Cập nhật lúc 14:23 - 17/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Việt Nam ghi nhận kỷ lục 11.321 ca mắc COVID-19, 7.428 ca cộng đồng

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-08-20T17:08:00

    1.000 quân nhân từ Hà Nội vào TP.HCM bằng máy bay

    Lãnh đạo Cục Vận tải (Tổng cục Hậu cần) cho biết từ nay đến ngày 23/8, các chuyến bay dân dụng sẽ đưa 1.000 quân nhân từ Hà Nội vào TP.HCM. Số quân nhân này là y bác sĩ, giảng viên và học viên của Học viện Quân y.

    Dự kiến, chuyến bay đầu tiên sẽ khởi hành vào ngày 21/8 và các chuyến bay còn lại vào ngày 23/8.

    Trước đó, ngày 19/8, Cục Hậu cần Quân khu 7 đã có văn bản yêu cầu các Bộ chỉ huy quân sự Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và các sư đoàn, lữ đoàn thuộc quân khu rà soát lại lực lượng quân y, điều động 2/3 lực lượng này đến TP.HCM để tham gia chống dịch.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T18:08:00

    Người dân TP.HCM không tự đi chợ, nhu yếu phẩm được phân phối tận nhà

    Trong 2 tuần tới đây, 100% nhu yếu phẩm cho người dân TP.HCM do lực lượng chức năng đảm nhiệm phân phối.

    Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết từ ngày 23/8, người dân thành phố bảo đảm việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp, phường/xã/thị trấn cách ly phường/xã/thị trấn.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Người dân TP.HCM không tự đi chợ, nhu yếu phẩm được phân phối tận nhà - Ảnh 1.

    TP.HCM sẽ cấp nhu yếu phẩm tận nhà để người dân không phải ra ngoài đi chợ trong 2 tuần tới. Ảnh: UBMTTQVN TP.HCM cung cấp.

    Thành phố dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn...) mỗi ngày.

    Cũng theo lãnh đạo TP.HCM, địa phương sẽ triển khai việc không phát phiếu đi chợ trong thời gian tới. Thành phố đang chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp các quận/huyện/thành phố Thủ Đức và triển khai xuống phường/xã để thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng như khảo sát nhu cầu của người dân; từ đó, siết chặt hơn một bước, không để người dân tự đi chợ mà tổ chức "cung ứng" theo 2 hình thức: Trả tiền và hỗ trợ miễn phí.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T18:08:00

    Bình Dương 'khóa chặt' 11 phường trong 15 ngày

    Ngày 20/8, Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu địa phương này phải "khoá chặt" 11 phường “vùng đỏ" có số ca F0 tăng cao tại TP Thuận An và thị xã Tân Uyên trong vòng 15 ngày để thực hiện xét nghiệm, sàng lọc bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

    "Vùng đỏ" bao gồm 4 phường thuộc TP Thuận An: Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa; 7 phường thuộc thị xã Tân Uyên: Uyên Hưng, Hội Nghĩa, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp phải thực hiện theo nguyên tắc "khoá chặt 24/24h", không cho người dân ra khỏi nhà, "ai ở đâu ở yên đó" bắt đầu từ ngày 22/8.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Người dân TP.HCM không tự đi chợ, nhu yếu phẩm được phân phối tận nhà - Ảnh 1.

    Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu trong 11 phường có “nhà xanh, điểm xanh”, địa phương phải có phương án tổ chức khóa chặt những điểm này để bảo vệ an toàn dịch bệnh. Chỉ có lực lượng làm nhiệm vụ mới được ra đường.

    Sở Y tế Bình Dương sẽ huy động lực lượng lấy mẫu trong vòng 5 ngày theo phương án ngày 1,3,5 (ngày 1,3 sử dụng phương pháp test nhanh kết hợp PCR, ngày 5 xét nghiệm PCR để khẳng định); đến từng nhà xét nghiệm và tiêm vaccine cho người dân đối với 11 phường nêu trên.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-20T18:08:00

    Huy động nhân viên y tế của 40 tỉnh chi viện cho TP HCM

    Chính phủ yêu cầu lãnh đạo 40 tỉnh, thành huy động bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tăng cường cho TP HCM và các tỉnh phía Nam. 

    Văn phòng Chính phủ nêu rõ đây là nhiệm vụ "rất quan trọng, cấp bách".

    Ngày 19/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đã đẩy mạnh đào tạo về hồi sức cấp cứu, thậm chí bổ túc khẩn cấp cho cả bác sĩ chuyên ngành khác. Những ngày tới, Bộ có thể chi viện thêm 3.000 y bác sĩ cho TP HCM và các tỉnh phía Nam.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T02:08:00

    Hà Nội thêm 29 ca dương tính SARS-CoV-2, 20 trường hợp tại quận Đống Đa

    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18h00 ngày 20/8 đến 6h00 ngày 21/8, gồm 18 ca tại cộng đồng và 11 ca trong khu cách ly, phong tỏa.

    Trong 18 ca cộng đồng thì có 11 ca ở Trần Quý Cáp, Văn Miếu được phát hiện thông qua lấy mẫu xét nghiệm ở khu vực nguy cơ cao, xung quanh ghi nhận nhiều ca bệnh dương tính.

    N.Q.T, nam, sinh năm 1981, địa chỉ tại P14, 20D Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    B.T.L, nam, sinh năm 1964, địa chỉ tại 20D Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    P.T.V, nữ, sinh năm 1949, địa chỉ tại 20A Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    V.M.Q, nam, sinh năm 1974, địa chỉ tại 20D Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    N.T.N.C, nữ, sinh năm 1956, địa chỉ tại P17, 20D Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    Đ.K.D, nữ, sinh năm 1956, địa chỉ tại 20D Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    V.Đ.A, nam, sinh năm 2005, địa chỉ tại P18, 20D Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    D.N.Đ.L, nữ, sinh năm 1972, địa chỉ tại 20A Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    N.P.Q, nam, sinh năm 2009, địa chỉ tại 20D Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    T.T.T, nam, sinh năm 2005, địa chỉ tại 1/62 Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa

    N.V.L, nam, sinh năm 1964, địa chỉ tại 47 Thanh Miến, Văn Miếu, Đống Đa

    ...

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T02:08:00

    Hà Nội giãn cách tiếp đến sáng 6.9: Siết chặt việc đi đường

    Theo Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, dù Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phòng, chống dịch, nhưng nguy cơ vẫn rất cao.

    Cụ thể, vẫn còn có F0 trong cộng đồng; dịch bệnh ở phía nam và các tỉnh lân cận vẫn diễn biến phức tạp. Một số mục tiêu của việc giãn cách đặt ra như hạn chế mức thấp nhất người ra đường vẫn chưa đạt được. “Nếu không tiếp tục thực hiện chống dịch quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn nữa, tình hình dịch bệnh vẫn có khả năng bùng phát trên địa bàn TP”, ông Phong nói, và nhấn mạnh mục tiêu giãn cách thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, trọng tâm để bóc tách F0; tăng cường tiêm vắc xin...

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Hà Nội ghi nhận 29 ca mới, trong đó có 18 ca cộng đồng - Ảnh 1.

    Trong thời gian giãn cách, đường phố Hà Nội vẫn rất đông người ra đường. Ảnh minh họa.

    Đáng chú ý, Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thiện các nội dung công việc còn bộc lộ hạn chế trong thời gian vừa qua, như thực hiện giãn cách nhưng trên thực tế lượng người ra đường vẫn còn đông.

    “TP đã giao công an có đánh giá cụ thể về lượng người ra đường, giấy tờ cấp cho người đi đường, đối tượng ra đường để tổng hợp, tham mưu với Sở Chỉ huy phòng, chống dịch về giải pháp phù hợp hơn, sát tình hình thực tiễn hơn, đảm bảo giãn cách quyết liệt, thực chất và hiệu quả hơn nữa”, ông Phong nói.

    Theo Thanh Niên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T04:08:00

    Đà Nẵng quyết định "ai ở đâu thì ở đó" thêm 3 ngày

    Sáng 21-8, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết lãnh đạo TP đã quyết định tiếp tục dừng tất cả hoạt động, thực hiện "ai ở đâu thì ở đó" trong 3 ngày nữa. Thời gian thực hiện bắt đầu kể từ 8 giờ ngày 23-8, tiếp nối sau 7 ngày đã thực hiện biện pháp này.

    Ông Chinh cho hay thông tin này đã được lãnh đạo TP Đà Nẵng báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp vào sáng cùng ngày.

    Việc kéo dài thực hiện "ai ở đâu thì ở đó" thêm 3 ngày nữa nhằm để TP Đà Nẵng tập trung xét nghiệm diện rộng lần thứ 3. Tiếp đó, TP sẽ dựa trên các kết quả xét nghiệm, khoanh vùng dịch bệnh để có các phương án chống dịch phù hợp trong thời gian tới.

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T06:08:00

    60 tổ quân y lưu động bay vào tiếp ứng miền Nam chống dịch

    Sáng nay (21/8), Học viện Quân y tổ chức lễ xuất quân cho 295 cán bộ, bác sĩ, học viên của Học viện tăng cường vào TPHCM và các tỉnh phía Nam chống dịch COVID-19.

    Đoàn công tác do Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Hệ trưởng Hệ sau Đại học làm Trưởng đoàn, trong đó có 113 bác sĩ là học viên sau đại học đang học tập tại Học viện Quân y, 2 cán bộ và 180 học viên năm thứ tư. Sau khi vào phía Nam, đoàn sẽ chia thành 60 tổ quân y lưu động (mỗi tổ gồm 2 bác sĩ và 3 học viên).

    Tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, đoàn công tác có nhiệm vụ hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị liên quan làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng cơ động dưới sự chỉ đạo, điều phối của Sở chỉ huy phòng, chống dịch phía Nam.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Hà Nội ghi nhận 29 ca mới, trong đó có 18 ca cộng đồng - Ảnh 1.

    Công việc cụ thể của 60 tổ quân y lưu động là tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, tiêm phòng vắc xin, quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh thông thường; quản lý, chăm sóc các trường hợp F0, cách ly, điều trị tại gia đình; phối hợp vận chuyển, chuyển tuyến khi có yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T06:08:00

    TPHCM dốc toàn lực cứu F0, hy vọng sớm giảm số ca tử vong

    Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM tối 20/8 cho biết, trong ngày tiếp tục ghi nhận thêm 3.375 ca mới mắc COVID-19. Đến nay thành phố đã có 167.717 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Các bệnh viện hiện đang điều trị 33.646 bệnh nhân. Toàn thành phố đang có 40.451 người cách ly, điều trị tại nhà. Trong đó, 19.243 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 21.208 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 14.015 người.

    Số lượng F0 cách ly theo dõi tại nhà tăng quá nhanh trong thời gian ngắn đang khiến thành phố phải căng mình triển khai các giải pháp để hỗ trợ. Tuy nhiên, tình trạng người dân vẫn chưa tiếp cận được với dịch vụ y tế khi bệnh chuyển nặng trong thời gian cách ly tại nhà vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Nhiều người tử vong vì COVID-19 do không được điều trị kịp thời, không ít người tử vong vì các bệnh lý khác.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Hà Nội ghi nhận 29 ca mới, trong đó có 18 ca cộng đồng - Ảnh 1.

    Tại các bệnh viện điều trị COVID-19 ở các tầng khác nhau, các bác sĩ đang nỗ lực hết sức để cứu chữa ca bệnh nặng, bệnh rất nặng và nguy kịch. BSCKI Lý Quốc Công, Trưởng Khoa Lâm sàng (Bệnh viện Dã chiến số 3) cho biết, phòng Cấp cứu và Hồi sức ban đầu dự tính chỉ khoảng 25 giường. Tuy nhiên, trước tình hình số ca bệnh trở nặng tăng cao, bệnh viện đã chủ động nâng số giường thở oxy lên gần 100 giường.

    Bệnh COVID-19 có đặc thù là chuyển biến nhanh, nhu cầu về oxy và máy thở cần phải đáp ứng khẩn cấp nên lượng oxy luôn phải chuẩn bị đầy đủ. Các y bác sĩ tại đây hàng ngày điều trị kết hợp động viên tâm lý. Ngoài ra, bệnh nhân còn được đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, số bệnh nhân đã được xuất viện tại Bệnh viện Dã chiến số 3 đến nay đã hơn 4.000 người. Tuy nhiên, bệnh viện đang có 66 ca phải thở oxy, trong đó có 10 ca phải thở oxy dòng cao (HFNC).

    Điểm nóng của điều trị COVID-19 hiện đang diễn ra tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 tại Thành phố Thủ Đức. Tối 20/8, trao đổi với phóng viên Báo Tiền Phong, TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 cho biết: Hiện bệnh viện đã đưa 700 giường đi vào hoạt động và đang điều trị cho hơn 720 bệnh nhân. Nỗ lực của toàn bệnh viện đã giúp rất nhiều người bệnh vượt qua nguy kịch được xuất viện hoặc chuyển xuống tầng bệnh nhẹ để tiếp tục theo dõi, điều trị.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T06:08:00

    Người dân TP.HCM đội nắng xếp hàng mệt nhoài từ sáng đến trưa để vào siêu thị mua thực phẩm, nhất quyết không về

    Sau khi TP.HCM thông tin về các giải pháp chống dịch COVID-19 mới nhất, trong đó có chỉ đạo "ai ở đâu ở yên đó" từ ngày 23/8, rất nhiều người dân mang tâm lý lo sợ thiều đồ ăn đã tìm đến các siêu thị lớn, nhỏ ở các địa phương để tích trữ lương thực, thực phẩm dùng cho nhiều ngày.

    Tại các hệ thống siêu thị lớn trên địa bàn TP hàng ngàn người dân đổ dồn về xếp hàng chờ đợi để mua sắm, tào ra tình cảnh hỗn loạn, đông đúc.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Hà Nội ghi nhận 29 ca mới, trong đó có 18 ca cộng đồng - Ảnh 1.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Hà Nội ghi nhận 29 ca mới, trong đó có 18 ca cộng đồng - Ảnh 2.

    Dòng người xếp hàng chờ vào siêu thị sáng 21/8.

    Để hạn chế lượng khách tập trung, một số siêu thị đã ngừng hoạt động giữ xe. Tuy vậy, lượng xe máy tập trung ở bên ngoài vẫn dày đặc. Công an địa phương cũng phải có mặt để làm nhiệm vụ giữ an ninh trật tự.

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T06:08:00

    Quân đội hỗ trợ Bình Dương, chuẩn bị kịch bản 100.000 ca nhiễm

    Bình Dương đang là điểm nóng của dịch Covid-19 tại khu vực phía Nam, chỉ đứng sau TP.HCM. Với số ca nhiễm tăng nhanh mỗi ngày, địa phương này đã lên kịch bản 100.000 ca nhiễm.

    Đại tá Đinh Trọng Cơ, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương, cho biết hiện lực lượng quân sự tỉnh đã hoàn thành các điểm cách ly, bảo đảm kịch bản khi số ca mắc Covid-19 trong toàn tỉnh tăng lên 100.000.

    "Quân đội đã xây dựng xong hệ thống khu cách ly và bệnh viện dã chiến nhằm đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 theo tháp 3 tầng do Bộ Y tế hướng dẫn", ông Cơ nói.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Hà Nội ghi nhận 29 ca mới, trong đó có 18 ca cộng đồng - Ảnh 1.

    Trước đó, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương cho biết những ngày qua, số ca F0 trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu tăng nhanh là do tỉnh đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng đợt 2 trong cộng đồng. Dự kiến số ca F0 trong những ngày tới ở Bình Dương còn tăng cao.

    Theo ông Chương, số bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện, khỏi bệnh trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng tăng nhanh nhưng kết quả chưa đồng đều. Bình Dương tập trung thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm, cấp thiết như bảo vệ “vùng xanh”, tấn công “vùng đỏ”; thực hiện nghiêm giãn cách xã hội; chăm lo an sinh xã hội cho người dân, tăng cường xét nghiệm; ưu tiên giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển biến nặng và số ca tử vong.

    Về chiến lược xét nghiệm, Bình Dương vẫn triển khai xét nghiệm diện rộng nhằm quét sạch, “khóa chặt” F0 ở "vùng đỏ", tiến tới xanh hóa “vùng vàng” và bảo vệ “vùng xanh” an toàn.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T06:08:00

    TP HCM kêu gọi người dân hãy bình tĩnh, không thu gom hàng hóa

    Sáng 21-8, người dân TP HCM đã ra đường rất đông để mua sắm, tích trữ hàng hoá. Lãnh đạo TP HCM cam kết sẽ cung ứng đầy đủ cho người dân trong thời gian thực hiện các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19.

    Thực tế cho thấy, sau khi có thông tin TP HCM tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp nhằm tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch Covid-19 bắt đầu từ 0 giờ ngày 23-8, đã ghi nhận tình trạng bà con ra đường rất đông để mua sắm, tích trữ hàng hoá.

    Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất trật tự, ảnh hưởng đến việc giãn cách xã hội, đe doạ trực tiếp tới nguy cơ làm làm lây lan mạnh dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: Hà Nội ghi nhận 29 ca mới, trong đó có 18 ca cộng đồng - Ảnh 1.

    Nếu tình trạng này không chấm dứt sẽ không thể thực hiện được việc kiểm soát dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống dịch.

    TP HCM kêu gọi người dân hãy bình tĩnh, không thu gom hàng hóa. TP HCM cam kết sẽ cung ứng đầy đủ cho người dân trong thời gian thực hiện các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19.

    Lãnh đạo TP HCM đề nghị người dân hãy tin tưởng vào chính sách chăm lo của TP; không tin, không chia sẻ, không bình luận những thông tin sai sự thật. Mong người dân hãy ủng hộ, chung sức cùng TP HCM để cùng vượt qua đại dịch.

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T11:08:00

    Xét nghiệm toàn dân trong '7 ngày vàng', Đà Nẵng phát hiện hàng trăm ca mắc COVID-19

    Ngày 21/8, theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) TP Đà Nẵng: Thực hiện Kế hoạch 152 của UBND TP, đợt 2 TP đã xét nghiệm cho 297.764 lượt người (đạt tỷ lệ 82,8%). Qua đó, phát hiện 96 ca mắc COVID-19. Trong đó khu vực phong tỏa 45 ca, đại diện hộ gia đình 51 ca; không phát hiện ca mắc trong lực lượng phòng, chống dịch các cấp, cung ứng hàng hóa.

    Trước đó, đợt 1 (từ ngày 16/8 – 18/8), toàn TP đã xét nghiệm 360.332 lượt người (đạt tỷ lệ 101,1%). Qua đó phát hiện 142 ca mắc. Trong đó, khu vực phong tỏa 55 ca, đại diện hộ gia đình 81 ca, lực lượng phòng, chống dịch các cấp, cung ứng hàng hóa 6 ca.

    Liên quan đến chuỗi lây nhiễm chợ đầu mối Hòa Cường, CDC TP Đà Nẵng cho biết: Từ khi bắt đầu phát hiện chuỗi lây đã xét nghiệm 11.611 lượt liên quan. Qua đó, phát hiện 217 ca dương tính là tiểu thương, người làm việc tại chợ, 37 ca dương tính là người đi chợ. Ngoài ra còn ghi nhận 445 trường hợp ngoài cộng đồng là F1, trong khu phong tỏa liên quan đến F0 của chợ đầu mối.

    Để công tác lấy mẫu đợt 2 đạt hiệu quả, CDC TP Đà Nẵng đã lưu ý các địa phương bố trí điểm lấy mẫu lưu động đến tận tổ dân phố, thôn để giảm sự đi lại của người dân và đảm bảo vấn đề giãn cách.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T11:08:00

    Từ 0h ngày 23/8, những ai ở TPHCM được ra đường?

    Ngày 21/8, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã ký văn bản khẩn, quy định một số nhiệm vụ về tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

    Theo đó, để tăng cường siết chặt hơn nữa lưu lượng giao thông trên đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội toàn TPHCM theo Chỉ thị số 16, từ 0h ngày 23/8 đến ngày 6/9/2021, tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện phương án "3 tại chỗ" hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” (tối đa 1/4 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị) và phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 10h ngày 23/8.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: TP HCM kêu gọi người dân hãy bình tĩnh, không thu gom hàng hóa - Ảnh 1.

    Một chốt kiểm soát lưu thông, phòng chống COVID-19 tại TP.HCM.

    Các nhóm đối tượng được phép tham gia lưu thông vẫn thực hiện theo công văn số 2718/UBND-VX ngày 15/8, bắt buộc có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định; riêng lực lượng giao hàng sử dụng ứng dụng công nghệ (shipper) tạm ngưng hoạt động tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện như 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn; đối với các quận, huyện còn lại thì shipper chỉ hoạt động trong quận, không chạy liên quận và có dấu hiệu nhận diện riêng theo quy định tại công văn số 2491/UBND-KT.

    TPHCM cũng quy định, các đối tượng được cấp giấy đi đường, gồm Thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp; lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; xử lý hạ tầng kỹ thuật. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị không quá 10%.

    Cơ quan được cấp giấy gồm Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan ban Đảng, đoàn thể, Tổng Công ty trực thuộc TPHCM chịu trách nhiệm cấp giấy cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị quản lý. Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương trú đóng tại TPHCM chịu trách nhiệm cấp giấy cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị quản lý. UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức và các phường, xã, thị trấn cấp giấy cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân thuộc đơn vị, địa bàn quản lý (chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa bàn quản lý).

    Các cơ quan cấp phải thông báo số lượng và ký hiệu về Công an TPHCM để kiểm tra, giám sát. Mẫu giấy đi đường, TPHCM sẽ ban hành kèm theo hướng dẫn. Các ngành có đồng phục ngành và công nhân thực hiện các dịch vụ công ích phải mặc đồng phục. Riêng công chức, viên chức và các nhóm lực lượng tham gia, hỗ trợ phòng chống dịch khác sẽ mặc áo nhận diện do TPHCM cấp.

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T11:08:00

    Ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai, cho con bú

    Ngày 21/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký công văn khẩn về ưu tiên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

    Theo công văn này, nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đơn vị y tế căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn và khả năng cung ứng vaccine Covid-19 để xem xét ưu tiên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú.

    Việc tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai được thực hiện theo quy định của Quyết định 3802 do Bộ Y tế ban hành ngày 10/8, cụ thể: Mọi phụ nữ mang thai và đang cho con bú đều chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 21/8: TP HCM kêu gọi người dân hãy bình tĩnh, không thu gom hàng hóa - Ảnh 1.

    Bộ Y tế đề nghị không tiêm vaccine Sputnik V cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Ảnh minh họa.

    Phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần là đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng, còn phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng trì hoãn tiêm chủng.

    Trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, người tiêm chủng phải hỏi tuổi thai, giải thích nguy cơ, lợi ích và chỉ nên cân nhắc tiêm cho phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần tuổi nếu lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào vơi cả mẹ và thai nhi.

    Nếu phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần tuổi sau khi được giải thích vẫn đồng ý tiêm thì cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa…

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-21T12:08:00

    Tối 21/8, Việt Nam ghi nhận kỷ lục 11.321 ca mắc COVID-19, 7.428 ca cộng đồng

    Tối 21/8, Bộ Y tế cho biết có thêm 11.321 ca nhiễm mới COVID-19 với 22 ca nhập cảnh và 11.299 ca ghi nhận trong nước (7.428 ca trong cộng đồng).

    Cụ thể, tại Bình Dương (4.505), TP. Hồ Chí Minh (4.084), Tiền Giang (589), Đồng Nai (551), Long An (393), Đà Nẵng (197), Đồng Tháp (109), Cần Thơ (100), Tây Ninh (83), Hà Nội (76), Khánh Hòa (76), An Giang (71), Nghệ An (60), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Phú Yên (45), Kiên Giang (43), Bình Thuận (43), Bến Tre (42), Đắk Lắk (32), Quảng Nam (32), Trà Vinh (24), Hậu Giang (12), Gia Lai (11), Lâm Đồng (10), Bình Phước (8 ), Lạng Sơn (7), Cà Mau (6), Thừa Thiên Huế (6), Quảng Bình (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Quảng Ngãi (3), Thanh Hóa (3), Hà Tĩnh (3), Ninh Bình (2), Bắc Giang (2), Nam Định (1), Hải Dương (1), Phú Thọ (1).

    Ngày 21/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương đăng ký bổ sung 2.118 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.

    Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 2.767 ca. Tại Bình Dương tăng 2.400 ca, TP. Hồ Chí Minh tăng 709 ca, Tiền Giang tăng 222 ca, Đồng Nai giảm 135 ca, Long An tăng 26 ca.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ