Cập nhật lúc 17:36 - 13/04/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/3: Thống kê ca mắc Covid-19 vẫn có ý nghĩa quan trọng

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-03-15T23:03:00

    Ca mắc mới cả nước tăng cao, Hà Nội giảm nhiều

    Theo thông báo của Bộ Y tế, từ 16 giờ ngày 14/3 đến 16 giờ ngày 15/3, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 175.480 ca nhiễm mới (tăng 14.221 ca so với ngày trước đó). 

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận trên 3.000 ca bệnh: Hà Nội 26.708 ca, Nghệ An 10.752 ca, Phú Thọ 9.062 ca, Hải Dương 5.464 ca, Bắc Ninh 5.007 ca, Thái Nguyên 4.920 ca, Hưng Yên 4.906 ca, Hòa Bình 4.846 ca, Sơn La 4.827 ca, Lạng Sơn 4.584 ca, Cà Mau 4.476 ca, Lào Cai 4.238 ca, Hà Giang 4.025 ca, Tuyên Quang 3.987 ca, Đắk Lắk 3.980 ca, Điện Biên 3.296 ca, Bình Dương 3.294 ca, Cao Bằng 3.056 ca, Quảng Bình 3.024 ca...

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội giảm 3.125 ca, Bắc Ninh giảm 2.464 ca, Bến Tre giảm 1.019 ca. 

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang tăng 4.025 ca, Gia Lai tăng 2.872 ca, Phú Thọ tăng 2.065 ca.

    Đặc biệt, số ca mắc ghi nhận trong ngày tại Hà Nội có dấu hiệu giảm dần. 

    Cụ thể, ngày 12/3, Hà Nội ghi nhận 30.693 ca mắc mới trong ngày, ngày 13/3 giảm còn 29.269 ca mắc mới. Hôm 14/3, số ca mắc mới giảm gần 2.000 ca, ghi nhận 27.833 ca trong ngày. Hôm nay 15/3, Hà Nội ghi nhận số ca mắc mới giảm còn 26.708 ca.

    Theo một chuyên gia y tế, dù còn khá sớm để đưa ra kết luận, song dịch tại Hà Nội có thể đã đạt đỉnh và theo chu kỳ đang có dấu hiệu giảm nhiệt dần. Nếu theo biểu đồ số ca mắc mới, đỉnh dịch thành phố ghi nhận là ngày 8/3 với số ca mắc mới trong ngày cao nhất từ trước tới nay, 32.650 ca bệnh. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-16T00:03:00

    Ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội liệu đã đạt đỉnh?

    Chia sẻ nhận định chiều 15/3 trong chương trình Telehealth khám chữa bệnh từ xa, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh (Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho rằng số ca nhiễm COVID-19 đã có xu hướng giảm trong 7 ngày qua. 

    Nhận định này được căn cứ thông qua dữ liệu cập nhật trên hệ thống quản lý F0 tại nhà - OurHealth HMUH và qua quan sát, theo dõi thực tế của cá nhân TS Thanh. Được biết, số F0 được quản lý trên hệ thống này chủ yếu có địa chỉ tại Hà Nội.

    Hai tuần trước, số ca COVID-19 mới tăng rất cao, nhanh, có tuần cao gấp 3-4 lần các tuần trước đó. Nhưng từ giữa tuần trước đến nay, số ca đang giảm đi, PGS Thanh nhận định tuần này có thể số ca nhiễm sẽ giảm 30% so với tuần trước. "Tôi cho rằng hiện đang là đỉnh dịch" - PGS Thanh nói.

    Đồng tình quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,  cho rằng từ thực tế tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Hoàng Mai, lần đầu tiên số ca tăng nặng nằm điều trị tại viện này dưới 100 ca. Trước đó liên tục cơ sở này điều trị hơn 200 ca COVID-19. 

    Tại Hà Nội, trong cuộc họp phòng chống dịch hôm 27/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết: "Theo các chuyên gia đánh giá, nửa tháng nữa số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh trong nửa tháng nữa tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch".

    Một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội tăng vọt trong những tuần gần đây là do giải trình tự geneđã chiếm đa số trong các ca nhiễm tại Hà Nội.

    Trong báo cáo gần đây nhất, qua kết quả Hà Nội thêm 27.833 ca COVID-19, gần 80% người đã tiêm mũi nhắc lại của 109 mẫu nhiễm SARS-CoV-2 được lấy ngẫu nhiên tại Hà Nội từ 4/12/2021 đến 1/3/2022, ghi nhận 93 mẫu nhiễm biến thể Omicron (tương đương gần 86%). Trong 93 mẫu này có 86 mẫu nhiễm biến thể phụ BA.2. 

    Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội khẳng định Hà Nội đã chủ động kiểm soát được dịch bệnh ở ngưỡng an toàn. Song ngành y tế vẫn tiếp tục giải trình tự gene để có các giải pháp ứng phó phù hợp với tình hình chung.

    Số ca tăng rất nhanh trong những tuần gần đây, tuy nhiên, số bệnh nhân nhập viện, điều trị ở tầng 2, tầng 3 có chiều hướng giảm, theo lãnh đạo Sở Y tế. 

    Số ca dương tính cập nhật trên hệ thống tăng nhanh, nhưng thực tế trong báo cáo hàng ngày của Sở Y tế Hà Nội, số bệnh nhân tăng nặng cần nhập viện (tầng 2-3) chỉ chiếm dưới 1% tổng số ca nhiễm được ghi nhận. Số bệnh nhân tử vong cũng có xu hướng giảm.

    Theo số liệu từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cập nhật đến 14/3, Hà Nội có 492.124 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi tại nhà; 299 ca điều trị tại khu cách ly; 3.823 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

    Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, có 2.656 F0 ở mức độ trung bình (giảm 15,3% so với trung bình 7 ngày trước); 697 ca nặng, nguy kịch (giảm gần 18%). Tương tự, số ca phải thở oxy mask, gọng kính; thở oxy dòng cao HFNC; thở máy không xâm lấn hay thở máy xâm lấn... đều giảm. 

    Không chỉ số ca tăng nặng, nhập viện Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 Hoàng Mai giảm 50% như thông tin PGS Lân Hiếu đưa ra, tại Bệnh viện Thanh Nhàn - nơi tiếp nhận bệnh nhân tầng 2-3 của Hà Nội, số ca tăng nặng và tử vong cũng giảm rõ rệt so với giai đoạn trước.

    Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới cho Sở Y tế để kịp thời tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố. 

    Riêng với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với phòng y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng liên quan tiếp tục rà soát các trường hợp chưa tiêm đủ liều vaccine, đồng thời tuyên truyền, vận động những người từ chối tiêm vaccine cần thực hiện tiêm chủng. 

    "Các quận, huyện, thị xã tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm vào công tác tiêm chủng vaccine, đẩy nhanh tiếm độ tiêm chủng mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hoàn thành trong quý I/2022", Sở Y tế Hà Nội nêu rõ. 

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-16T00:03:00

    Hà Nội hoàn thành tiêm phủ mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong tháng 3/2022

    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có công văn yêu cầu Sở Y tế thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ tiêm chủng vaccine của các quận, huyện, thị xã, kịp thời báo cáo UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo Thành phố chỉ đạo các quận, huyện, thị xã hoàn thành tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại.

    Để thực hiện được mục tiêu này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo các phường, xã, thị trấn và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa công tác tiêm chủng vaccine, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

    Rà soát nguyên nhân đạt tỷ lệ tiêm thấp, hoàn thành tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong tháng 3/2022. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm về việc triển khai tiêm vaccine trên địa bàn.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-16T01:03:00

    F0 test nhanh một vạch liệu đã an toàn?

    Cần theo dõi sức khỏe trong 10 ngày

    Theo thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều bệnh nhân Covid-19 hiện nay hết triệu chứng chỉ sau 4-5 ngày, thậm chí 2-3 ngày.

    “Những người này cũng có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV sớm và cho tự cho rằng bản thân đã khỏi bệnh, từ đó thoải mái trở lại sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên, quan điểm này chưa chính xác”, bác sĩ Phúc khẳng định.

    Vị chuyên gia này nhấn mạnh sau 10 ngày kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân Covid-19 mới được coi là an toàn.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/3: Ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội liệu đã đạt đỉnh? - Ảnh 1.


    Người dân tại Hà Nội ra ngoài tập thể dục trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Việt Linh.

    Nguyên nhân đầu tiên là việc test nhanh cho kết quả âm tính chưa thể khẳng định cơ thể đã sạch virus.

    “Nếu độ nhạy của test không cao hoặc việc lấy mẫu không đúng quy trình cũng như kỹ thuật, sai vị trí, kit test sẽ không hiển thị kết quả chính xác”, bác sĩ Phúc nói.

    Thứ hai, trong trường hợp test nhạy, người lấy mẫu làm đúng và cho kết quả âm tính, việc cơ thể hết virus cũng không đồng nghĩa bệnh sẽ không diễn biến nặng trong thời gian sau đó.

    Cụ thể, bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng sẽ phải trải qua 3 pha gồm: Nhiễm cấp, phổi và miễn dịch.

    Pha nhiễm cấp được tính trong khoảng 0-5 ngày đầu tiên kể từ khi khởi phát triệu chứng. Lúc này, SARS-CoV-2 bắt đầu tấn công cơ thể và nhân lên nhanh chóng. Virus có thể xuất hiện ở hầu hết dịch xét nghiệm. Do đó, tỷ lệ phát hiện dương tính rất cao.

    Pha phổi sẽ diễn ra từ ngày thứ 5 đến 10 kể từ thời điểm phát hiện triệu chứng. Ở giai đoạn này, tải lượng virus sẽ giảm đáng kể, từ đó nhiều khả năng cho kết quả xét nghiệm âm tính.

    “Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn nCoV có thể tấn công vào phổi”, bác sĩ Phúc lưu ý.

    Giai đoạn cuối cùng là pha miễn dịch chủ yếu liên quan bệnh nhân viêm phổi ARDS, có sốc,... và phải điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu.

    Bác sĩ Phúc kết luận: “Như vậy, sau 10 ngày, bệnh nhân không có triệu chứng bất thường, chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu) ổn định, chúng ta mới hiểu SARS-CoV-2 không tấn công vào phổi và an tâm trở lại sinh hoạt bình thường”.

    Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng lưu ý nhóm có nguy cơ diễn biến nặng cao là người cao tuổi, mắc bệnh nền, chưa tiêm vaccine. Những trường hợp này cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe, nhất là chỉ số SpO2 đến khi đủ 10 ngày.

    Một số trường hợp khác sau 10 ngày khởi phát triệu chứng vẫn có kết quả dương tính với nCoV. Theo bác sĩ Phúc, việc âm tính hay dương tính sau khi test nhanh không phải vấn đề quá đáng lo nếu F0 đã trải qua đủ thời gian này.

    “Dù test nhanh vẫn dương tính với nCoV, bệnh nhân sau 10 ngày sẽ ít có nguy cơ diễn biến nặng. Về khả năng lây lan virus, các nghiên cứu đến nay cũng cho thấy sau 10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên, nguy cơ lây SARS-CoV-2 rất thấp, gần như bằng không”, vị chuyên gia cho biết.

    Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực cũng lưu ý mức độ đậm, nhạt của test nhanh chỉ có ý nghĩa xác định nồng độ và khả năng lây lan của virus. Chúng không liên quan tới khả năng diễn biến nặng.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-16T02:03:00

    Ba loại thuốc F0 không được tự ý sử dụng tại nhà

    Trong Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 cập nhật ngày 14/3, Bộ Y tế đưa ra quy định mới về các thuốc được cho phép điều trị tại nhà và cập nhật các dấu hiệu nặng cần chuyển viện ở trẻ em.

    Các loại thuốc sử dụng cho F0 điều trị tại nhà

    Điểm khác biệt trong bản cập nhật lần này là Bộ Y tế loại thuốc kháng viêm, kháng đông, kháng virus khỏi danh mục thuốc điều trị tại nhà.

    Đây là nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid (Dexamethasone, Methylprednisolone), thuốc kháng đông (Rivaroxaban, Apixaban) và thuốc kháng virus (Favipiravir, Molnupiravir).

    Người mắc bệnh không được tự ý mua ba loại thuốc trên nếu không có chỉ định, kê đơn của bác sĩ.


    F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng Molnupiravir nếu không có chỉ định tư vấn của bác sĩ. Ảnh: Bích Huệ.

    Thay vào đó, hướng dẫn ngày 14/3 cập nhật các nhóm thuốc liên quan điều trị triệu chứng, bao gồm dung dịch bù nước và điện giải (điều trị tiêu chảy), thuốc giảm ho, dung dịch nhỏ mũi (giảm nghẹt mũi).

    Như vậy, 5 danh mục thuốc được cho phép sử dụng khi theo dõi người mắc Covid-19 gồm:

    - Thuốc hạ sốt (Paracetamol) cho người lớn viên 500 mg số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày, không dùng quá 4 g/ngày.

    Paracetamol dùng cho trẻ em tùy theo cân nặng và độ tuổi có dạng gói bột, cốm pha hỗn dịch uống hay viên 80 mg, 100 mg, 150 mg, 250 mg, 325 mg, 500 mg đủ dùng trong 3-5 ngày.

    Người lớn dùng Paracetamol tối đa 4 g (4.000 mg)/ngày, trẻ em không được dùng liều quá 60 mg/kg/ngày.

    - Dung dịch bù nước và điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

    - Thuốc giảm ho tuỳ theo triệu chứng: Thuốc từ thảo dược, thuốc giảm ho đơn thuần, thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin đủ dùng trong 5-7 ngày.

    - Dung dịch nhỏ mũi: NaCl 0,9% đủ dùng từ 5-7 ngày

    - Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh.

    Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng lưu ý phụ huynh không xông cho trẻ em.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-16T02:03:00

    Nhận định mới nhất về biến thể lai Deltacron

    Biến thể lai Deltacron rất hiếm và vẫn chưa cho thấy khả năng lây lan theo cấp số nhân

    Biến thể lai mới này lần đầu tiên được tìm thấy trong các mẫu thu thập ở Pháp vào tháng 1/2022, và chính thức được gọi là biến thể lai AY.4/BA.1, nhưng được một số nhà khoa học đặt tên là Deltacron.

    Theo cơ sở dữ liệu quốc tế về trình tự gen của virus, tính đến ngày 10/3/2022, đã có 33 mẫu của biến thể Deltacron được xác định ở Pháp, 8 mẫu ở Đan Mạch, 1 mẫu ở Đức và 1 mẫu ở Hà Lan. Ngoài ra, còn có 2 trường hợp mới được xác định ở Mỹ.

    Etienne Simon-Loriere, chuyên gia virus học tại Viện Pasteur ở Paris (Pháp), người đã tham gia vào việc xác nhận biến thể lai ở Pháp, cho biết: "Mặc dù sự lai tạo giữa biến thể Delta và Omicron rất dễ lây lan và dường như có thể dẫn tới tình trạng "báo động", nhưng thực tế biến thể lai này chưa phải là mối quan tâm mới".

    "Mặc dù Deltacron đã tồn tại từ tháng 1/2022 nhưng biến thể lai này rất hiếm và vẫn chưa cho thấy khả năng lây lan theo cấp số nhân" - Simon-Loriere cho biết thêm.

    Biến thể lai Deltacron hiếm gặp và chưa phải là mối quan tâm lớn - Ảnh 2.

    Biến thể lai Deltacron rất hiếm gặp

    Ý kiến của chuyên gia

    Theo các chuyên gia, protein gai của biến thể lai Deltacron gần như hoàn toàn có nguồn gốc từ biến thể Omicron, phần ít còn lại có nguồn gốc từ biến thể Delta. Protein gai đóng một vai trò quan trọng trong xâm nhiễm virus và là mục tiêu chính của các kháng thể được kích hoạt bởi vaccine và tình trạng mắc bệnh trước đó. Điều đó có nghĩa là khả năng phòng thủ của kháng thể chống lại biến thể Omicron mà con người có được thông qua tiêm vaccine hoặc mắc COVID-19 trước đó cũng sẽ có hiệu quả chống lại biến thể lai này.

    Simon-Loriere nhấn mạnh: "Bề mặt của biến thể virus lai rất giống với biến thể Omicron, vì vậy cơ thể con người có thể sẽ nhìn nhận nó tương tự như biến thể Omicron. Và giống như biến thể Omicron, biến thể lai này cũng có thể ít gây ra tình trạng bệnh nặng hơn so với các biến thể trước đó".

    Các nhà khoa học cho rằng, các protein gai đặc thù của biến thể Omicron cũng đóng vai trò trong việc gây ra tình trạng bệnh COVID-19 ít nghiêm trọng hơn. Mặc dù biến thể Omicron sử dụng các protein gai để xâm nhập các tế bào vùng mũi và đường hô hấp trên, nhưng dường như nó lại không xâm nhập sâu vào trong phổi. Và biến thể lai Deltacron có thể hoạt động theo cơ chế tương tự như vậy.

    Simon-Loriere và các nhà khoa học khác đang tiếp tục tiến hành các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu thêm về biến thể Deltacron mới này và kết quả có thể có trong vài tuần tới.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-16T03:03:00

    6 dấu hiệu trẻ phải đến bệnh viện sau khi khỏi Covid-19

    Sổ tay chăm sóc cho trẻ mắc Covid-19 tại nhà (Bệnh viện Nhi Trung ương và Hội thầy thuốc Trẻ Việt Nam)

    Viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu Covid-19 xảy ra sau khi trẻ khỏi bệnh 2-6 tuần. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy kịch, tử vong.

    Vì vậy, trẻ cần được đi khám tại bệnh viện nếu từng mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc người mắc Covid-19, sống trong vùng dịch và có một trong các dấu hiệu:

    - Sốt cao liên tục

    - Nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc

    - Phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân

    - Nôn, đau bụng, tiêu chảy

    - Lơ mơ, li bì, co giật

    - Tiểu ít, phù chân, phù mí mắt

    Gia đình cần báo tiền xử mắc bệnh hoặc tiếp xúc với F0 để bác sĩ định hướng chẩn đoán.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-16T04:03:00

    Những manh mối về cách thức đại dịch COVID-19 có thể kết thúc

    Đã hơn 2 năm thế giới chịu sự hoành hành của đại dịch COVID-19. Trong những tuần gần đây, diễn biến dịch tại hầu hết các nước trên thế giới có chiều hướng cải thiện đáng kể về tỉ lệ lây nhiễm, nhập viện và tử vong. 

    Điều này dường như báo hiệu cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu đang hạ nhiệt. Giới chuyên gia đã dẫn chứng một số dịch bệnh trước đây, qua đó cung cấp manh mối để biết được đại dịch COVID-19 kết thúc thế nào.

    Chuyên gia nghiên cứu Erica Charters thuộc Đại học Oxford cho biết giới khoa học đã không nghiên cứu kỹ sự kết thúc của các dịch bệnh trước đây cũng như quá trình khởi phát của chúng. Theo bà Charters, sự kết thúc của một đại dịch là quá trình lâu dài và có khả năng không thể chấm dứt hoàn toàn ở cùng một thời điểm.

    Những kịch bản kết thúc đại dịch bao gồm: "kết thúc về mặt y tế" khi dịch bệnh suy giảm, "kết thúc về mặt chính trị" khi các chính phủ dỡ bỏ biện pháp phòng dịch và "kết thúc về mặt xã hội" khi mọi người thay đổi nhận thức về dịch bệnh.

    Đại dịch COVID-19 đã bùng phát và lây lan trên toàn cầu và diễn biến khác nhau ở các khu vực khác nhau. Ví dụ như Mỹ, ít nhất có lý do tin rằng dịch bệnh đã gần kết thúc. Khoảng 65% dân số Mỹ đã tiêm đủ liều vắc xin và khoảng 29% đã tiêm mũi tăng cường. Số ca mắc mới đã giảm trong gần 2 tháng qua với số ca mắc trung bình theo ngày giảm gần 30%.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-16T05:03:00

    Chuyên gia: Thống kê ca mắc Covid-19 vẫn có ý nghĩa quan trọng

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế, thống kê số ca bệnh Covid-19 giúp đánh giá quy mô, cấp độ và dự báo chiều hướng, mức độ phát triển của dịch bệnh. Từ dữ liệu này, chúng ta có thể đề ra các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

    Vừa qua, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã đề xuất cho phép tạm dừng việc thông báo số ca nhiễm SARS-CoV-2 hàng ngày để tránh gây hoang mang vì số ca mắc bệnh chỉ là một trong 8 chỉ số để đánh giá cấp độ dịch mà chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh.

    Theo Bộ Y tế, trong thời gian này vẫn cần xác định những người có tiếp xúc với F0, F1 nhằm xác định những người có liên quan, để bảo vệ những người có nguy cơ cao, những người làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu, đồng thời làm chậm quá trình lây nhiễm, kéo giảm nguy cơ quá tải bệnh viện.

    PGS Phu đồng tình với quan điểm dừng công bố ca mắc mới Covid-19 hàng ngày. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, khi dừng công bố ca mắc mới, cơ quan chức năng vẫn nên tiếp tục thống kê số liệu này hàng ngày để phục vụ cho công tác phòng chống dịch.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 16/3: Thống kê ca mắc Covid-19 vẫn có ý nghĩa quan trọng - Ảnh 1.

    Dừng công bố ca bệnh mới sẽ giúp tránh tâm lý hoang mang cho người dân. Việc cảnh báo đến người dân có thể bằng nhiều cách, như đưa ra các biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, hạn chế hay nới lỏng.

    Chuyên gia này cũng phân tích rõ hơn các lý do nên dừng công bố ca mắc Covid-19 mới hàng ngày:

    Trước hết, dịch đã lây lan sâu trong cộng đồng, các con số thống kê ca bệnh chỉ mang tính tương đối và khó chính xác. "Thời gian vừa qua, chúng ta có thể thấy thực tế nhiều người dân là F0 nhưng không khai báo hoặc khó khai báo vì lực lượng y tế cơ sở quá tải", PGS Phu phân tích.

    Bên cạnh đó, mặc dù số ca mắc mới tăng cao gấp nhiều lần so với giai đoạn trước nhưng chủ yếu là bệnh nhân triệu chứng nhẹ/không triệu chứng và tự điều trị tại nhà. Tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng và tử vong được duy trì ở mức thấp. Việc có sự cách biệt đáng kể giữa ca nhiễm và ca nhập viện khiến chỉ số này không còn nhiều ý nghĩa trong việc phản ánh tình hình dịch.

    "Dừng công bố ca bệnh mới sẽ giúp tránh tâm lý hoang mang cho người dân. Việc cảnh báo đến người dân có thể bằng nhiều cách, như đưa ra các biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, hạn chế hay nới lỏng, chứ không nhất thiết dựa vào công bố số ca nhiễm hàng ngày", PGS Phu nhấn mạnh.

    Cũng theo chuyên gia này, ở thời điểm hiện tại, Covid-19 vẫn có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế. Do đó, Việt Nam vẫn chưa thể xem đây là bệnh truyền nhiễm thông thường.

    PGS Phu cho hay, việc các quốc gia lựa chọn biện pháp ứng phó với Covid-19 không chỉ phụ thuộc vào vấn đề y tế mà còn có nhiều yếu tố khác như kinh tế, an sinh, xã hội.

    "Cần đánh giá giữa lợi ích và rủi ro, y tế chỉ là một phần trong đó. Một số quốc gia có thể vì áp lực kinh tế nên tiến hành "nới lỏng" và mở cửa quá mức. Tuy nhiên, các quốc gia khác đặt vấn đề phòng chống dịch bệnh lên cao hơn thì vẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ", PGS Phu phân tích.

    Tại Việt Nam đã có sự thay đổi lớn từ chiến lược "Zero Covid-19" sang "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19". Do đó, có thể thấy trong thời gian vừa qua, chúng ta đang trong lộ trình "nới lỏng" dần các biện pháp chống dịch để phù hợp hơn với tình hình mới, góp phần tạo điều kiện phục hồi kinh tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ