim và phổi, và các bệnh về thần kinh, phát triển thần kinh (đặc biệt là Hội chứng Down) và thần kinh cơ.

    Vaccine COVID-19 được các cơ quan quản lý nghiêm ngặt cho phép chỉ định theo độ tuổi của trẻ là an toàn và hiệu quả trong việc giảm gánh nặng bệnh tật ở những nhóm tuổi này.

     

     

    2. Trẻ em và thanh thiếu niên vẫn có thể nhiễm SARS-CoV-2

    Nhiều nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành SARS-CoV-2 và sự lây lan của virus dựa trên dân số đã điều tra xem trẻ em và thanh thiếu niên có bị nhiễm với tỷ lệ giống như người lớn hay không, nhưng các kết quả khác nhau, có thể do các nghiên cứu được tiến hành vào các thời điểm khác nhau trong đại dịch. Nhưng nhìn chung, cho dù trường học mở hay đóng cửa, tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em và người lớn là tương đương nhau. Vì vậy, có vẻ như trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh và có thể lây lan virus cho người khác.

    3. Tác động của đại dịch đối với trẻ em và thanh thiếu niên 

    Mặc dù có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng thấp hơn nhưng trẻ em và thanh thiếu niên vẫn bị ảnh hưởng một cách tương xứng bởi các biện pháp kiểm soát COVID-19. Các tác động gián tiếp quan trọng nhất liên quan đến việc đóng cửa trường học đã làm gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ giáo dục và làm gia tăng các vấn đề về cảm xúc và sức khỏe tâm thần. 

    Khi không được đến trường và bị xã hội cô lập, trẻ em dễ bị ngược đãi và bạo lực tình dục, mang thai ở tuổi vị thành niên và tảo hôn. Một loạt các tác động tiếp theo của việc đóng cửa trường học xảy ra. Chúng bao gồm gián đoạn hoạt động thể chất và các dịch vụ dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt như hỗ trợ học tập, trị liệu ngôn ngữ và đào tạo kỹ năng xã hội. Trẻ em không đi học phải đối mặt với nguy cơ đe dọa trực tuyến cao hơn liên quan đến việc dành nhiều thời gian hơn trên mạng.

    Các dịch vụ tiêm chủng định kỳ cũng bị ảnh hưởng tiêu cực do phản ứng của đại dịch, do đó làm trầm trọng thêm khả năng bùng phát trở lại của các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin như sởi, uốn ván, sốt vàng da, HPV, và các bệnh khác.

    4. Hiệu quả và tính an toàn của vaccine COVID-19 ở thanh thiếu niên và trẻ em 

    Trong thử nghiệm Giai đoạn 2/3 cho cả vaccine mRNA, hiệu quả và khả năng sinh miễn dịch tương tự hoặc cao hơn so với người lớn; cấu hình an toàn và phản ứng ở thanh thiếu niên tương tự như thanh niên. 

    Một dấu hiệu rất hiếm về viêm cơ tim / viêm màng ngoài tim đã được báo cáo với vaccine mRNA COVID-19. Những trường hợp này xảy ra thường ở nam giới trẻ hơn (16-24 tuổi) và sau khi tiêm liều thứ hai, thường là trong vòng vài ngày sau khi chủng ngừa. Vì vaccine mRNA chỉ mới được triển khai ở thanh thiếu niên ở một số quốc gia, nguy cơ viêm cơ tim ở nhóm tuổi đó vẫn chưa được xác định đầy đủ. 

    Tuy nhiên, dữ liệu hiện có cho thấy rằng các trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm chủng thường nhẹ và đáp ứng với điều trị bảo tồn, và ít nghiêm trọng hơn với kết quả tốt hơn so với viêm cơ tim cổ điển hoặc COVID-19. Hơn nữa nguy cơ viêm cơ tim / viêm màng ngoài tim do nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn nguy cơ sau khi tiêm chủng.

    5. Cơ sở lý luận về tiêm chủng cho thanh thiếu niên và trẻ em

    Các đánh giá lợi ích-rủi ro củng cố lợi ích của việc tiêm chủng cho tất cả các nhóm tuổi, bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên.

    Các tín hiệu an toàn được xác định sau khi triển khai rộng rãi, chẳng hạn như viêm cơ tim, mặc dù rất hiếm, được báo cáo thường xuyên hơn ở thanh niên từ 16-24 tuổi, đặc biệt là nam giới; nguy cơ viêm cơ tim ở thanh thiếu niên và / hoặc trẻ em vẫn chưa được xác định.

    Giảm lây truyền giữa các thế hệ là một mục tiêu bổ sung quan trọng về sức khỏe cộng đồng khi tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tất cả giáo viên, thành viên gia đình và những người lớn tiếp xúc khác của trẻ em và thanh thiếu niên đều nên được tiêm chủng.

    Tiêm phòng cho trẻ em và thanh thiếu niên có thể giúp thúc đẩy các mục tiêu xã hội. Duy trì giáo dục cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học nên là một ưu tiên quan trọng trong thời kỳ đại dịch này. Việc đi học rất quan trọng đối với hạnh phúc và triển vọng cuộc sống của trẻ em cũng như sự tham gia của cha mẹ vào nền kinh tế. Tiêm phòng cho trẻ em trong độ tuổi đi học có thể giúp giảm thiểu tình trạng gián đoạn ở trường bằng cách giảm số ca nhiễm bệnh ở trường và số trẻ em phải nghỉ học vì các yêu cầu kiểm dịch. 

    Có những lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên vượt xa những lợi ích trực tiếp về sức khỏe. Tiêm vaccine làm giảm lây truyền COVID ở nhóm tuổi này có thể làm giảm lây truyền từ trẻ em và thanh thiếu niên sang người lớn tuổi, đồng thời có thể giúp giảm nhu cầu về các biện pháp giảm thiểu trong trường học. 

    Điều quan trọng nhất là trẻ em phải tiếp tục nhận được các loại vaccine được khuyến cáo cho trẻ em đối với các bệnh truyền nhiễm khác.

    Các quốc gia khác nhau đang ở trong các giai đoạn đại dịch khác nhau với tỷ lệ bao phủ vaccine khác nhau. Các mục tiêu chiến lược tiêm chủng toàn cầu của WHO vẫn là: 40% dân số của mỗi quốc gia vào cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022. Các mục tiêu bao phủ này được đặt ra để đảm bảo tốc độ triển khai vaccine toàn cầu một cách công bằng và ưu tiên những nhóm có nguy cơ cao nhất. Đến nay, các chỉ tiêu này vẫn chưa đạt được.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ