Cập nhật lúc 06:56 - 14/03/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 13/3: Test nhanh âm tính nhưng vẫn ho, đau họng

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-03-12T23:03:00

    Hà Nội có tổng ca Covid-19 đợt dịch thứ 4 đứng đầu cả nước, vượt TP.HCM

    Sở Y tế Hà Nội thông tin, từ 18h ngày 11/3 đến 18h ngày 12/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 30.693 ca mắc COVID-19, gồm 10.779 ca cộng đồng và 19.914 ca đã cách ly.

    Bệnh nhân phân bố tại 521 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (1.836); Thanh Trì (1.732); Hà Đông (1.719); Long Biên (1.713); Sóc Sơn (1.710).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch từ (từ ngày 29/4/2021) là 782.289 ca. Trong đó, ngày 12/3, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 195.000 ca Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.

    Như vậy, với tổng số 782.289 ca Covid-19 từ đợt dịch thứ 2, Hà Nội vượt đáng kể so với tâm dịch lớn nhất trước đó là TP.HCM. Riêng từ thời điểm áp dụng "thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19" (từ ngày 11/10), toàn TP Hà Nội có thêm 778.251 F0 mới.

    Ngày 12/3/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn số 1195/BYT-DP về việc tăng cường tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó đẩy mạnh và thần tốc hơn vữa việc triển khai tiêm chủng mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo đến hết Quý I/2022 phải bao phủ mũi 3 cho những người đã đến lịch tiêm chủng.

    Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-13T00:03:00

    WHO công bố 3 di chứng Covid-19 phổ biến nhất

    Tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có hơn 200 triệu chứng được mô tả từ những tài liệu của bệnh nhân đã từng bị Covid-190. Trong đó, 3 di chứng rất phổ biến đó là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.

    Mệt mỏi

    Sau khi khỏi Covid-19, nhiều người thường bị mệt mỏi. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi chiến đấu chống lại virus. Tình trạng này tồn tại trong nhiều tuần. Các chuyên gia cho rằng đây là một triệu chứng khá phổ biến, được tìm thấy ở tất cả bệnh nhân hồi phục sau Covid-19.

    Khó thở

    Tiến sĩ Diaz nói: “Bạn có phải hạn chế tập luyện không? Giả sử bạn từng chạy một dặm, bây giờ bạn cảm thấy không thể chạy lâu vì bị hụt hơi không?”. Khó thở hoặc thở hổn hển là hiện tượng thường xảy ra ở những người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh.


    Rối loạn chức năng nhận thức

    Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não. Một thuật ngữ thường được sử dụng đó là “sương mù não”. Tiến sĩ Diaz nói: “Điều đó có nghĩa là mọi người đang gặp khó khăn với những gì họ chú ý, khó tập trung, khó nhớ, khó ngủ, khó điều khiển”. Theo The Time of India, Covid-19 làm suy giảm chức năng nhận thức ở nhiều người.

    Vậy khi nào mọi người nên bắt đầu lo lắng rằng mình có thể gặp phải di chứng Covid-19 kéo dài? Theo tiến sĩ Diaz, nếu xuất hiện các triệu chứng này sau 3 tháng kể từ khi mắc Covid-19, có thể, bạn đang gặp phải tình trạng Covid-19 kéo dài.

    Ông cũng cho biết hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu dành cho các bệnh nhân mắc tình trạng Covid-19 kéo dài. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là phục hồi chức năng để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ngoài ra, vị chuyên gia này đưa ra khuyến cáo người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi gặp tình trạng này.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-13T01:03:00

    Dấu hiệu bất thường ở phụ nữ mang thai mắc Covid-19

    Phụ nữ mang thai khi mắc Covid-19 cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và duy trì sở thích, chăm sóc cho bản thân về mặt cảm xúc cũng như thể chất. F0 là phụ nữ mang thai cần ăn đủ bữa, vừa đủ dinh dưỡng; uống đủ nước, từ 2,5 lít nước/ngày, uống nước ấm và từ từ.

    Người bệnh nên xem các bộ phim yêu thích, đặc biệt phim hài, nghe nhạc nhẹ nhàng, hoặc xem hình các em bé dễ thương, chơi đùa vui vẻ; cố gắng thư giãn, ngủ đủ giấc. Đặc biệt, thai phụ nên đo SpO2 hai lần mỗi ngày, nếu cảm thấy khó thở, SpO2 ≤95%, cần báo ngay cho nhân viên y tế.

    Các dấu hiệu cần cảnh báo và lưu ý gồm: Khó thở, thở nhanh, nhịp thở >25 lần/phút, da mặt và niêm mạc môi xanh tái, bị hoang mang, lú lẫn.

    Những điều cần lưu ý cho F0 là thai phụ:

    - Không tăng cường quá mức dinh dưỡng, không ăn quá nhiều tinh bột, đường. Có thể thêm 1-2 lát gừng, sả vào nước uống, tránh uống quá nhiều nước gừng, sả trong một ngày.

    - Nếu bị căng thẳng, khó ngủ: Có thể sử dụng thảo dược như tâm sen để dễ ngủ hoặc uống các loại thuốc chống nôn trong thai kỳ nếu bị nghén.

    - Nếu bị sốt: Cần uống nhiều nước, lau người bằng nước ấm. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt an toàn trong thai kỳ: Paracetamol 500 mg hoặc Ibuprofen nếu không có tiền sử loét dạ dày, xuất huyết.

    - Nếu bị ho: Có thể uống thảo dược như mật ong, tỏi hoặc lê hấp đường phèn... Khi ngủ, thai phụ nên nằm đầu cao hơn khoảng 30-45 độ để dễ thở.

    - Nếu thai phụ cảm thấy bất an, nên chia sẻ tâm sự với người xung quanh hoặc kết nối với bác sĩ để có thể hỗ trợ kịp thời cho thai phụ.

    - Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng, nước rửa tay có cồn hoặc dung dịch rửa tay.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-13T01:03:00

    COVID-19 thể nặng đe dọa người mắc bệnh tim bẩm sinh ra sao?

    Mới đây, trên tạp chí Circulation của Hiệp hội tim mạch Mỹ đăng tải công bố một kết luận nghiên cứu về tình trạng mắc COVID-19 ở những người bị dị tật tim bẩm sinh (hay bệnh tim bẩm sinh).  

    Theo đó, những người bị dị tật tim bẩm sinh nhập viện vì mắc COVID-19 có nguy cơ bệnh trở nặng hoặc tử vong cao hơn những người không mắc dị tật này. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người bị dị tật tim bẩm sinh mắc COVID-19 cũng có nhiều khả năng cần phải thở máy hoặc phải điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt.

    COVID-19 thể nặng đe dọa người mắc bệnh tim bẩm sinh ra sao? - Ảnh 2.

    Những người bị dị tật tim bẩm sinh nhập viện vì mắc COVID-19 có nguy cơ bệnh trở nặng. Ảnh minh họa

    Theo TTXVN, dữ liệu của những bệnh nhân nhập viện mắc COVID-19 được các nhà nghiên cứu xem xét trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 1/2021 do Cơ sở dữ liệu chăm sóc y tế đặc biệt về dịch COVID-19 thu thập.

    Cơ sở này thu thập dữ liệu của khoảng 20% tổng số ca nhập viện tại Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã tính đến khác biệt về tuổi tác, loại bảo hiểm y tế, chủng tộc và giới tính cũng như các tình trạng nguy cơ cao khác, bao gồm bệnh tiểu đường, hội chứng Down, suy tim, béo phì và tăng huyết áp động mạch phổi. Có 235.638 bệnh nhân từ 1 đến 64 tuổi nhập viện vì COVID-19 đã được đưa vào nghiên cứu.

    Số bệnh nhân này được chia thành 2 nhóm, nhóm bị dị tật tim bẩm sinh và nhóm không bị. Sau đó, các nhà nghiên cứu xác định có bao nhiêu bệnh nhân cần được điều trị tích cực, cần máy thở hoặc tử vong. Đồng thời họ cũng xem xét các đặc điểm khác, bao gồm cả các tình trạng sức khỏe khác.

    Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, số các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, 421 người bị dị tật tim bẩm sinh. Những bệnh nhân bị dị tật tim mắc bệnh COVID-19 sẽ có nguy cơ nghiêm trọng hơn các bệnh nhân khác, đặc biệt là người 50 tuổi trở lên hoặc nam giới. Hơn 10 dị tật tim bẩm sinh nếu bị ảnh hưởng của COVID-19 sẽ có các mạch máu gần tim không thể phát triển trở lại bình thường như trước.

    Bà Karrie Downing (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, tác giả chính của nghiên cứu) cho biết: “Dữ liệu so sánh kết quả COVID-19 giữa các bệnh nhân có và không bị dị tật tim bẩm sinh còn hạn chế. 

    Những người bị dị tật tim cần được khuyến khích tiêm vaccine ngừa COVID-19 và mũi tăng cường, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Những người bị dị tật tim cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế riêng về các biện pháp bổ sung để kiểm soát rủi ro liên quan tới COVID-19 do nguy cơ bệnh chuyển biến nặng và biến chứng nghiêm trọng".

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-13T02:03:00

    Đảm bảo đến hết tháng 3 bao phủ vắc xin mũi 3 cho người đến lịch tiêm

    Ngày 12-3, Bộ Y tế ban hành công văn số 1195/BYT-DP về việc tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong đó đẩy mạnh và nhanh hơn nữa việc triển khai tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo đến hết quý 1-2022 phải bao phủ mũi 3 cho những người đã đến lịch tiêm.

    Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến chiều 12-3, tổng số liều vắc xin phòng COVID-19 đã tiêm ở nước ta là gần 200 triệu liều. Hầu hết các địa phương đã cơ bản hoàn thành tiêm chủng 2 liều vắc xin cho người từ 12 tuổi trở lên và đang triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

    Do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu. Vì vậy việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu…

    Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát và lập danh sách đối tượng từ 12 tuổi trở lên chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đủ liều cơ bản để khẩn trương tiêm đủ liều vắc xin, đảm bảo độ bao phủ vắc xin cao; đẩy mạnh và thần tốc hơn nữa việc triển khai tiêm chủng mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo đến hết quý 1-2022 phải bao phủ mũi 3 cho những người đã đến lịch tiêm.

    Bộ cũng yêu cầu tổ chức tiêm vắc xin an toàn, khoa học, hiệu quả theo các hướng dẫn đã ban hành của bộ và thực hiện báo cáo kết quả triển khai tiêm chủng kịp thời, theo đúng quy định.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-13T11:03:00

    Nguyên nhân test nhanh COVID-19 âm tính nhưng vẫn ho, đau họng

    Nhiều bệnh nhân Covid-19 chỉ có các triệu chứng trong vài ngày, phần lớn sẽ hồi phục hoàn toàn sau một đến hai tuần.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 13/3: Test nhanh âm tính nhưng vẫn ho, đau họng - Ảnh 2.

    Sau bao lâu sẽ có kết quả âm tính?

    Hầu hết mọi người có kết quả âm tính trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng hoặc nhận kết quả xét nghiệm dương tính đầu tiên.

    Tuy nhiên, họ vẫn có thể dương tính trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

    Tin tốt là ngay cả khi có kết quả dương tính sau một thời gian dài, khả năng cao là bạn không còn lây nhiễm cho người khác.

    Liên minh vắc xin Gavi giải thích: “Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra các phần của vật chất di truyền virus (RNA) và khuếch đại để chúng ta phát hiện ra virus. Các đoạn RNA của virus có thể tồn tại trong cơ thể rất lâu sau khi quá trình lây nhiễm kết thúc”.

    Tại sao vẫn có các triệu chứng dù đã xét nghiệm âm tính?

    Tiến sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, lưu ý các triệu chứng như ho và đau họng có nguy cơ kéo dài sau khi một người có kết quả xét nghiệm âm tính vì các mô cơ quan của họ vẫn bị tổn thương.

    “Những triệu chứng này phản ánh cơ quan bị tổn thương (cổ họng), không phản ánh khả năng lây nhiễm”, Tiến sĩ Leong nói.

    Một số biểu hiện như thay đổi vị giác/khứu giác có thể kéo dài thêm một thời gian. Nếu vẫn còn thấy mệt mỏi sau vài tuần, người bệnh đã mắc hội chứng Covid-19 kéo dài.

    Tiến sĩ Nicholas Chew cho biết, điều này cũng có nguyên nhân là phản ứng miễn dịch và viêm kéo dài của cơ thể.

    Mặt khác, Giáo sư Dale Fisher, Đại học Quốc gia Singapore, chỉ ra, có trường hợp, xét nghiệm nhanh dẫn đến kết quả âm tính giả.

    Khi nào người bệnh Covid-19 lây nhiễm nhất?

    Đối với các biến thể trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ 2 tới 14 ngày sau khi phơi nhiễm. Thời gian ủ bệnh của Omicron được cho là ngắn hơn nhiều - từ 3 đến 5 ngày.

    Một người có khả năng lây nhiễm cao nhất từ 1 đến 2 ngày trước khi bắt đầu các triệu chứng và trong 2-3 ngày sau đó.

    Đây là lý do thời gian tự cách ly tối thiểu hiện tại là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng hoặc nhận được kết quả xét nghiệm dương tính.

    Tiến sĩ Allison Arwady đánh giá: “Với các biến thể mới như Delta, giờ là Omicron, mọi thứ đều được đẩy nhanh hơn”.

    “Thời gian từ lúc tiếp xúc với nguồn bệnh tới khi nhiễm trở nên ngắn hơn. Các triệu chứng phát ra sớm hơn và người bệnh cũng nhanh bình phục hơn. Phần lớn lý do là ngày càng nhiều người đã tiêm vắc xin”.

    Dữ liệu cho thấy, phần lớn bệnh nhân không còn lây nhiễm sau 7 ngày kể từ khi bắt đầu có các triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm dương tính lần đầu, đặc biệt là khi được tiêm chủng. Đại đa số không còn lây nhiễm sau 10 ngày.

    Theo Vietnamnet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ