Cập nhật lúc 21:19 - 12/03/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 17/2: F0 tiêm thêm 1 liều vắc xin giúp giảm nguy cơ tái nhiễm?

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-02-16T23:02:00

    Gia tăng trẻ mắc COVID-19: Bảo vệ nghiêm ngặt nhóm trẻ có bệnh nền, tỷ lệ tử vong thấp nhưng không thể chủ quan

    Các chuyên gia nhận định, tỉ lệ tử vong ở trẻ em thấp hơn người lớn, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ mắc COVID-19 có bệnh nền, thừa cân, béo phì...

    Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19.

    Các chuyên gia y tế cho rằng y tế cơ sở phải tăng cường tập huấn về chăm sóc, theo dõi, phân loại bệnh nhân COVID-19 trẻ em. Việc phân loại tình trạng bệnh của trẻ rất quan trọng, đặc biệt kĩ năng chuyên môn phát hiện trẻ chuyển nặng để kịp thời chuyển đến viện, tránh tình trạng chuyển nặng không cần thiết... Đối với các cơ sở điều trị tầng 2 và tầng 3 cần nâng cao năng lực điều trị nhi khoa mắc COVID-19, chuẩn bị sẵn một số cơ sở vật chất, trang thiết bị về hồi sức nhi trong trường hợp nhu cầu hồi sức cấp cứu tăng.

    PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi. Cả nước ghi nhận 165 trẻ tử vong, chiếm 0,42% so với tử vong chung.

    Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm: “Những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19”.

    Tại hội nghị, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tính đến ngày 7/2, trong tổng số 516.163 ca mắc COVID-19 của TPHCM có 32.429 F0 là trẻ em từ 16 tuổi trở xuống, chiếm tỉ lệ 6,3%. Số ca tử vong trẻ em là 48 ca/tổng số ca tử vong cộng dồn 20.379 người (chiếm 0,23% tổng số ca tử vong). Tỉ lệ tử vong/mắc 0,15%. Qua phân tích 2.478 ca mắc COVID-19 tại TPHCM cho thấy có 165 ca trẻ ở mức độ nặng, nguy kịch, trong số này có 13,9% trẻ thừa cân, béo phì, 8,5% có bệnh đi kèm.

    Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tổng số trẻ được khám và chẩn đoán COVID-19 đến nay là 611 trẻ, trong đó có 545 ca được chuyển khám, cách li tại địa phương; 66 ca điều trị nội trú tại bệnh viện. Hiện bệnh viện đang điều trị 10 bệnh nhân COVID-19. Thời gian qua đã có 5 trẻ mắc COVID-19 tử vong (gồm 3 bệnh nhân sơ sinh, 1 bệnh nhân 2 tháng tuổi có viêm não liên cầu B, 1 bệnh nhân 6 tháng tuổi ở Bắc Ninh chuyển lên).

    Thống kê cho thấy Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có tổng 617 bệnh nhân COVID-19 là trẻ em dưới 16 tuổi trên tổng số 6.484 F0 đã điều trị tại đây; có 21 trẻ nặng, nguy kịch.

    TS Nguyễn Trọng Khoa cho hay: “Rất may số tử vong ở trẻ em rất ít. Tuy nhiên chúng ta phải làm sao bảo vệ nghiêm ngặt nhóm thừa cân béo phì, đang điều trị bệnh nền, mạn tính, những trẻ bị suy giảm miễn dịch bởi khi các nhóm này nhiễm COVID-19 thì khả năng nguy cơ tử vong cao hơn”.

    Không chủ quan

    Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 cho biết: “Tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 ngày càng gia tăng. Bệnh nhìn chung nhẹ hơn người lớn nhưng không được chủ quan”.

    Bác sĩ Hiếu đưa ra các yếu tố nguy cơ bệnh nặng ở trẻ, gồm: Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gene, béo phì; bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản; bệnh tim bẩm sinh; suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài); bệnh thận mạn; ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…

    Đối với việc điều trị, chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh cần phát hiện kịp thời các triệu chứng nặng, điều trị các triệu chứng thông thường và tránh lây nhiễm chéo trong gia đình. “Lợi ích điều trị tại nhà, đó là trẻ được chăm sóc trong vòng tay người thân, không bị thay đổi môi trường sống, ít ảnh hưởng tới tâm lí và hạn chế quá tải y tế không cần thiết”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.

    Theo Tiền phong


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-17T00:02:00

    Số ca mắc Covid-19 liên tục tăng ở nhiều địa phương phía Bắc

    Trước Tết Nguyên đán, các chuyên gia y tế cũng đã dự báo trước xu hướng này khi mức độ giao lưu, đi lại của người dân tăng cao. Tuy nhiên, số người tử vong do Covid-19 thời gian này vẫn ở ngưỡng thấp (dưới 100 người/ngày) phần nào cho thấy nguy cơ trong thời điểm này không quá lớn.

    Các tỉnh phía Bắc gia tăng ca nhiễm

    Theo thống kê của Bộ Y tế trong ngày 16/2, 10/11 địa phương có số ca mắc Covid-19 trên 1.000 trường hợp đều thuộc miền Bắc (trừ Nghệ An). Đáng chú ý, Thái Nguyên xếp ngay sau Hà Nội với 2.497 ca. Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc trong ngày của địa phương này vượt mức 2.000 người.

    Thái Nguyên cũng là địa phương ghi nhận mức tăng cao nhất về số người dương tính so với ngày trước đó (tăng hơn 1.200 ca so với ngày 15/2).

    Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, các xã, phường, thị trấn thuộc Thái Nguyên vừa qua đã thành lập các Tổ công tác hỗ trợ, điều trị Covid-19 tại cộng đồng để kịp thời hỗ trợ, tư vấn, điều trị người nhiễm nCoV.

    Hải Dương trong ngày 16/2 đứng thứ 3 cả nước với 1.598 ca mắc Covid-19. Thời gian qua, địa phương này cũng thường xuyên nằm trong nhóm dẫn đầu về số người nhiễm nCoV cùng nhiều ngày ghi nhận hơn 1.500 trường hợp dương tính.

    ca10 địa phương có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày quaNguồn: Bộ Y tếTrung bình số F0 trong 7 ngàyHà NộiHải DươngNam ĐịnhHải PhòngNghệ AnThái NguyênBắc NinhNinh BìnhVĩnh PhúcHòa Bình0500100015002000250030003500

    Theo Báo Hải Dương, ngày 16/2, Sở Y tế đã quyết định biệt phái 8 cán bộ gồm 4 bác sĩ, 3 điều dưỡng và một kỹ thuật viên gây mê hồi sức đến thực hiện công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng tại Bệnh viện Phổi Hải Dương.

    Những ngày qua, lượng bệnh nhân cấp cứu nặng tại Bệnh viện Phổi Hải Dương tăng nhanh. Tính đến ngày 16/2, bệnh viện này đang điều trị tại khu cách ly đặc biệt 25 bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng. Trong số này, 7 người ở tình trạng rất nặng phải thở máy xâm lấn.

    Quảng Ninh cũng là địa phương có số ca mắc Covid-19 tăng cao trong thời gian gần đây. Theo Báo Quảng Ninh, số ca tăng mạnh ở các đô thị, địa bàn đông dân cư như Hạ Long, Quảng Yên, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Móng Cái,…

    Mặc dù đã được dự báo trước, việc số F0 tăng mạnh sau đợt nghỉ Tết cũng là điều đáng quan tâm, lo ngại. Nếu không được kiểm soát, khống chế hiệu quả, tỉnh sẽ rất dễ phát sinh các ổ dịch, đợt dịch mới.

    Do vậy, điều cần quan tâm và cảnh giác cao độ hiện nay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nâng cao hơn ý thức tự giác của người dân và trách nhiệm từ các cấp, ngành, đơn vị.

    Theo kế hoạch, thời gian sắp tới, một số địa phương, trong đó có những đô thị lớn như TP Hạ Long sẽ cho phép hoạt động trở lại toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ như karaoke, massage, vũ trường,... Đặc biệt, học sinh các cấp từ ngày 14/2 cũng đã quay trở lại trường để học trực tiếp. Như vậy, các nguy cơ lây lan, bùng phát dịch trong cộng đồng sẽ rất cao.

    Mới đây, UBND TP Hải Phòng đánh giá tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn sau Tết có chiều hướng tăng, người dân có tình trạng lơ là, chủ quan, khi bị dương tính nhưng không khai báo, tự mua thuốc điều trị nên bệnh càng nặng hoặc tử vong; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số địa phương có phần lơi lỏng.

    Trước hình hình trên, lãnh đạo thành phố đề nghị các sở, ban, ngành tích cực tăng cường phối hợp, truyền truyền, nhất là không để người dân tự mua thuốc điều trị tại nhà, ảnh hưởng kết quả điều trị bệnh khi có diễn biến nặng.

    Ngoài ra, trước tình hình số ca mắc tăng nhanh, Hải Phòng thành lập Tổ chăm sóc cộng đồng, thí điểm tại các quận, huyện gồm: Lê Chân, An Dương, Hải An, Ngô Quyền. Mỗi quận, huyện 5-7 tổ, mỗi tổ 5-6 người, chủ lực là lực lượng thanh niên để hỗ trợ trạm y tế lưu động và những người bị dương tính.

    Trong khoảng nửa tháng nay, TP Hải Phòng liên tiếp là một trong những địa phương có số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước.

    Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về số ca mắc mới

    Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội tối 16/2, địa phương này vừa ghi nhận thêm 3.888 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua. Hà Nội đã có tổng cộng 183.105 ca mắc Covid-19 tính từ ngày 29/4/2021 đến nay.

    Trong thời gian qua, địa phương này luôn dẫn đầu cả nước về số người nhiễm nCoV. Hà Nội cũng nằm trong nhóm 5 địa phương có số ca mắc Covid-19 tích lũy cao nhất trong đợt dịch lần này, bên cạnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh.

    Thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cập nhật lần gần nhất ngày 15/2, cho thấy Hà Nội có 603 F0 đang điều trị tại các bệnh viện diễn biến nhẹ, không xuất hiện triệu chứng.

    Ngoài ra, thành phố đang điều trị cho 2.377 bệnh nhân Covid-19 ở mức độ trung bình, 639 trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch (tăng 7,1% so với trung bình 7 ngày trước).

    Trong đó, 554 ca phải thở oxy qua mặt nạ, gọng kính, 20 trường hợp thở oxy dòng cao (HFNC), 20 người thở máy không xâm lấn, 41 ca thở máy xâm lấn, một bệnh nhân được lọc máu và 3 trường hợp phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).

    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, tính đến ngày 11/2, thành phố không ghi nhận phường, xã, thị trấn nào có mức độ dịch ở cấp độ 3 và 4 (vùng cam và đỏ) trong vòng một tuần qua. So với trước đó, 9 phường, xã đã kiểm soát dịch từ cấp độ 3 về cấp độ 2 (màu vàng).

    Đại diện Sở Y tế Hà Nội vừa qua cũng đã nhận định thành phố có thể ghi nhận số ca mắc tăng trong thời gian này, sau Tết Nguyên đán. Công tác chống dịch của thành phố vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, tử vong nằm trong tầm kiểm soát.

    Thời gian tới, việc thành phố mở cửa trở lại một số dịch vụ, ngành nghề như vận tải, du lịch, giao thương quốc tế,… có thể dẫn đến nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập mạnh. Vì thế, các địa phương cần theo dõi sát, áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để bảo đảm việc phục hồi phát triển kinh tế và an ninh y tế.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-17T00:02:00

    Bộ Y tế thông tin về tỉ lệ mắc và tử vong do COVID-19 ở trẻ em

    Từ đầu mùa dịch COVID-19 đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ em dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.

    Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19, ngày 16/2.

    TS. Phan Hữu Phúc, Phó Trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết dịch bệnh lây lan và tử vong ở người lớn cao nhưng tỉ lệ mắc ở trẻ em, đặc biệt mức độ nghiêm trọng và tử vong ở trẻ trong 2 năm vừa qua khá thấp. Bác sĩ Phúc cho biết thêm thời gian gần đây, đặc biệt khi có biến chủng mới, tỉ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em bắt đầu gia tăng. Đáng chú ý tại một số trường hợp nặng và tử vong ở Bệnh viện Nhi Trung ương là những trẻ có nguy cơ cao thường tiến triển nặng cao hơn nhóm khác và một số biến chứng đáng lo ngại.

    Theo TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) rất may số tử vong ở trẻ em rất ít. “Tuy nhiên chúng ta phải làm sao bảo vệ nghiêm ngặt nhóm thừa cân béo phì, đang điều trị bệnh nền, mạn tính, những trẻ bị suy giảm miễn dịch bởi khi các nhóm này nhiễm COVID-19 thì khả năng nguy cơ tử vong cao hơn”, ông Khoa nói.

    PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Dù tử vong ở trẻ em thấp nhưng cũng không phải là không có tử vong. Hơn nữa, qua theo dõi cho thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19). Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác”.

    Qua phân tích 2.478 ca mắc COVID-19 tại TPHCM cho thấy có 165 ca trẻ ở mức độ nặng, nguy kịch, trong số này có 13,9% trẻ thừa cân, béo phì, 8,5% có bệnh đi kèm.

    Tại Bệnh viện Nhi Trung ương tổng số trẻ được khám và chẩn đoán COVID-19 đến nay là 611 trẻ, trong đó có 545 ca được chuyển khám, cách li tại địa phương; 66 ca điều trị nội trú tại bệnh viện.

    Hiện Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị 10 bệnh nhân COVID-19, thời gian qua đã có 5 trẻ mắc COVID-19 tử vong (gồm 3 bệnh nhân sơ sinh, 1 bệnh nhân 2 tháng tuổi có viêm não liên cầu B, 1 bệnh nhân 6 tháng tuổi ở Bắc Ninh chuyển lên).

    Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có tổng 617 bệnh nhân COVID-19 là trẻ em dưới 16 tuổi trên tổng số 6.484 F0 đã điều trị tại đây; có 21 trẻ nặng, nguy kịch.

    Để trẻ trở lại trường học an toàn Bộ Y tế đề nghị các nhà trường phải tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo như vệ sinh trường học, phân luồng đón tiếp học sinh, bố trí phòng cách ly tạm thời tại các trường học rồi phòng học dự phòng trong tình huống có học sinh nghi nhiễm, nhiễm SARS-CoV-2. Đồng thời, trường học và trạm y tế địa phương phải phối hợp chặt chẽ để xử lí các tình huống dịch bệnh tại nhà trường...

    Về phía y tế cơ sở phải tăng cường tập huấn về chăm sóc, theo dõi, phân loại bệnh nhân COVID-19 trẻ em. Việc phân loại tình trạng bệnh của trẻ rất quan trọng, đặc biệt kĩ năng chuyên môn phát hiện trẻ chuyển nặng để kịp thời chuyển đến viện, tránh tình trạng chuyển nặng không cần thiết...

    Đối với các cơ sở điều trị tầng 2 và tầng 3 cũng cần nâng cao năng lực điều trị nhi khoa mắc COVID-19, chuẩn bị sẵn một số cơ sở vật chất, trang thiết bị về hồi sức nhi trong trường hợp nhu cầu hồi sức cấp cứu tăng...

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-17T05:02:00

    Hà Nội: Cần thay đổi chiến lược chống dịch, không nhất thiết công bố số ca mắc

    Hà Nội đang yêu cầu tất cả các quận huyện trên địa bàn rà soát lập danh sách nhóm đối tượng có nguy cơ cao và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng mũi tăng cường cho người dân.

    Bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết: "Việc này rất quan trọng nhằm giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ bệnh nặng, giảm tỷ lệ chuyển tầng. Đồng thời với mục tiêu bảo vệ sức khỏe tính mạng của người dân, chúng tôi thấy là phải có kế hoạch, phải có sự thay đổi trong chiến lược phòng chống dịch của Hà Nội".

    Bà Hà cũng đề xuất cần thay đổi cách đánh giá về dịch, ví dụ như không cần thiết phải công bố số ca mắc vì hiện số ca mắc trong cộng đống cao.

    "Việc công bố dịch chúng ta công bố nhưng bệnh nhân vào viện, chuyển nặng và tử vong, đây là những chỉ số rất quan trọng. Với tình hình hiện nay, chúng ta cần công bố số ca tử vong" - bà Hà nói.

    Các chuyên gia đánh giá, hệ thống điều trị và giám sát tại nhà của Hà Nội vận hành tốt và hầu hết các ca trở nặng được đưa đến bệnh viện một cách kịp thời. Công tác điều phối bệnh nhân giữa các bệnh viện của Hà Nội với Hà Nội và bệnh viện TW có sự kết nối tốt dù số ca mắc tăng cao.

    Điều chỉnh đánh giá dịch

    Hà Nội: Cần thay đổi chiến lược chống dịch, không nhất thiết công bố số ca mắc - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa. Ảnh: Báo Người lao động.

    Thực tế, việc tính số ca mắc mới mỗi ngày dường như cũng chỉ mang tính chất thống kê tương đối chứ khó có thể chính xác hết được, khi nhiều ca không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khỏi nhanh, không thông báo với các cơ sở y tế. Từ phía Bộ Y tế cũng cho biết, việc đánh giá tình hình dịch bệnh sẽ sớm được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh bình thường mới.

    Với 96% người mắc COVID-19 tại Hà Nội không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được theo dõi, quản lý sức khỏe tại nhà. Sở Y tế Hà Nội đã có sự thay đổi về chiến lược phòng chống dịch trong đó tập trung vào quản lý các đối tượng người cao tuổi, mắc các bệnh lý nền đồng thời tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng, chống và các dấu hiệu khi mắc bệnh. Việc rà soát các đối tượng nguy cơ cao, chưa tiêm vaccine cũng đang được ưu tiên.

     

    Tập trung vào nhóm yếu thế trong xã hội

    Với mục tiêu giảm tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 nặng và tử vong, Quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu 18 phường trên địa bàn lập danh sách nhóm người cao tuổi, bệnh nền có nguy cơ cao để theo dõi và thăm khám thường xuyên. Trung bình mỗi phường có từ 300 đến 500 người có nguy cơ cao.

     

    Bà Nguyễn Thị Đông gần 80 tuổi, chưa tiêm vaccine lại mắc nhiều bệnh nền, nên Trạm Y tế phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã đưa vào danh sách theo dõi các đối tượng có nguy cơ cao mắc COVID-19.

    Mặc dù đã được tiêm đủ mũi vaccine nhưng bà Nguyễn Thị Huệ thuộc đối tượng người già neo đơn nên Tổ COVID cộng đồng cũng thường xuyên theo dõi và phối hợp với cán bộ trạm y tế phường để thăm khám sức khỏe kịp thời.

    "Cũng lo nhưng mình phải tránh còn hơn là chữa bệnh, tôi đi tiêm thuốc rồi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang" - bà Huệ (phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói.

    Cứ 1 tuần 1 lần, Tổ COVID cộng đồng và cán bộ y tế phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội sẽ đến kiểm tra sức khỏe và test nhanh COVID cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Khó khăn tại đây là nhiều đối tượng người cao tuổi có nhiều bệnh nền nhưng không muốn tiêm vaccine, vì vậy họ phải thường xuyên vận động, tư vấn để người dân đồng ý tiêm chủng.

    "F0 thì toàn thể nhẹ nên không phải cách ly trực tiếp, vậy người F0 đó phải tuân thủ quy định cách ly. Một số cụ trên 70 tuổi chưa tiêm vaccine nhưng trong nhà lại có F0 nên chúng tôi phải liên tục gọi điện để tư vấn cho họ cách ly nếu không sẽ rất nguy hiểm cho những đối tượng người già" - bà Nguyễn Bích Phượng (Tổ COVID cộng đồng phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết.

    Qua thống kê, người bệnh COVID-19 phần lớn là các trường hợp nhẹ và không triệu chứng, các trường hợp tử vong chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền thuộc nhóm nguy cơ và chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

    Theo VTV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-17T08:02:00

    Trẻ em mắc Covid-19 và khỏi bệnh có cần tiêm vắc xin?

    Hiện nay, một vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm là trẻ em đã mắc Covid-19 và khỏi bệnh có cần tiêm chủng vắc xin Covid-19 hay không. Nếu có, sau bao lâu nên đưa các con đi tiêm chủng.

    Trao đổi với VietNamNet về vấn đề trên, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mắc Covid-19 đã điều trị khỏi, hoàn thành việc cách ly y tế có thể tiêm vắc xin Covid-19 sau 2 tuần.

    Tuy nhiên, theo PGS Điển, sau khi mắc Covid-19, cơ thể trẻ em đã có một dạng miễn dịch đặc hiệu để chống lại virus SARS-CoV-2. Điều này cũng tương tự những bệnh lý nhiễm virus khác như cúm mùa.

    “Mỗi virus hay vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ “chống đỡ lại’ bằng cách sản sinh ra kháng thể hoặc tế bào nhớ. Nếu virus, vi khuẩn đó xâm nhập vào cơ thể ở lần sau,“tế bào nhớ” sẽ xuất hiện lại, sản xuất ra kháng thể để chống lại vi khuẩn, virus này”, PGS Điển phân tích.

    Do đó, thông thường, sau khỏi bệnh khoảng 3-6 tháng, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho bé là phù hợp nhất để tạo miễn dịch tốt hơn.

    Với những trẻ em đã tiêm vắc xin Covid-19 rồi mới mắc bệnh, PGS Điển cho biết, chưa cần thiết cho bé tiêm các mũi tiếp theo sau khỏi Covid-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 17/2: Trẻ em mắc Covid-19 và khỏi bệnh có cần tiêm vắc xin? - Ảnh 1.

    Một bệnh nhi Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

    Hướng dẫn cập nhật mới nhất của Bộ Y tế nêu rõ, người sau khi mắc Covid-19, được điều trị khỏi bệnh (hồi phục) và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định cần sớm được tiêm chủng vắc xin Covid-19 bao gồm các liều vắc xin cơ bản và mũi tiêm nhắc lại.

    Từ tháng 11/2021, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên toàn quốc. Đến gần đây, Bộ Y tế thông tin đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhóm trẻ từ 5-11 tuổi.

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đã trao đổi chặt chẽ và thường xuyên tham khảo ý kiến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà khoa học; học hỏi kinh nghiệm triển khai của các nước về việc tiêm chủng cho nhóm đối tượng này.

    Bộ cũng theo sát thông tin vắc xin nào được tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11 tuổi, những phản ứng có thể xảy ra. "Khi có vắc xin, chúng ta sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng chắc chắn, đảm bảo vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu”, Bộ trưởng nói.

    Vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer đã được WHO chính thức cấp phép tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi (vắc xin này cũng đã được tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi tại Việt Nam). Hôm 5/2, Chính phủ đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc xin Pfizer cho trẻ nhóm tuổi từ 5-11; giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, triển khai tiêm vắc xin, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.

    Tới ngày 9/2, Bộ Y tế công bố kết quả khảo sát trực tuyến do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế tiến hành trên 415.000 phụ huynh có con dưới 12 tuổi tại 63 tỉnh, thành phố. Qua khảo sát, có 60,6% đồng ý tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ; 7,6% đồng ý nếu yêu cầu bắt buộc; 29,1% cân nhắc; 1,9% phụ huynh không đồng ý.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-02-17T10:02:00

    F0 tiêm thêm 1 liều vắc xin Covid-19 giúp giảm bao nhiêu % nguy cơ tái nhiễm?

    Cho đến nay, tác động ngắn hạn và dài hạn của miễn dịch lai (kết hợp giữa tiêm vắc xin và từng nhiễm Covid-19) vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

    Từ tháng 3/2021, Bộ Y tế Israel cho phép những cá nhân đã khỏi Covid-19 ít nhất 3 tháng được tiêm thêm một liều vắc xin Pfizer.

    Sử dụng dữ liệu của Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe Maccabi (Israel), các nhà khoa học đã so sánh tỷ lệ tái nhiễm ở các F0 đã tiêm thêm một liều vắc xin và chưa tiêm thêm.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 17/2: F0 tiêm thêm 1 liều vắc xin giúp giảm nguy cơ tái nhiễm? - Ảnh 1.

    Nghiên cứu có tổng cộng 41 thử nghiệm với hơn 100.000 người từ 16 tuổi trở lên tham gia. Quá trình theo dõi từ tháng 3/2021 tới tháng 5/2021.

    Theo đó, 1.374 người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, 874 người tái nhiễm có triệu chứng và 10 người nhập viện do các biến chứng. Trong quá trình khảo sát, không có ca tử vong nào liên quan đến Covid-19.

    Khi so sánh, những người từng nhiễm Covid-19 và được chủng ngừa có tỷ lệ tái nhiễm thấp hơn nhóm F0 chưa tiêm thêm. Ngoài ra, họ cũng ít có nguy cơ phát triển các triệu chứng hơn. Một liều vắc xin Pfizer sau khi khỏi Covid-19 giúp giảm 82% nguy cơ tái nhiễm.

    Tuy nhiên, ngay cả khi không tiêm vắc xin bổ sung, việc tái nhiễm dường như không phổ biến, ít nhất trong 1 năm sau đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nghiên cứu trên được thực hiện trước khi biến thể Omicron lan tràn.

    Ngoài ra, giới chuyên môn cảnh báo, hậu quả lâu dài của việc nhiễm và tái nhiễm SARS-CoV-2 vẫn chưa được biết rõ. Do đó, cần tiến hành các kế hoạch tiêm chủng cho các nhóm độ tuổi và nguy cơ khác nhau.

    Kết quả khảo sát vào tháng 10/2021 của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh - trước khi Omicron xuất hiện - công bố, những người có nhiều khả năng mắc Covid-19 hai lần là phụ nữ, người có triệu chứng nhẹ trong lần nhiễm đầu tiên, người có bệnh nền, chưa tiêm vắc xin.

    Tại Vương quốc Anh, đã có hàng trăm nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính hơn một lần. Trong số các trường hợp nhiễm Omicron, từ 10 đến 15% là tái nhiễm.

    Nghiên cứu của Giáo sư Neil Ferguson chỉ ra, một người có nguy cơ mắc lại Covid-19 gấp 5 lần nếu tiếp xúc với biến thể Omicron so với Delta vì Omicron có nhiều khả năng né tránh miễn dịch hơn.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ