Cập nhật lúc 14:16 - 17/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Cả nước ghi nhận thêm 14.894 ca trong ngày, trong đó TP.HCM với hơn 8.000 ca

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-09-02T18:09:00

    Yêu cầu thêm giấy tờ với người đi đường trong thời gian Hà Nội giãn cách xã hội

    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký, ban hành văn bản về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2021.

    Trong số những nội dung quan trọng của văn bản, đáng chú ý là nội dung về những quy định mới của Giấy đi đường.

    UBND TP Hà Nội giao Công an TP kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của người dân trong dịp Lễ Quốc khánh 2-9 và thời gian giãn cách xã hội, đồng thời phân luồng, tổ chức tốt giao thông, không để tập trung đông người tại các chốt kiểm soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp giả mạo giấy đi đường.

    Công an TP chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc quản lý chặt chẽ hoạt động của người dân và các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP; hướng dẫn cụ thể và cấp giấy đi đường cho các đối tượng, phương tiện được phép di chuyển trên địa bàn (trong đó bao gồm hoạt động chính trị, ngoại giao, dịch vụ công ích thiết yếu, công vụ, phòng chống dịch; khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng của người dân...).

    Cùng với đó, UBND TP đề nghị các quận, huyện, thị ủy, yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn siết chặt quản lý, kiểm tra, giám sát từ các ngõ, phố, kiểm tra lưu động trên các tuyến đường gắn với kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; kiểm soát người dân đi lại bằng cách kiểm tra tính hợp lý của giấy đi đường (kèm theo lịch trực của cơ quan, tổ chức); xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về phòng, chống dịch Covid-19, việc cấp và sử dụng giấy đi đường...

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-02T18:09:00

    TP.HCM đã được phân bổ 9,1 triệu liều vaccine Covid-19

    Bộ Y tế vừa quyết định cấp thêm hơn 1 triệu liều vaccine AstraZeneca và Pfizer cho TP.HCM, nâng tổng số vaccine được phân bổ cho thành phố lên hơn 9,1 triệu liều.

    Tính đến ngày 2/9, số vaccine TP.HCM được nhận chiếm gần 32% tổng số vaccine đã phân bổ trên cả nước. Theo Bộ Y tế, với gần 7 triệu người dân từ 18 tuổi trở lên, thành phố dự kiến được phân bổ gần 13,8 triệu liều vaccine.

    Đến nay, TP.HCM đã được phân bổ hơn 65% kế hoạch.

    Theo dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến nay, TP.HCM đã tiêm khoảng 6,1 triệu liều vaccine Covid-19 (đạt 66% so với số vaccine được phân bổ). Thống kê cho thấy 86,2% dân số trên 18 tuổi ở thành phố đông dân nhất cả nước đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-02T18:09:00

    Thiết lập trung tâm chỉ huy chống dịch từ phòng làm việc của Thủ tướng

    Sau chuyến thị sát công tác phòng chống dịch tại các xã, phường, thị trấn ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Hà Nội, 3 ngày qua, Thủ tướng Chính phủ (Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19) đã cùng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thiết lập trung tâm chỉ huy, kiểm tra trực tuyến về công tác phòng chống dịch từ phòng làm việc của Thủ tướng.

    Trung tâm này kết nối tới 2.594 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn thuộc 19 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Yêu cầu thêm giấy tờ đi đường trong thời gian Hà Nội giãn cách xã hội - Ảnh 1.

    Thủ tướng Chính phủ trong chuyến thị sát kiểm tra công tác chống dịch tại TP.HCM. Ảnh: Thuận Thắng.

    Trực tiếp đặt câu hỏi kiểm tra cho các đầu cầu, Thủ tướng đánh giá các xã, phường đã làm được một số việc cơ bản. Tuy nhiên, một số nơi chưa nắm chắc quan điểm chỉ đạo và cách làm trong việc lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài; người dân là chiến sĩ. Vì thế, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện còn những hạn chế, bất cập và có địa bàn hiệu quả chống dịch chưa cao.

    Thủ tướng chỉ đạo các xã phường, thị trấn phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa một số nhiệm vụ chủ yếu sau.

    Thứ nhất, phải thực hiện thật nghiêm ngặt các quy định giãn cách, cách ly, ai ở đâu ở yên đấy.

    Thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn thiếu mặc.

    Thứ ba, bảo đảm người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, cụ thể là khi người dân có nhu cầu, người dân gọi thì phải đáp ứng ngay.

    Cùng với đó, tổ chức xét ngiệm thần tốc, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế để nhanh chóng phát hiện F0; tăng cường các trạm xá lưu động để thu dung, phân loại, chăm sóc, điều trị F0 ngay tại xã, phường, thị trấn để người bệnh không chuyển nặng, góp phần giảm các ca tử vong trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức tiêm vaccine khoa học, an toàn, hiệu quả, bảo đảm phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-02T18:09:00

    Thủ tướng gọi điện thoại đột xuất kiểm tra trực chống dịch

    Chiều tối 2/9, qua hệ thống trực tuyến với 5 xã, phường, thị trấn thuộc TP HCM, Long An, Tiền Giang, những nơi có dịch bệnh phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi về nội dung các công điện phòng chống dịch của Thủ tướng gần đây; nhiệm vụ cần làm khi lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài, người dân là chiến sĩ chống dịch.

    Qua kiểm tra, người đứng đầu Chính phủ thấy những nơi này đã làm được một số việc. Tuy nhiên, một số nơi chưa nắm chắc chỉ đạo và cách làm việc nên thực hiện còn bất cập, hiệu quả chưa cao. Phường 10, quận 4, TP HCM, không có người trực chỉ huy nên Thủ tướng gọi điện thoại không được.

    Thủ tướng nói từ nay ông sẽ tiếp tục gọi điện thoại kiểm tra đột xuất các xã, phường; lắng nghe kiến nghị, đề xuất từ cơ sở. Đáp lại, lãnh đạo các xã, phường cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để chấn chỉnh, khắc phục bất cập, sớm đẩy lùi dịch bệnh.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-03T02:09:00

    Hà Nội thêm 13 trường hợp dương tính SARS-CoV-2

    Sáng 3/9, Sở Y tế Hà Nội thông báo, từ 18h ngày 2/9 đến 6h ngày 3/9, thành phố ghi nhận 13 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 1 ca tại cộng đồng; 11 ca tại khu cách ly và 1 ca tại khu vực phong tỏa.

    Các ca mắc phân bố tại quận Thanh Xuân (6 ca), quận Đống Đa (3 ca), huyện Đông Anh (2 ca), quận Tây Hồ (1 ca), quận Nam Từ Liêm (1 ca); với 1 trường hợp sàng lọc ho sốt cộng đồng và 12 trường hợp là F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.

    1 trường hợp sàng lọc ho sốt cộng đồng là N.T.T.M, nữ, sinh năm 1990, địa chỉ tại Yên Phụ, Tây Hồ. Bệnh nhân làm nghề bán hàng online, ngày 28/8 xuất hiện sốt, ho, đau họng. Ngày 1/9 khai báo với Trạm Y tế, được lấy mẫu ho sốt cộng đồng và có kết quả dương tính ngày 2/9.

    12 trường hợp là F1 của các ca ho sốt cộng đồng

    Đ.T.T, nam, sinh năm 1996, địa chỉ tại TT Đông Anh, Đông Anh; là F1 của bệnh nhân Đ.T.N, được đi cách ly từ 17/8. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân có sốt, đau rát họng, mệt mỏi được chuyển BVĐK Đông Anh và được lấy mẫu ngày 1/9 cho kết quả xét nghiệm dương tính.

    Đ.T.X, nữ, sinh năm 1949, địa chỉ tại Nguyên Khê, Đông Anh; là F1 (mẹ) của bệnh nhân L.T.H. Ngày 29/8 được lấy mẫu (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung. Ngày 2/9 bệnh nhân được lấy mẫu và có kết quả dương tính.

    C.Đ.K, nam, sinh năm 2010, địa chỉ tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm; là F1 (con) của bệnh nhân N.T.T.H. Ngày 2/9 được lấy mẫu và có kết quả dương tính.

    V.V.T, nam, sinh năm 1963, địa chỉ tại Thổ Quan, Đống Đa; sống trong khu vực phong tỏa từ 18/8. Ngày 31/8 xuất hiện sốt, đau rát họng, ngày 2/9 được lấy mẫu và có kết quả dương tính.

    Đ.H.T, nữ, sinh năm 1992, địa chỉ tại 328 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; là F1 của bệnh nhân T.T.S, được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại BV Than Khoáng sản - Thanh Xuân từ ngày 31/8. Ngày 2/9, bệnh nhân có triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính.

    N.Đ.T, nam, sinh năm 1952, địa chỉ tại 328 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; là F1 (chồng) của bệnh nhân T.T.S, được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại BV Than Khoáng sản - Thanh Xuân từ ngày 31/8. Ngày 2/9 được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính.

    N.T.N, nữ, sinh năm 2019, địa chỉ tại 328 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; là F1 (cháu) của bệnh nhân T.T.S, được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại BV Than Khoáng sản - Thanh Xuân từ ngày 31/8. Ngày 2/9 có kết quả xét nghiệm dương tính.

    N.T.T.N, nữ, sinh năm 1970, địa chỉ tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; là F1 của bệnh nhân D.N.K được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại BV Than Khoáng sản-Thanh Xuân từ ngày 24/8. Ngày 2/9 được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính.

    N.N.L, nam, sinh năm 1957, địa chỉ tại Tập thể Thuốc lá Thăng Long, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; là F1 (chồng) của bệnh nhân N.T.P, được chuyển cách ly ngày 1/9. Ngày 2/9, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    N.T.N, nữ, sinh năm 2013, địa chỉ tại Tập thể Thuốc lá Thăng Long, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; là F1 (cháu) của bệnh nhân N.T.P, được chuyển cách ly ngày 1/9. Ngày 2/9, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    N.T.S, nữ, sinh năm 1940, địa chỉ tại Văn Miếu, Đống Đa; là F1 (mẹ) của bệnh nhân L.K.A, được chuyển cách ly ngày 25/8 (được lấy mẫu 2 lần kết quả âm tính). Ngày 1/9, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    V.V.T.Đ, nam, sinh năm 1961, địa chỉ tại Văn Miếu, Đống Đa; là F1 (chồng) của bệnh nhân L.K.A, được chuyển cách ly ngày 25/8 (được lấy mẫu 2 lần kết quả âm tính). Ngày 1/9, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

    Theo Tiền Phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-03T02:09:00

    'Đi chợ hộ' vẫn quá tải, các phường nợ đơn liên tục, nhiều người đuối sức

    Trong ngày lễ 2-9, lực lượng mua hộ ở các phường, quận vẫn căng mình xử lý đơn hàng từ người dân. Nhiều cán bộ phải làm việc từ sáng đến tối để giao hàng cho dân nhưng không xuể.

    Trong khi đó, các siêu thị cho biết từ khi mở lại kênh online, số đơn hàng luôn trong tình trạng quá tải, buộc họ mỗi ngày chỉ mở vài giờ mới kịp xử lý giao hàng cho người dân.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Yêu cầu thêm giấy tờ đi đường trong thời gian Hà Nội giãn cách - Ảnh 1.

    Chị Giang Thị Bích Hà (trái) - chủ tịch Hội LHPN phường 1, quận 3 - cùng tình nguyện viên giao hàng mua hộ cho dân - Ảnh: T.T.D.

    Chị Linh (quận Bình Tân) cho biết trong sáng 2-9 bất ngờ nhận được điện thoại từ siêu thị, thông báo sẽ hỗ trợ đặt thêm các món mới trước khi giao hàng. Theo nhân viên siêu thị, đơn hàng của chị là từ phường chuyển lên và đang được soạn để giao trong ngày.

    "Hơn 10 ngày trước, tôi có đăng ký mua hộ qua phường nhưng đến nay mới tới lượt. Các phường vẫn đang quá tải và giải quyết đơn hàng của người dân đặt từ tuần trước"

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-03T03:09:00

    Hà Nội: Thiết lập 3 vòng cách ly y tế, lắp camera giám sát khu vực 4.000 dân vì người phụ nữ bán bún ốc dương tính SARS-CoV-2

    Quận Tây Hồ đã tiến hành cách ly y tế khu dân cư 4.000 người ở phố An Dương (phường Yên Phụ) sau khi xác định một người phụ nữ bán bún ốc online dương tính SARS-CoV-2.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Hà Nội lại phong tỏa khu dân cư hơn 4.000 dân vì có ca dương tính SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng tạm phong tỏa, chốt chặn tại ngách 32, ngõ 76 phố An Dương.

    Trực tiếp có mặt tại khu vực xuất hiện ca dương tính ở phường Yên Phụ sáng ngày 3/9, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát, đảm bảo an toàn cho người dân.

    Ông Khuyến cho biết, quận đã thiết lập ba vòng cách ly y tế, lắp camera giám sát ở khu dân cư và tiếp tục lấy 4.000 mẫu xét nghiệm ở khu vực.

    "Trong đêm qua lực lượng y tế đã tiến hành xét nghiệm 692 mẫu trong vòng bán kính 50m xung quanh gia đình bệnh nhân. Công việc này thực hiện đến 5h sáng 3/9 mới xong. Hôm nay, lực lượng y tế tiếp tục lấy hơn 2.000 mẫu xét nghiệm tại khu dân cư số 13,14 phường Yên Phụ...".

    Theo CDC Hà Nội, ca dương tính là nữ, 31 tuổi, bán bún ốc và đã nghỉ làm. Ngày 28/8, chị xuất hiện sốt, ho, đau họng; ngày 1/9 khai báo với Trạm y tế phường và được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, kết quả khẳng định dương tính ngày 2/9 do CDC Hà Nội thực hiện.

    Xem chi tiết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-03T04:09:00

    Sau 6/9, Hà Nội sẽ áp dụng giãn cách xã hội theo vùng nguy cơ một cách hợp lý?

    Trong đợt dịch thứ 4, từ 27/4 đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đều ghi nhận ca mắc mới. Hiện, thành phố có 6 ổ dịch phức tạp với những chuỗi lây nhiễm mới phát hiện đều ghi nhận lượng bệnh nhân lớn. Một số chuỗi lây nhiễm khác đã phát hiện thời gian khá lâu nhưng vẫn rải rác có thêm ca bệnh. Điều này chứng tỏ việc giãn cách xã hội chưa bền vững. Số lượng người dân ra đường rất đông, chưa thực hiện tốt các nguyên tắc phòng, chống dịch cũng là nguyên nhân dẫn đến Hà Nội vẫn có ca mới, len lỏi.

    Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng: “Những ngày trước cũng như những ngày sau nếu giãn cách được như ngày 2/9 thì có thể khống chế sự lây nhiễm. Tuy nhiên, thực giãn cách của Hà Nội chưa đạt được yêu cầu đặt ra. Cho nên vẫn có tình trạng F0 đã trở thành bệnh nhân mà vẫn đi lại. Từ đó trở thành đối tượng lây nhiễm rộng trong cộng đồng. Từ nay đến 6/9, nếu người dân không thực hiện tốt nữa thì việc giãn cách sẽ có khả năng thực hiện thêm”.

    Theo nhận định của UBND TP Hà Nội, nếu kéo dài giãn cách xã hội sẽ gây nhiều hệ lụy tác động tới nền kinh tế, xã hội. Trên cơ sở đó, sau đợt giãn cách thứ 3, Hà Nội tiếp tục giãn cách ở "vùng đỏ" và điều chỉnh các biện pháp cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 với vùng cam và vùng xanh. Đây là nội dung quan trọng trong thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, ban hành ngày 1/9.

    Theo đó, các khu vực có nguy cơ rất cao “vùng đỏ” tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc "ai ở đâu ở đó" để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để; tại các khu vực nguy cơ cao "vùng cam" và nguy cơ thấp hơn "vùng xanh" điều chỉnh các biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị số 15/CT-TTg (15+) của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực "vùng đỏ", bảo đảm khoa học, kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-03T05:09:00

    Hà Nội sẽ áp dụng Chỉ thị 15+ thế nào?

    Ban Thường vụ Thành ủy vừa thống nhất chủ trương về việc thiết lập 3 vùng giãn cách xã hội theo mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

    Trên cơ sở phân vùng, đối với khu vực có nguy cơ rất cao - "vùng đỏ", Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng với nguyên tắc "ai ở đâu ở yên đó" để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để.

    Tại các khu vực nguy cơ cao - "vùng cam" và nguy cơ thấp hơn - "vùng xanh" được điều chỉnh các biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 để phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực "vùng đỏ" bảo đảm khoa học, kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Hà Nội sẽ áp dụng Chỉ thị 15+ như thế nào? - Ảnh 1.

    Theo quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid 19, "vùng đỏ" (nguy cơ rất cao) với cấp huyện là có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao; 50% số xã trở lên có nguy cơ cao hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã.

    "Vùng cam" (nguy cơ cao) ở cấp huyện có 30% số xã trở lên có nguy cơ cao nằm rải rác trên địa bàn huyện; 50% số xã trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 1 xã nguy cơ rất cao; có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 20% số xã.

    "Vùng xanh" là các địa bàn không thuộc hai vùng nêu trên.

    Chỉ thị 15 và 15+ sẽ được quận, huyện chủ động quyết định, áp dụng linh hoạt đối với từng xã, phường để đảm bảo hiệu quả, khoa học nhất. Việc quyết định xem khu vực nào là vùng xanh, cam, đỏ, cũng sẽ được TP nghiên cứu kỹ, dựa trên các số liệu ca nhiễm, tình hình dịch cũng như các đặc điểm dân cư, xã hội để quyết định.

    Hiện, việc giãn cách xã hội được thực hiện theo 3 văn bản là Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng. Đây là 3 mức độ giãn cách xã hội được các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chủ động lựa chọn phù hợp với điều kiện dịch bệnh của địa phương mình.

    Tuy nhiên, ở một số thời điểm đặc biệt, các địa phương có thể điều chỉnh linh hoạt mức độ giãn cách xã hội dựa trên 3 chỉ thị này, để có Chỉ thị 15+ (cao hơn Chỉ thị 15) và Chỉ thị 16+ (cao hơn Chỉ thị 16). Theo đó, Chỉ thị 15+ được áp dụng gần giống với Chỉ thị 15, nhưng tiệm cận với mức độ giãn cách ở Chỉ thị 16.

    Theo Zingnews.vn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-03T05:09:00

    Trưa 3/9, Hà Nội thêm 30 ca mắc Covid-19, 5 ca tại cộng đồng có nhân viên chuyển phát nhanh

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, trong sáng nay (3/9) ghi nhận 30 ca mắc Covid-19, trong đó 5 ca tại cộng đồng,18 ca tại khu cách ly và 7 ca tại khu vực phong tỏa.

    Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (13), Thanh Trì (6), Đống Đa (5), Hai bà Trưng (4), Hoàng Mai (1), Đan Phượng (1) với các chùm ca bệnh: Chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng (5); Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (23); Chùm liên quan HCM (2).

    Trong đó, chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng cụ thể như sau:

    1) N.Đ.Y, Nam, sinh năm 1995

    - Địa chỉ: Nam Đồng, Đống Đa.

    - Dịch tễ: BN là nhân viên chuyển phát nhanh. Ngày 27/8, xuất hiện ho, hắt hơi, sổ mũi. Ngày 01/9, được TTYT Hai Bà Trưng lấy mẫu gộp đối tượng nguy cơ cao, kết quả nghi ngờ. Ngày 02/9, được lấy mẫu lần 2 kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    2) T.A.T, Nam, sinh năm 1957,

    - Địa chỉ: Tả Thanh Oai, Thanh Trì.

    - Dịch tễ: Ngày 01/9 BN thấy đau mỏi người, ngày 02/9 đến BV Thiên Đức làm xét nghiệm test nhanh dương tính, sau đó được lấy mẫu khẳng định, kết quả dương tính.

    3) N.T.T, Nam, sinh năm 2002,

    - Địa chỉ: Minh Khai, Hai Bà Trưng.

    - Dịch tễ: Ngày 27/8, BN xuất hiện sốt, ho đờm, đau rát họng. Ngày 02/9, được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    4) N.T.H, Nữ, sinh năm 1984,

    - Địa chỉ: Minh Khai, Hai Bà Trưng.

    - Dịch tễ: Ngày 01/9, BN xuất hiện sốt, đau đầu, ho, đau rát họng. Ngày 02/9, được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    5) P.T.Đ.T, Nữ, sinh năm 1964,

    - Địa chỉ: Minh Khai, Hai Bà Trưng.

    - Dịch tễ: Ngày 26/8, BN xuất hiện sốt, ho, đau rát họng, tức ngực. Ngày 02/9, được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    Theo Sở Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-03T06:09:00

    Bản đồ màu về dịch COVID-19 ở Hà Nội

    Như đã thông tin, ngày 2/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã thống nhất với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3.

    Trong đó, thiết lập 3 vùng theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

    Theo phương án này, việc phân vùng theo hướng các vùng nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), vùng phía Bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía Tây, phía Nam thành phố (sản xuất nông nghiệp).

    Trên cơ sở phân vùng, đánh giá các khu vực có nguy cơ rất cao “vùng đỏ” để tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc “ai ở đâu ở đó” để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để,

    Tại các khu vực nguy cơ cao “vùng cam” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh” điều chỉnh các biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 (15+) của Thủ tướng để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực “vùng đỏ”, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, phù hợp tình hình dịch bệnh.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Hà Nội thêm 30 ca mắc, trong đó Thanh Xuân 13 ca - Ảnh 1.

    Ngoài ra, theo Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 (Quyết định 2686) của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành "Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 có nêu cụ thể 4 mức độ nguy cơ được thể hiện trên bản đồ chống dịch tương ứng với các màu sắc, cụ thể:

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Hà Nội thêm 30 ca mắc, trong đó Thanh Xuân 13 ca - Ảnh 2.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Hà Nội thêm 30 ca mắc, trong đó Thanh Xuân 13 ca - Ảnh 3.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Hà Nội thêm 30 ca mắc, trong đó Thanh Xuân 13 ca - Ảnh 4.

    Theo Tiền phong.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-03T07:09:00

    Từ nay đến 15-9, nơi có nguy cơ cao sẽ xét nghiệm Covid-19 tại nhà ít nhất 3 lần

    Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Công điện số 1305/CĐ-BYT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19.

    Trong đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch Covid- 19.

    Với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16: Bộ trưởng đề nghị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xét nghiệm trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách.

    "Tiếp tục tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ để đảm bảo giá trị và tiến độ xét nghiệm" - công điện nêu.

    Đến ngày 15-9, tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, cần lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần); lấy mẫu đơn kháng nguyên nhanh hoặc lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình;

    Tại các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác, lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần); lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình;

    Thực hiện nghiêm các nội dung theo công điện của Bộ Y tế về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, trong đó đặc biệt lưu ý việc đánh giá tình hình dịch để phân loại các khu vực theo mức độ nguy cơ để triển khai thực hiện việc xét nghiệm thần tốc.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Từ nay đến 15/9, nơi có nguy cơ cao sẽ xét nghiệm tại nhà 2-3 ngày/lần - Ảnh 1.

    Tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, cần lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần). Ảnh minh họa.

    Tiếp tục xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.

    Thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động (là các trường hợp có nguy cơ cao) tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cung cấp dịch vụ thiết yếu.

    Đặc biệt, trong công điện này, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương xem xét, tổ chức thực hiện việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế.

    Với các địa phương không thực hiện Chỉ thị 16, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, khu công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm để chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh lây lan rộng.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 3/9: Từ nay đến 15/9, nơi có nguy cơ cao sẽ xét nghiệm tại nhà 2-3 ngày/lần - Ảnh 2.

    Bộ Y tế yêu cầu thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tại cộng đồng. Ảnh minh họa.

    Bộ Y tế đề nghị căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động sàng lọc, giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng và tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm theo chỉ định của cơ quan y tế và trả kết quả xét nghiệm chậm nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy mẫu bệnh phẩm. Áp dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp.

    Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tại cộng đồng để có biện pháp đáp ứng khoanh vùng, cách ly kịp thời, không để lây lan cộng đồng.

    Thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu toàn bộ hoặc đại diện thành viên nhà ở, hộ gia đình, trong phòng là người có tần suất tiếp xúc nhiều bên ngoài (thuộc nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, nhân viên ngân hàng, tiếp thị, người làm việc trong chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, người giao hàng...) và người sống ở khu vực nguy cơ tập trung đông người nguy cơ cao (nhà trọ, khu dân cư mật độ dân số cao...).

    Thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động (là các trường hợp có nguy cơ cao) tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cung cấp dịch vụ thiết yếu. Tần suất lấy mẫu trong khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện theo văn bản số 2787 của Bộ Y tế.

    Tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, khu công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm để chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh lây lan rộng.

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-03T11:09:00

    Cả nước ghi nhận thêm 14.894 ca trong ngày, trong đó TP.HCM với hơn 8.000 ca

    Tính từ 17h ngày 02/9 ĐÊN 17H NGÀY 03/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 14.894 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (8.499), Bình Dương (3.676), Đồng Nai (986), Long An (564), Tây Ninh (267), Tiền Giang (154), Kiên Giang (104), Đồng Tháp (82), Đà Nẵng (81), Bình Thuận (75), An Giang (62), Khánh Hòa (61), Hà Nội (58), Bà Rịa - Vũng Tàu (39), Nghệ An (37), Quảng Ngãi (24), Phú Yên (19), Bình Định (17), Thanh Hóa (15), Cần Thơ (10), Gia Lai (10), Đắk Nông (9), Bình Phước (8 ), Vĩnh Long (8 ), Trà Vinh (5), Hà Tĩnh (5), Bến Tre (5), Cà Mau (4), Quảng Nam (3), Nam Định (2), Bạc Liêu (2), Bắc Ninh (1), Hậu Giang (1), Bắc Giang (1) trong đó có 9.275 ca trong cộng đồng. 

     - Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.708 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 2.536 ca, Bình Dương giảm 828 ca, Đồng Nai tăng 183 ca, Long An giảm 19 ca, Tây Ninh tăng 205 ca.

    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 501.649 ca nhiễm, đứng thứ 53/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.103 ca nhiễm). - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 497.391 ca, trong đó có 267.894 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 11.344.

    - Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 308 ca. 

    Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (250), Bình Dương (44), Đồng Tháp (5), Hà Nội (2), Đắk Lắk (2), Tiền Giang (2), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Khánh Hòa (1). 

    - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ