Cập nhật lúc 14:36 - 17/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 27/8: TPHCM 1.117.000 mẫu xét nghiệm phát hiện 42.400 trường hợp F0

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-08-26T15:08:00

    TP.HCM lấy gần 950.000 mẫu test nhanh, hơn 32.000 mẫu dương tính

    Chiều tối 26/8, Thủ tướng Chính phủ họp trực tuyến với lãnh đạo 312 phường, xã của TP.HCM từ trụ sở UBND TP. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết từ 23/8 đến 25/8, thành phố đã lấy 947.000 mẫu test nhanh ở vùng đỏ, cam, đạt kết quả như kế hoạch.

    Trong số đó có 32.700 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 3,4%. Tuy nhiên, vẫn còn một số quận, huyện vùng vàng, xanh triển khai xét nghiệm chậm, có nơi đạt tỷ lệ chưa tới 50%. Đây là hạn chế phải tập trung giải quyết thời gian tới.

    Về vaccine, đến 26/8, TP.HCM đã tiêm 5,6 triệu liều. Những ngày gầy đây, số lượng tiêm vaccine rất thấp, chỉ 55.000 liều/ngày. Đây cũng là vấn đề mà các địa phương phải tập trung tuyên truyền, vận động, tổ chức để triển khai tốt hơn thời gian tới.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-26T16:08:00

    Đưa 2.000 người dân ở nhà lụp xụp, ven kênh về nơi ở an toàn tránh dịch COVID-19

    Tính đến 18 giờ ngày 26/8, đã có trên 600 người trong số 2.000 người dân sống tại các khu trọ, nhà lụp xụp, nhà trên ven kênh, hẻm sâu và đặc biệt là hộ gia đình có người trên 65 tuổi, bệnh lý nền thuộc các Phường 12 và 27 (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) đã được dời về ở tại Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa và Khu chung cư 1050, quận Bình Thạnh để đảm bảo phòng, chống dịch và an sinh xã hội trong những ngày giãn cách xã hội theo yêu cầu “ai ở đâu, ở yên đó”.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 27/8: TP.HCM đẩy nhanh xét nghiệm diện rộng, sơ tán dân nếu cần - Ảnh 1.

    Người dân được đưa về ở tại Nhà nghỉ Công đoàn Thanh Đa.

    Tham gia hỗ trợ người dân di dời về nơi ở mới khang trang, sạch đẹp, bảo đảm về vệ sinh, môi trường và giãn cách xã hội để phòng dịch có các lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương; lực lượng bộ đội tăng cường, thanh niên, phụ nữ tình nguyện của phường, quận thực hiện khẩn trương, nhịp nhàng.

    Ngoài chỗ ở, mỗi người dân còn được hỗ trợ 500.000 đồng tiền mặt, túi an sinh, tiêm vaccine phòng COVID-19 và hàng ngày được chính quyền địa phương cung cấp suất ăn, lương thực thực phẩm cho đến hết 15/9.

    Theo ông Đinh Khắc Huy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, để làm được điều này, chính quyền địa phương cùng mặt trận và các đoàn thể đã khảo sát liên tục trong nhiều ngày qua; đồng thời, tham khảo ý kiến của các hộ gia đình về việc dời về nơi ở mới tạm thời để phòng dịch, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, tạo điều kiện để chăm lo cuộc sống của người dân được tốt hơn.

    Ông Huy cho biết, các hộ đồng ý thì địa phương mới hỗ trợ di dời và đợt di dời này khoảng 2.000 người sẽ được thực hiện trong 3 ngày 26, 27 và 28/8. Việc di dời không chỉ đảm bảo người dân được hỗ trợ về đời sống, chăm lo về y tế mà còn hạn chế tối đa việc lây nhiễm và tử vong do dịch COVID-19.

    Theo Báo tin tức/TTXVN.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-26T16:08:00

    Thủ tướng: TP.HCM đẩy nhanh xét nghiệm diện rộng, sơ tán dân nếu cần

    Sáng 26/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã chia làm 6 tổ để đi kiểm tra các xã, phường trên địa bàn thành phố. 

    Thủ tướng đặc biệt lưu ý nhiệm vụ xét nghiệm thần tốc toàn thành phố sao cho khoa học, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ông nhắc nhở đây là chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt và yêu cầu "không chập chờn".

    "Để giảm tử vong trước hết phải giảm F0. Muốn giảm F0 phải giảm nguồn lây, muốn giảm nguồn lây thì phải phát hiện ra nguồn lây thật nhanh. Muốn vậy thì lâm sàng không phát hiện được mà phải xét nghiệm", Thủ tướng lý giải.

    Sau khi xét nghiệm, địa phương phải phân loại được F0 để chăm sóc, điều trị phù hợp.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 27/8: TP.HCM đẩy nhanh xét nghiệm diện rộng, sơ tán dân nếu cần - Ảnh 1.

    Thủ tướng trong buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các xã, phường trên địa bàn thành phố . Ảnh: Thuận Thắng.

    Một vấn đề khác được Thủ tướng đề cập là sơ tán dân ở khu vực đông dân cư. Ví dụ ở Bắc Giang, mấy chục nghìn người tập trung ở một chỗ dẫn đến lây nhiễm. Do đó, Thủ tướng đã bàn với Quân khu 3 để hành quân đi nơi khác, nhường chỗ cho người dân.

    "Chỗ nào cần sơ tán thì sơ tán. Có thể sơ tán ra huyện Cần Giờ. Nghiên cứu thấy tốt thì làm, thí điểm chưa tốt thì rút kinh nghiệm từng bước. Phát huy tinh thần chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, phát huy sáng tạo của mỗi người dân", ông nói.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-26T16:08:00

    Bình Dương chuẩn bị phương án ứng phó cấp độ cao hơn với dịch COVID-19

    Tối 26/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương thông tin: Trong ngày, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 4.868 ca mắc COVID-19 mới, tăng 17,9% so với ngày 25/8. Trong đó, số ca mắc tập trung nhiều nhất trong khu phong tỏa (55%) và sàng lọc cộng đồng (37%),  số còn lại được phát hiện trong khu cách ly tạm thời. Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 86.050 ca mắc COVID-19.

    Theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, qua lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 và đợt 3 (từ ngày 2/8 đến nay) cho 1.549.913 người đã ghi nhận có 41.443 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ( tỷ lệ hơn 2,6%).

    Trước tình hình ghi nhận hàng ngàn ca mắc mới mỗi ngày và dự báo dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày 26/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp khẩn triển khai kế hoạch ứng phó với dự báo số ca mắc có thể lên đến 150.000 ca trong thời gian tới.

    Tại buổi họp chống dịch, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành cần nhanh chóng, chủ động kế hoạch ứng phó trước tình hình số ca mắc tăng nhanh. 

    Theo đó, tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tập trung huy động nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, sự điều phối bảo đảm khoa học, đạt hiệu quả cao để triển khai phương án và giải pháp chống dịch.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 27/8: TP.HCM đẩy nhanh xét nghiệm diện rộng, sơ tán dân nếu cần - Ảnh 1.

    Đội thanh niên tình nguyện thuộc Tỉnh đoàn Bình Dương hỗ trợ ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm tại "vùng đỏ" của 15 phường trên địa bàn thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên.

    Ngoài ra, tỉnh Bình Dương kêu gọi các doanh nghiệp khác vào cuộc hỗ trợ mở thêm nhiều bệnh viện dã chiến mới để đáp ứng thu dung, điều trị các ca F0 đang gia tăng; huy động toàn bộ lực lượng y, bác sĩ, nhân viên y tế của tỉnh tham gia chống dịch tại các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến và khu cách ly. 

    Tỉnh yêu cầu ngành y tế phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị xây dựng phương án có thể ghi nhận 150.000 F0 để tính toán tổng thể nguồn nhân lực, bổ sung thêm trang thiết bị y tế, lực lượng y, bác sĩ… nhằm chủ động công tác điều trị.

    Theo Báo tin tức/TTXVN.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-27T01:08:00

    Sáng 27/8: Gần 5.200 ca COVID-19 nặng đang điều trị

    Đến nay, Việt Nam ghi nhận 392.938 ca mắc COVID-19, đã có 188.488 bệnh nhân khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có đến gần 5.200 ca nặng. Từ hôm nay đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào điều trị F0 trong cộng đồng.

    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 392.938 ca COVID-19, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.997 ca nhiễm).

    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

    + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 388.814 ca, trong đó có 185.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    + Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang.

    + Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ.

    + 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (194.100), Bình Dương (86.050), Đồng Nai (20.471), Long An (19.495), Tiền Giang (8.509).

    Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

    1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

    - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 18.567 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 188.488 ca.

    2. Theo tống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.184 ca, trong đó:

    - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.223

    - Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.082

    - Thở máy không xâm lấn: 85

    - Thở máy xâm lấn: 765

    - ECMO: 29

    3. Số bệnh nhân tử vong: Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 9.667 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    Tình hình xét nghiệm

    - Trong 24 giờ qua đã thực hiện 466.305 xét nghiệm cho 596.487 lượt người.

    - Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 10.836.663 mẫu cho 29.983.657 lượt người.

    Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

    Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 18.522.203 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.382.658 liều, tiêm mũi 2 là 2.139.545 liều.

    Theo Sức khỏe và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-27T03:08:00

    Xét nghiệm hơn 800 người lang thang ở TPHCM, phát hiện 69 F0

    Tối 26/8, báo cáo tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch TPHCM, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết từ ngày 23/8, lực lượng Công an đã tập trung thực hiện nhiệm vụ tập trung người lang thang, cơ nhỡ trên địa bàn TPHCM để chăm sóc, phòng tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

    Tính đến ngày 26/8, lực lượng công an đã phát hiện hơn 800 người sống lang thang và đã tiến hành xét nghiệm sàng lọc. Kết quả là phát hiện có 69 trường hợp dương tính.

    Các F0 đã được đưa đi cách ly, điều trị. Những trường hợp còn lại được đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 27/8: Gần 200.000 ca đã bệnh đã được điều trị khỏi, gần 5.200 ca nặng đang điều trị - Ảnh 1.

    Xét nghiệm hơn 800 người lang thang ở TPHCM, phát hiện 69 F0. Ảnh minh họa.

    Theo Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, đáng lo ngại là TPHCM có khoảng 100 người nước ngoài đang sống lang thang nhưng việc tập trung để xét nghiệm, chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn.

    Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Công an đề nghị, Công an TPHCM xuống tăng cường tại các xã, phường phải nắm chắc người có điều kiện kinh tế, người có thể đứt bữa… để tham mưu cho chính quyền cơ sở thực hiện hỗ trợ kịp thời.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-27T03:08:00

    Thêm hơn 1,4 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca về TPHCM

    Sáng 27/8, AstraZeneca cho biết đã chuyển thêm hai lô vắc xin phòng COVID-19 về Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng số 1.442.300 liều. Đây là lần giao vắc xin thứ 10 và 11, và với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều vắc xin COVID-19 giữa Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.

     Đây là lần giao vắc xin thứ 10 và 11 lớn nhất từ trước đến nay.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 27/8: Gần 200.000 ca đã bệnh đã được điều trị khỏi, gần 5.200 ca nặng đang điều trị - Ảnh 1.

    Hiện, Hợp đồng này đã mang về cho Việt Nam gần 8,2 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, trên tổng số gần 17 triệu liều vắc xin này tại Việt Nam, được cung cấp qua Hợp đồng với VNVC, Cơ chế COVAX và viện trợ giữa chính phủ các nước. Vắc xin của AstraZeneca hiện chiếm khoảng 64% nguồn cung vắc xin COVID-19 trên cả nước.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-27T06:08:00

    TP.HCM: Đã tiêm hơn 5,6 triệu liều vắc xin, 62.904 F0 đang cách ly tại nhà

    Trưa 27-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, hiện các bệnh viện đang điều trị 37.993 bệnh nhân, trong đó có 2.321 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.697 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO.

    Trong ngày 26-8 có 242 trường hợp tử vong vì COVID-19; 2.121 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số xuất viện cộng dồn từ đầu năm đến nay là 97.719 bệnh nhân.

    TP đang tiếp tục tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân dựa theo sự tự nguyện. Tính đến hết ngày 26-8, tổng số liều vắc xin đã tiêm là 5.627.728, trong đó tổng số mũi 1 là 5.390.903, mũi 2 là 236.825. Riêng người trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 573.771 liều.

    Theo Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 (thuộc Trung tâm Phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia), hiện số dân từ 18 tuổi trở lên tại TP.HCM là gần 7 triệu người. Như vậy, tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 tại TP đạt gần 80%, còn mũi 2 là 3,3%.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 27/8: Hơn 5,6 triệu liều vắc xin đã được tiêm, 62.904 F0 đang cách ly tại nhà ở TP.HCM - Ảnh 1.

    Hiện TP lấy mẫu toàn dân tại vùng đỏ, vùng cam bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh, với gần 1 triệu mẫu tính đến ngày 26-8; thực hiện mẫu gộp tại các vùng vàng, vùng xanh. Dự kiến số mẫu phải lấy ở vùng cam, vùng đỏ là khoảng 2 triệu người.

    Số ca F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 62.904 người, trong đó có 39.245 ca F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 23.659 ca F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số ca F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 15.854 người.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-27T06:08:00

    Thủ tướng: Bình Dương cố gắng trở lại bình thường mới vào 15/9

    Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bình Dương đánh giá kết quả sau 4 ngày tăng cường giãn cách xã hội, ông nhấn mạnh tỉnh phải đặt mục tiêu trở lại bình thường mới vào 15/9.

    "Làm sao giãn cách thật nghiêm, chắc chắn, cố gắng 15/9 tỉnh phải trở lại hoạt động bình thường trong tình hình mới. Nếu giữ đà này, làm nghiêm như thời gian vừa qua tôi tin chắc là được", Thủ tướng đặt ra mục tiêu trong cuộc họp với UBND tỉnh Bình Dương cùng 100 điểm cầu ở xã, phường trưa 27/8.

    Ông nhấn mạnh tinh thần lấy xã, phường làm "pháo đài", là chủ thể tập trung chống dịch trong tăng cường giãn cách. Đó là lý do Thủ tướng quyết định làm việc với từng xã, phường.

    Cũng trong buổi làm việc với tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ông Võ Văn Minh báo cáo với Thủ tướng, tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, dự kiến lên 150.000 F0, trong khí đó tỉnh đang gặp nhiều khó khăn về mọi mặt.

    Thời gian tới, nhiều đoàn chi viện kết thúc hỗ trợ Bình Dương, tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Như hiện tại, Bình Dương thiếu hụt nhân lực cho 100 trạm y tế lưu động (mỗi trạm 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng) để ứng cứu ngoại viện cho người dân cần hỗ trợ. Bình Dương đề nghị Bộ Y tế, các địa phương xem xét tiếp tục chi viện cho tỉnh.

    Người đứng đầu UBND tỉnh Bình Dương cũng đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục hỗ trợ 50 bác sĩ hồi sức cấp cứu, 50 bác sĩ chuyên khoa, 100 điều dưỡng hồi sức, cấp cứu có kinh nghiệm; 100 điều dưỡng, kỹ thuật viên. Hỗ trợ 10 máy thở xâm lấn, 20 máy thở không xâm lấn, 2 hệ thống oxy dòng cao, 4 máy X-Quang di động, 100 máy SpO2 cầm tay.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-27T07:08:00

    Trưa 27/8, Hà Nội thêm 32 ca mắc Covid-19, có 18 ca tại cộng đồng

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo trong sáng nay (27/8), ghi nhận 32 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 18 ca tại cộng đồng, 14 ca ghi nhận khi đã cách ly.

    Trong đó 18 ca tại cộng đồng ở các quận huyện: Hoàng Mai (7); Thanh Xuân (5); Thanh Trì (3); Nam Từ Liêm (1); Long Biên (1); Mê Linh (1) với các chùm ca bệnh: Sàng lọc ho sốt (2); Chùm F1 của ho sốt cộng đồng (9), Chùm liên quan TP.HCM (7). 

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 2.874 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.502 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.372 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-27T12:08:00

    Ngày 27/8 thêm 12.901 ca mắc COVID-19, riêng TPHCM 5.383 bệnh nhân

    Tối 27/8, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.920 ca nhiễm mới với 19 ca nhập cảnh và 12.901 ca trong nước (6.627 ca cộng đồng). Ngày 27/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương đăng ký bổ sung 4.508 ca được lấy mẫu từ các ngày trước đó trên trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.

    Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.332 ca. Tại TPHCM tăng 1.449 ca, Bình Dương giảm 681 ca, Đồng Nai tăng 253 ca, Long An tăng 5 ca, Tiền Giang giảm 42 ca.

    Cụ thể số ca mắc ngày 27/8:

    TPHCM (5.383), Bình Dương (4.187), Đồng Nai (996), Long An (454), Tiền Giang (312), Đà Nẵng (202), Tây Ninh (132), Khánh Hòa (131), Quảng Bình (125), Đồng Tháp (122), An Giang (91), Bình Thuận (87), Hà Nội (77), Cần Thơ (72), Thừa Thiên Huế (70), Đắk Lắk (63), Bà Rịa - Vũng Tàu (59), Nghệ An (57), Bến Tre (31), Bình Định (29), Thanh Hóa (28), Kiên Giang (28), Phú Yên (21), Trà Vinh (19), Bình Phước (17), Hậu Giang (15), Vĩnh Long (14), Quảng Trị (13), Quảng Ngãi (9), Sóc Trăng (8 ), Cà Mau (8 ), Ninh Thuận (6), Hà Tĩnh (6), Quảng Nam (5), Ninh Bình (5), Hà Nam (4), Gia Lai (4), Sơn La (3), Bạc Liêu (3), Bắc Ninh (2), Bắc Giang (2), Hải Dương (1).

    Bộ Y tế cho biết kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 410.366 ca nhiễm, đứng thứ 63/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 166/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.174 ca nhiễm).

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-27T13:08:00

    TPHCM: 1.117.000 mẫu xét nghiệm phát hiện 42.400 trường hợp F0

    Tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn (chiều 27/8) BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế, TPHCM cho biết, trong 5 ngày qua, ngành y tế xét nghiệm ngoài cộng đồng 1.117.000 mẫu, trong đó phát hiện 42.400 trường hợp F0. Tỷ lệ F0 chiếm 3,5% khi xét nghiệm cộng đồng ở vùng nguy cơ cao trên địa bàn thành phố.

    Theo đại diện Sở Y tế, trong thời gian thực hiện siết chặt giãn cách xã hội, ngành y tế đã tăng cường xét nghiệm để phát hiện F0 trong cộng đồng. Công tác xét nghiệm đang được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với tình hình từng địa phương. Qua phân tích, ngành y tế sẽ phân loại để phân bổ bệnh nhân ở các tầng điều trị, chăm sóc phù hợp, với mục tiêu cao nhất là hạn chế thấp nhất tử vong.

    Theo ông Hưng, tỷ lệ F0 khi xét nghiệm cộng đồng là 3,5% được xem là tín hiệu có thể chấp nhận được. Đây là con số nằm trong dự báo khi tăng cường xét nghiệm. Việc tăng cường xét nghiệm đang kéo theo sự gia tăng của F0 trong cộng đồng, ngành y tế đang tăng cường các giải pháp hỗ trợ điều trị cho người bệnh.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ