Cập nhật lúc 20:48 - 12/03/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 03/3: "Số ca mắc mới chưa thể giảm trong vài tuần tới"

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-03-02T23:03:00

    Cả nước vượt 100.000 ca mắc trong ngày, Hà Nội lần đầu vượt mốc 15.000 F0

    Ngày 2/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 110.301 ca nhiễm mới (tăng 11.537 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố, có 74.166 ca cộng đồng. 

    Đây là lần đầu tiên số ca mắc tại Việt Nam vượt mốc 100.000 F0 trong 24 giờ. Hà Nội cũng lần đầu có số ca dương tính lên đến trên 15.000 trường hợp.

    Ngày 02/3/2022, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 20.866 ca, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 12.691 ca và Sở Y tế Thái Nguyên đăng ký bổ sung 7.994 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lào Cai (-642), Gia Lai (-299), Cao Bằng (-280).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+1.791), Thanh Hóa (+896), Bắc Ninh (+765).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 88.033 ca/ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-03T00:03:00

    Đề xuất 2 phương án: Cấp miễn phí và người dân tự mua thuốc Molnupiravir

    Ngày 2/3 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định, thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A như COVID-19 sẽ được cấp phát miễn phí. Tuy nhiên hiện nay, số lượng F0 không triệu chứng và nhẹ đang gia tăng, người dân tự xét nghiệm và được cách li theo dõi tại nhà nên cần có thêm kênh tiếp cận thuốc kháng virus bên cạnh cấp miễn phí theo luật.

    Thứ trưởng thông tin thêm, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ 2 phương án phân phối thuốc Molnupiravir gồm: Cấp phát thuốc miễn phí tại cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 và bán tại các cơ sở đăng kí, kinh doanh về thuốc để người dân tự mua. 

    Trước đó, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị về phương án người dân tự chi trả tiền thuốc Molnupiravir và được Bộ Chính trị cho phép. Bộ Y tế đang tiếp tục trình Chính phủ xin ý kiến các nội dung liên quan đến việc người dân tự mua thuốc. Khi được Thủ tướng cho ý kiến, Bộ Y tế sẽ triển khai cụ thể.

    Bộ Y tế khuyến cáo, Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19; không sử dụng Molnupiravir cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc. Đồng thời lưu ý người dân không nên lo lắng, không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị và sức khỏe của chính mình.

    Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-03T00:03:00

    Vạch kit test Covid-19 lúc mờ lúc đậm có ý nghĩa gì?

    Độ đậm nhạt của vạch kit test nhanh không cho thấy bệnh nặng hay nhẹ  

    Nếu kit test nhanh cho hai vạch, bất kể màu đậm nhạt, bạn nên tự cách ly và theo dõi sức khỏe bởi bạn đã bị nhiễm bệnh. Theo TS Amesh Adalja, học giả cao cấp tại Đại học Johns Hopkins, có nhiều nguyên nhân khiến vạch T bị mờ như tải lượng virus thấp, độ nhạy của kit…

    Các chuyên gia cho rằng vạch T mờ có thể cho thấy tải lượng virus của bạn thấp. Thời điểm tải lượng virus đạt đỉnh cũng là lúc hai vạch đậm nhất (khoảng ngày thứ 4 đến ngày thứ 8). Tại thời điểm ngày thứ 1 và 10, vạch T có thể mờ dần. Trong giai đoạn ủ bệnh và sau ngày thứ 14, kit test nhanh có thể chỉ còn một vạch C.

    Song, họ cũng nhấn mạnh điều này không chính xác hoàn toàn và độ đậm nhạt bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Độ nhạy của test nhanh cũng không bằng rRT-PCR nên dễ xảy ra sai số. Chỉ test rRT-PCR mới xác định được chính xác tải lượng virus của một người.

    Ngoài ra, trên các kết quả test nhanh, vạch mờ hay đậm không nói lên được người mắc đang bị bệnh nặng hay nhẹ. Đặc biệt, test nhanh âm tính chỉ mang ý nghĩa nguy cơ lây nhiễm của F0 thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi sức khỏe, đo SpO2 đủ 10 ngày.

    Thời điểm test thích hợp

    Trong quá trình nhiễm nCoV, tải lượng virus sẽ tăng lên và giảm đi. Tải lượng virus là số lượng nCoV mà bác sĩ có thể tìm thấy trong cơ thể bạn. Họ có thể sử dụng máu, tăm bông hoặc các chất dịch cơ thể khác nhau để kiểm tra tải lượng của một virus cụ thể. Bản thân những người mắc Covid-19 cũng có tải lượng virus khác nhau.

    Tải lượng virus sẽ tăng lên và giảm xuống theo 3 giai đoạn phát triển của Covid-19. Ở giai đoạn khởi phát, thời gian ủ bệnh là 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, trong đó, người nhiễm chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

    Biến chủng

    Triệu chứng khởi phát

    Alpha

    Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…

    Delta

    Đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ

    Omicron

    Không có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến Omicron là khác so với các triệu chứng ở các biến thể khác.

    Giai đoạn toàn phát sẽ diễn ra sau 4-5 ngày với các triệu chứng về hô hấp, tuần hoàn, thận, thần kinh, gan mật, nội tiết, dạ dày - ruột, da…

    Giai đoạn hồi phục sẽ diễn ra sau 7-10 ngày với người mắc bệnh nhẹ, trung bình. Lúc này, F0 hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài. Những trường hợp nặng sẽ có biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng. Những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 03/3: Vạch kit test Covid-19 lúc mờ lúc đậm có ý nghĩa gì; Omicron có "trốn" test nhanh? - Ảnh 2.

    Các nghiên cứu đã cho thấy tải lượng virus của F0 cao nhất trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Đây là lúc các xét nghiệm Covid-19 có thể phát hiện chính xác nhất. Do đó, chúng ta không nên test ngay khi tiếp xúc F0, gây lãng phí và có thể tạo hiện tượng âm tính giả.

    Các xét nghiệm rRT-PCR có thể phát hiện vật liệu di truyền của nCoV từ một lượng nhỏ. Do đó, nó giúp phát hiện sớm hơn và kết quả có thể vẫn còn dương tính ngay cả sau khi người bệnh ngừng lây nhiễm. Lúc này, các mảnh virus vẫn có thể tồn tại trong cổ họng vài tuần sau khi nhiễm bệnh. Khi test rRT-PCR, kết quả vẫn có thể dương tính nhưng F0 không còn lây nhiễm cho người khác.

    Trong khi đó, các xét nghiệm nhanh kháng nguyên phát hiện protein của virus và cho kết quả dương tính khi người bệnh đang ở giai đoạn có khả năng lây nhiễm.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-03T01:03:00

    Di chứng hậu COVID-19 ở trẻ (MIS-C) dưới góc nhìn của các chuyên gia y tế Mỹ

    1. Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

    Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) có thể gặp sau khi mắc COVID-19 vài tuần. Nó có thể khiến nhiều bộ phận trong cơ thể bị viêm nhiễm. MIS-C có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể bao gồm thận, não, phổi và tim.

    Các triệu chứng viêm đa hệ thống không đồng nhất nhưng có thể bao gồm đau bụng, nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, viêm kết mạc và huyết áp thấp.

    Di chứng hậu COVID-19 ở trẻ (MIS-C) dưới góc nhìn của các chuyên gia y tế Mỹ - Ảnh 2.

    Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) là biến chứng hậu COVID-19 hiếm gặp ở trẻ.

    Với tình trạng biến thể Omicron gây ra nhiều trường hợp mắc, không rõ các ca nhập viện do MIS-C khiến trẻ nhập viện chính xác là bao nhiêu cũng như mức độ nghiêm trọng của những di chứng này.

    Hiện tại, nghiên cứu đang được tiến hành. Nhưng các chuyên gia y tế tại nhiều bệnh viện nhi khoa lớn ở Mỹ cho biết các triệu chứng ở trẻ rất khác nhau.

    2. Không chỉ lập đỉnh, Omicron dấy lên lo ngại di chứng hậu COVID ở trẻ (MIS-C)

    Hơn 12,3 triệu trẻ em ở Mỹ mắc COVID-19 kể từ đầu đại dịch. Đây là số liệu do Viện Nhi khoa Mỹ đưa ra dựa trên phân tích dữ liệu ca mắc COVID-19, nhập viện và tử vong theo độ tuổi thu thập từ các bang.

    Biến thể Omicron đã gây ra làn sóng đỉnh điểm ca mắc ở trẻ em: gần 4,5 triệu trẻ ở Mỹ đã nhiễm COVID-19 kể từ đầu tháng 1 năm nay.

    Các vùng khác nhau ở Mỹ có mức độ lây nhiễm khác nhau trong làn sóng dịch Omicron. Vì vậy sẽ cần có thời gian để các nhà khoa học có bức tranh rõ rệt hơn xem Omicron có thể gây ra những trường hợp viêm đa hệ thống (di chứng hậu COVID-19 ở trẻ) ra sao.

    ...

    3. Tiêm vaccine có thể phòng ngừa di chứng hậu COVID-19 ở trẻ

    Ở Washington, TS. DeBiasi cho biết, bệnh viện của bà đã ghi nhận 30 trường hợp MIS-C liên quan tới biến thể Omicron. Nhưng mỗi làn sóng dịch thì số ca MIS-C lại ít đi. Với làn sóng dịch đầu tiên, bệnh viện đã phải điều trị 100 trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống, tuy nhiên, làn sóng Delta chỉ ghi nhận 60 trẻ bị di chứng hậu COVID-19 này.

    Không rõ tại sao cứ mỗi làn sóng dịch thì số ca MIS-C lại ít đi. Nhưng bà đưa ra giả thuyết rằng có thể do vaccine, bởi hiện nay, Mỹ đã cấp phép tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.

    Chẳng hạn như, nghiên cứu CDC công bố vào tháng 1 năm nay chỉ ra rằng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech có thể làm giảm MIS-C tới 91% ở trẻ 12-18 tuổi khi biến thể Delta còn đang chiếm chủ đạo.

    Một nghiên cứu khác công bố ngày 22/2 cho thấy chỉ có một tỷ lệ cực kỳ nhỏ 1 phần triệu trẻ em đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mắc phải di chứng hậu COVID MIS-C. Con số này thấp hơn đáng kể so với ước tính 200 trong số 1 triệu trường hợp mắc COVID-19 chưa tiêm phòng vaccine bị hội chứng viêm đa hệ thống.

    Di chứng hậu COVID-19 ở trẻ (MIS-C) dưới góc nhìn của các chuyên gia y tế Mỹ - Ảnh 7.

    Triệu chứng hậu COVID ít gặp ở đối tượng thanh thiếu niên nhờ nhóm tuổi này đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

    Tại Bệnh viện Nhi Colorado, nhân viên y tế chỉ gặp 2-3 trường hợp MIS-C mỗi tuần trong khi ngập lụt các ca mắc COVID-19. TS. Pei-Ni Jones cho biết chỉ có rất ít trường hợp đã tiêm phòng COVID bị di chứng MIS-C. Đa phần các trường hợp viêm đa hệ thống hậu COVID chưa tiêm phòng COVID-19.

    "Viêm đa hệ thống ở trẻ em, ban đầu chúng tôi đã nghĩ rằng sẽ tăng lên cùng với làn sóng Omicron. Nhưng không. Xu hướng này cũng tương tự như làn sóng Delta trước đây", bác sĩ chuyên khoa tim mạch Pei-Ni Jones nói. "Thực sự vẫn chưa thể biết rõ nguyên nhân nào gây ra MIS-C".

    Tại Trung tâm y khoa Đại học Pittsburgh, TS. Marian Michaels theo dõi ca mắc và nhập viện do COVID-19 tăng lên gấp nhiều lần ở khu vực một cách lo ngại, tuy nhiên các trường hợp gặp phải triệu chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) vẫn chưa đến mức bùng nổ. "May thay, ở khu vực của chúng tôi, không đến mức tăng đột biến trường hợp viêm đa hệ thống".

    Thông tin chia sẻ trên mạng lưới giám sát dịch tễ của CDC Mỹ cũng cho thấy, một vài bệnh viện đã tăng đỉnh điểm các trường hợp MIS-C, nhiều bệnh viện khác chỉ ghi nhận độ chục ca.

    Bệnh viện Nhi ở Los Angeles vẫn chưa phải điều trị nhiều ca MIS-C trước làn sóng Omicron, TS. Jacqueline Szmuszkovicz - chuyên ngành tim mạch nhi khoa tại Viện Tim mạch ở bệnh viện này cho hay.

    Trong tháng 12/2021 và tháng 1/2022, bệnh viện này điều trị 22 ca MIS-C. Trong tháng 2/2022, chỉ có 3 ca biến chứng hậu COVID-19 ở trẻ điều trị tại bệnh viện, trong đó 1 ca điều trị ngoại trú.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-03T01:03:00

    Test nhanh COVID-19 tại nhà có "nhạy" với biến thể Omicron?

    Test nhanh âm, RT-PCR thì dương

    Theo kết quả khảo sát ngẫu nhiên các trường hợp nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại TP.HCM cho thấy hầu hết đều nhiễm biến chủng Omicron. Ở Hà Nội, biến chủng Omicron cũng đang "song hành" cùng Delta. Cùng thời điểm này, nhiều người xét nghiệm nhanh đều cho âm tính nhưng khi làm PCR lại dương tính.

    Sốt liên tục 3 ngày nhưng kết quả test nhanh tại nhà của em V.K. (11 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho kết quả âm tính. Thấy K. sốt vẫn không hạ nên gia đình đưa K. đi xét nghiệm PCR. Kết quả cho thấy K. dương tính với COVID-19, chỉ số CT = 13.

    Phụ huynh em K. cho biết thêm trong lớp con mình cũng có một số trường hợp tương tự: test nhanh nhiều lần đều âm tính nhưng kết quả PCR thì dương.

    Không chỉ ở trẻ em, người lớn cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

    Test nhanh vẫn có giá trị, Omicron không "trốn" test nhanh

    Theo PGS Phùng Nguyễn Thế Nguyên - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cùng với chủng Omicron đang "nổi trội" trong cộng đồng, số ca nhiễm mới cũng gia tăng, đặc biệt là trẻ em. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, số trẻ mắc COVID-19 nhập viện đã cao gấp 2 - 3 lần nhưng chủ yếu là bệnh nhẹ, rất hiếm gặp trường hợp nặng, nguy kịch.

    Bên cạnh đó, số ca tái nhiễm và người tiêm đủ liều vắc xin nhiễm COVID-19 trong thời gian này cũng gặp nhiều hơn. "Trước đây với biến chủng Delta thì ít hơn. Điều này tương quan với biến chủng Omicron làm giảm khả năng bảo vệ của vắc xin, do đó số ca nhiễm mới, tái nhiễm đều có xu hướng tăng...", ông Nguyên chia sẻ.

    Trước bối cảnh biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế trong cộng đồng, ông Nguyên cho rằng test nhanh vẫn có giá trị. Theo ông, với nhận định biến chủng mới này "trốn" test nhanh là không đúng.

    Giải thích điều này, ông Nguyên đưa ra các giả thiết. Thứ nhất, nhiều người thật sự không nhiễm COVID-19 và kết quả test nhanh cũng âm tính nhưng họ cứ nghĩ bản thân mình nhiễm. Cùng với đó, thời tiết hiện nay dễ gây ra các bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt khu vực phía Bắc.

    Thứ hai, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kit xét nghiệm của nhiều hãng sản xuất, do đó độ nhạy và độ đặc hiệu của mỗi loại sẽ khác nhau. Và thứ ba, kết quả xét nghiệm nhanh cũng phụ thuộc thời điểm và quy cách lấy mẫu.

    Cùng ý kiến, PGS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y dược TP.HCM - cho hay về khoa học, biến chủng Omicron chỉ làm thay đổi về đoạn gene trên protein S, trong khi đó kit xét nghiệm nhanh tác động lên đoạn gene protein E. Do đó, biến chủng này không ảnh hưởng đến kết quả test nhanh.

    Đồng thời, với tốc độ lây lan của biến chủng Omicron rất nhanh, dù người bệnh đã nhiễm và có khả năng lây cho người khác nhưng test nhanh vẫn âm tính vì có thể kit xét nghiệm cho kết quả chậm, theo nghiên cứu là 1 - 2 ngày. Ngoài ra, chất lượng các loại kit xét nghiệm hiện có trên thị trường không đồng đều, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả test nhanh.

    "Kết quả dương tính có thể cho chậm vài ngày nhưng không thể mãi âm tính nếu kit xét nghiệm nhanh đạt chất lượng, thời điểm lấy mẫu và cách lấy mẫu đều đúng. Còn kết quả xét nghiệm nhanh vẫn sai là do chất lượng kit xét nghiệm", ông Dũng nói.

    Các bác sĩ cho biết thêm thời điểm biến chủng Omicron chưa xuất hiện ở nước ta vẫn ghi nhận nhiều trường hợp test nhanh nhiều lần âm tính, khi thực hiện RT-PCR thì dương tính. Khi người dân có triệu chứng nghi ngờ hay yếu tố dịch tễ nên dùng kit xét nghiệm chất lượng và lấy mẫu đúng cách. Nếu vẫn cần kết quả khẳng định thì mới thực hiện RT-PCR.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-03T01:03:00

    F0 về âm tính đừng nghĩ đã khỏi bệnh

    Những ngày qua, số liệu thống kê cho thấy số ca mắc COVID-19 ở các tỉnh, thành phố có xu hướng tăng, trong đó có Bình Dương. Ca mắc COVID-19 tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chủ quan, lơ là của người dân. Nhiều F0 khi âm tính trở lại nghĩ là đã miễn nhiễm nên càng chủ quan để rồi tái nhiễm nhiều lần.

    Chia sẻ với PV Tiền Phong, PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng (người phụ trách điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bình Dương) cho biết, nhiều người mắc COVID-19 điều trị 3-5 ngày âm tính nghĩ là đã khỏi.

    Theo phó giáo sư, có người tiêm đủ 2 mũi, mắc COVID-19, trở về âm tính được cho ra viện nhưng chủ quan không theo dõi và giờ biến chứng nặng, đáp ứng thuốc điều trị kém rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

    PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng chia sẻ, virus SARS-CoV-2 Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng đặc điểm có 3 giai đoạn cụ thể.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 03/3: Vạch kit test Covid-19 lúc mờ lúc đậm có ý nghĩa gì; Omicron có "trốn" test nhanh? - Ảnh 1.

    F0 ở Bình Dương được theo dõi sức khỏe tại nhà

    Ở giai đoạn 1, nhiễm trùng nhẹ diễn ra trong khoảng 5 ngày đầu, thời điểm này virus đang nhân lên rất nhanh trong cơ thể nhưng thường không có triệu chứng gì nặng chỉ đau đầu, đau họng, sốt... giống cảm cúm, nhưng đây là giai đoạn khả năng lây nhiễm cực cao.

    Giai đoạn 2, viêm phổi khoảng 6-10 ngày. Đây mới là giai đoạn quan trọng nhất của bệnh dù tải lượng virus giảm xuống. Lúc này, cơ thể sản sinh rất nhiều các yếu tố gây viêm, vì vậy nhiều trường hợp trong 5 ngày đầu triệu chứng gần như hết, tưởng như là khỏi nhưng đột ngột xuất hiện triệu chứng nặng suy hô hấp phải thở máy. Nó diễn biến rất nhanh nên mọi người không được chủ quan, cần phải theo dõi kỹ ở giai đoạn này.

    Giai đoạn 3 là thời gian siêu viêm toàn thân. Cuộc chống chọi ở giai đoạn này cực kỳ cam go. Ở giai đoạn này quá viêm có thể phát triển thành bão cytokine gây viêm toàn thân. Và bão cytokine là nguyên nhân tử vong chính của bệnh nhân.

    Sau khi đã qua 3 giai đoạn ổn định không có triệu chứng gì thì nhiều người có thể tự tin là đã khỏi bệnh và không có nguy cơ xuất hiện triệu chứng biến chuyển nặng nữa. Tuy nhiên, vẫn sẽ còn 1 giai đoạn vô cùng quan trọng nữa đó là giai đoạn biến chứng hậu COVID-19.

    Triệu chứng trong giai đoạn này có thể xuất hiện muộn sau 4 tuần hoặc có những trường hợp là tận sau 8 tháng khi đã khỏi COVID-19. Virus gây tổn thương rất nhiều các cơ quan từ tóc, da, mạch máu, tim, phổi... đặc biệt là não (chứng sương mù não) và ảnh hưởng cực nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

    Từ những tác hại như trên, PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng khuyến cáo, ngay khi phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 cần liên hệ ngay với bác sĩ, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, không tự ý điều trị, tuyệt đối không chủ quan.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-03T02:03:00

    Hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 nhưng chỉ 4 nhóm người cần đi khám

    Theo BS Nguyễn Toàn Thắng – BV Tai Mũi Họng Trung ương, sau khi khỏi Covid-19, nhiều người có thể có các triệu chứng như khó thở hoặc hụt hơi, ngạt mũi, viêm xoang, khàn tiếng, thay đổi giọng nói, mệt mỏi hay chóng mặt. Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần (hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức).

    Người bệnh có thể khó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là "sương mù não"), ho, đau ngực hoặc dạ dày, đau đầu, tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là trống ngực), đau cơ hay khớp, cảm giác tê râm ran, tiêu chảy, gặp vấn đề về giấc ngủ, sốt, chóng mặt khi đứng dậy, phát ban, thay đổi tâm trạng, thay đổi vị giác, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt… Đây được CDC Hoa Kỳ coi là dấu hiệu hậu Covid-19.

    Nhưng BS Thắng cho rằng không phải tất cả F0 đều cần đi kiểm tra sức khỏe sau khi khỏi Covid-19:

    Trường hợp khó thở thì cần bình tĩnh và kiên trì tập thở, bổ sung chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng.

    Trường hợp bị mất khứu giác nên tập ngửi và tập nhớ mùi bằng các loại tinh dầu, nước hoa...

    Ho kéo dài cần kiểm tra những tác động từ thời tiết, bệnh hen, cảm cúm để loại trừ nguyên nhân do hậu Covid-19.

    Đau nhức xương khớp, cơ thể nên sử dụng thuốc xoa bóp, tăng cường tập luyện vận động hợp lý.

    4 nhóm người nên đi khám bệnh sau khi mắc Covid-19

     BS Thắng cho biết thứ nhất là người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...) để kiểm soát bệnh nền.

    Thứ hai, người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn. (khi dịch đã ổn định).

    Thứ ba, người phải nhập viện khi mắc Covid-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện…), khám lại theo hẹn của bác sỹ.

    Thứ tư, người có các triệu chứng liệt kê bên trên, đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng triệu chứng kéo dài.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-03T07:03:00

    Dự báo diễn biến dịch khi số ca mắc mới trong ngày vượt mốc 100.000

    "Số ca mắc mới chưa thể giảm trong vài tuần tới"

    Trong tuần qua, tình hình dịch Covid-19 trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Số ca mắc mới không ngừng gia tăng nhanh chóng tại các địa phương. Đặc biệt, ngày 2/3, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam vượt ngưỡng 100.000 người. Theo Bộ Y tế, tổng số ca nhiễm cả nước hiện tại hơn 3,7 triệu ca, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nhận định: "Số ca mắc Covid-19 sẽ phải tăng rồi mới giảm. Số người nhiễm nCoV chưa thể giảm được trong vài tuần tới".

    Theo chuyên gia này, việc bùng phát dịch có thể do biến chủng Omicron đã lây lan quá nhanh trong cộng đồng cùng với sau Tết lượng người đi lại, giao lưu lớn. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là một bộ phận người dân chấp hành các quy định về cách ly, phòng dịch không nghiêm.

    “Chúng ta chuyển sang giai đoạn sống thích ứng, an toàn và kiểm soát dịch, nới lỏng dần các hoạt động chứ không phải buông trôi, thả lỏng hoàn toàn”, ông Trần Đắc Phu nói.

    Vị chuyên gia này nhấn mạnh biến chủng Omicron lây lan nhanh nhưng đa số người nhiễm không có triệu chứng hoặc diễn biến nhẹ. Hiện chúng ta không thể và cũng không cần ngăn cản triệt để sự lây lan của biến chủng này từ đó làm ảnh hưởng tới kinh tế xã hội.

    Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần hạn chế sự lây lan và chấp nhận số ca nhiễm ở mức độ nhất định để không khiến dịch bùng phát quá mạnh. Nhiều người nhiễm nCoV có thể dẫn tới quá tải hệ thống y tế, số người chuyển nặng và tử vong cũng sẽ tăng lên.

    Do đó, ông cho rằng Việt Nam vẫn chưa thể thả lỏng trước tình hình dịch hiện nay và phải kiểm soát ở mức độ nhất định.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 03/3: Dự báo tình hình dịch trong thời gian tới khi số ca mắc mới trong ngày vượt mốc 100.000 ca - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, BS Trương Hữu Khanh (nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), lại nhận định chúng ta đã tiêm đủ vaccine, việc quan trọng trong giai đoạn hiện nay là đánh giá tỷ lệ người dân trong nước nhiễm biến chủng Omicron, chiếm bao nhiêu phần trăm để làm căn cứ bãi bỏ dần các quy định.

    Ông nêu thực tế ở một số nước tiên tiến đã bỏ các quy định phòng chống dịch và “không làm gì hết” khi đánh giá tỷ lệ lây nhiễm Omicron khoảng 90%. Quan điểm của những nước này là chủng Omicron rất nhẹ, có thể để miễn dịch cộng đồng tự nhiên.

    Vì thế, ở Việt Nam cũng cần xác định tỷ lệ này trên cả nước. Và khi chứng minh nhiễm biến chủng Omicron nhẹ nên để miễn dịch tự nhiên.

    “Miễn dịch càng sớm thì càng mau chấm dứt dịch, chỉ cần bảo vệ nhóm người nguy cơ và tiêm chủng chưa đủ”, ông Khanh nói.

    Ông Khanh nhấn mạnh đã đến lúc xem việc nhiễm biến chủng Omicron như cúm mùa, chỉ nên tập trung vào việc bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao như tiêm chủng đầy đủ và chuẩn bị sẵn thuốc đặc trị Covid-19.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ