Biết gọi mẹ trước tháng tuổi này, em bé lớn lên sẽ rất thông minh Moon, Theo Nhịp Sống Việt Chia sẻ Thích Tiêu điểm Hot mom Trầm cảm sau sinh Dạy con kiểu nhật Người nổi tiếng dạy con Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng Mang thai40 tuần thai kỳTháng đầu tiênTháng thứ 2Tháng thứ 3Tháng thứ 4Tháng thứ 5Tháng thứ 6Tháng thứ 7Tháng thứ 8Tháng thứ 9Sức khỏe mẹ bầuSiêu âm thaiTâm lý bà bầuNhững điều nên làmNhững điều nên tránhRắc rối trong thai kỳĐau lưngChuột rútTáo bónRạn daThể dục khi mang thaiBài thể dục cho bà bầuLưu ý khi tập thể dụcMẹ thông tháiChăm con0 đến 3 tháng tuổi3 đến 6 tháng tuổi6 đến 9 tháng tuổi9 đến 12 tháng tuổi1 tới 3 tuổi3 tới 5 tuổiTrên 5 tuổiĂn dặmChăm con bị ốmSai lầm chăm conTư vấn dinh dưỡngTăng chiều cao cho béDạy conDạy con thông minhDạy con kiểu NhậtDạy con kiểu PhápDạy con nên ngườiChia sẻ kinh nghiệmSao Việt dạy conNhững sai lầm cần tránhDạy con trưởng thànhVideoCác cách chăm conKỹ năng cần dạy conVideo về mang thaiGóc hài hướcẢnh đẹp của béẢnh hài hướcNgộ nghĩnh trẻ thơVideo hài hướcDanh sách bác sĩ nhiĐịa chỉ khám thai Trẻ biết nói sớm thể hiện khả năng nhận thức tốt và sớm hơn bạn bè cùng tuổi, chứng tỏ sự phát triển tốt hơn của não bộ. Thay đổi như thế này trong cách nói chuyện với con, bố mẹ sẽ giúp trẻ biết nói nhanh Em bé ngủ say sưa dù đã ra khỏi bụng mẹ, mãi đến khi bác sĩ rạch túi ối mới bàng hoàng biết "nơi ở" của mình bị thay đổi Đối với mọi bà mẹ, lần đầu tiên nghe con cất tiếng gọi "mẹ", đó là khoảnh khắc hạnh phúc không gì so sánh được. Một người mẹ mới đây đã tâm sự: "Hạnh phúc đến phát khóc, ấy là khi lần đầu được nghe con cất tiếng gọi mẹ đầu tiên. Từ lúc con chào đời, mỗi khoảnh khắc, mỗi bước phát triển của con mình đều thấy đó là sự kì diệu. Mới ngày nào con đỏ hỏn lọt lòng mẹ, rồi khi con mỉm cười, khi con ngẩng cao đầu ngọ nguậy nhìn ngó xung quanh, lần đầu con biết lẫy, khi con biết bò, chiếc răng đầu tiên của con, bước đi đầu tiên, và nhất là khi con lần đầu tiên biết gọi mẹ... Tất cả những điều đó đều khiến tôi, và chắc là người mẹ nào cũng thế, cảm thấy hạnh phúc ngập tràn, thậm chí rất phấn khích. Tôi có cảm giác mọi thứ được đền đáp xứng đáng, mọi vất vả xua tan hết".Người mẹ nào cũng hạnh phúc khi nghe con cất tiếng gọi mẹ đầu tiên (Ảnh minh họa).Có một thực tế là trẻ con thường biết gọi ba trước khi gọi mẹ. Điều đó cũng khiến không ít bà mẹ chạnh lòng. Vì thế, nếu đứa trẻ nào trước 12 tháng tuổi đã biết gọi mẹ, đó là dấu mốc phát triển ngôn ngữ sớm.Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ diễn ra trong 3 năm đầu đời. Khoảng 6 tháng tuổi, bé đã có thể phát ra những âm thanh như "mama", "baba", nhưng thời điểm này, đó chỉ là một âm thanh vô thức, cho thấy trẻ đang bắt đầu phát triển các kĩ năng ngôn ngữ chứ không phải tiếng nói có nghĩa.Ở sát mốc 1 tuổi, có một số bé đã biết gọi mẹ ơi, ba ơi... Điều đó cho thấy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ rất tốt, bé sẽ rất thông minh khi lớn lên. Bé cất tiếng gọi "mẹ ơi", "ba ơi" kèm theo hành động nhìn chằm chằm vào cha mẹ để đợi sự đáp lại, chứng tỏ đó là lời nói có ý thức.Trái lại, khi bé đã được 2 tuổi mà chỉ nói được 1, 2 từ hoặc chưa biết nói, bé có thể chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ nên chú ý theo dõi hoặc đưa con đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nân và có cách can thiệt kịp thời. Có những bé nếu bỏ lỡ thời gian can thiệp tốt nhất, bé có thể dẫn đến chứng tự kỷ, sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nghiêm trọng hơn về sau.Tiếng nói là cách để trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Phát triển lời nói có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nó không chỉ là cách trẻ giao tiếp mà còn phát triển cả trí não cũng như các kĩ năng khác. Trẻ cũng có thể biết nói sớm, phát triển ngôn ngữ tốt nếu mẹ thực hiện các bí quyết sau:Bố cho con uống quá nhiều nước ngọt, bé lớn 4 tuổi đã phải nhổ 7 chiếc răng sâu, bé 3 tuổi chưa biết nóiĐọc ngay Trò chuyện với trẻ ngay từ giai đoạn bào thaiHọc nói và nghe là 2 kĩ năng không thể tách rời nhau. Em bé chỉ có thể nói sớm, nói nhiều khi được nghe nhiều. Trong thời kì bào thai, bé đã có thể nghe thấy giọng nói của mẹ. Thính giác của bé bắt đầu phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai, vì vậy thai giáo cho trẻ đúng cách có thể giúp ích rất nhiều cho kĩ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển sớm.Nhiều mẹ bầu thường hay xoa bụng mình và nói chuyện với con hàng ngày. Đây là thói quen rất tốt. Hãy để bé cảm nhận rõ sự hiện diện của mẹ và học nói ngay khi còn đang nằm trong bụng mẹ bằng cách tương tác như vậy.Ở sát mốc 1 tuổi, có một số bé đã biết gọi mẹ ơi, ba ơi... Điều đó cho thấy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ rất tốt (Ảnh minh họa).Trò chuyện với bé thật nhiều ngay từ khi sinh raVẫn có người nghĩ rằng trẻ sơ sinh không biết gì nên không nói chuyện với trẻ hàng ngày. Không những thế, có những gia đình thấy con đã 1 - 2 tuổi nhưng chưa biết nói lại càng không nói chuyện với con, từ đó khiến trẻ đã chậm nói lại càng chậm hơn.Việc tương tác của người lớn là rất quan trọng đối với quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngay từ khi mới vài tuần tuổi, các chuyên gia đã gợi ý mẹ nên nói chuyện với con mỗi lần cho con bú, thay bỉm hay tắm cho con bằng những câu đơn giản như "Mẹ con mình đi tắm nhé!", "Thay bỉm sạch sẽ nhé con yêu!"... Những từ ngữ trẻ nghe được sẽ tích lũy dần và phát ra sớm.Biết nói sớm, trẻ học cách tương tác với mọi người xung quanh dễ dàng hơn, học các kĩ năng khác sớm hơn, từ đó trí thông minh phát triển.Một số bước phát triển trong quá trình học nói của trẻ:- Trẻ sinh ra đến 3 tháng tuổi: Bé phát ra những âm thanh đầu đời, chủ yếu là nguyên âm đơn như ahh ahh...- 2 - 3 tháng tuổi: Ngôn ngữ của trẻ phát ra chủ yếu là tiếng khóc nhưng biểu hiện tiếng khóc của trẻ khác nhau ở từng tình huống.- 3 - 4 tháng tuổi: Bé bập bẹ phát ra những âm thanh như muh muh, bah bah...- 5 - 6 tháng tuổi: Bé bắt đầu tăng giảm âm lượng, cường độ âm thanh phát ra...- 7 - 12 tháng tuổi: Bé cố gắng bắt chước giọng nói của người lớn bằng các cụm từ như bah bah, dee dee dah....- 12 - 16 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu nói những từ có nghĩa như mama, baba. Ở mốc 16 tháng tuổi, trẻ đã có thể gọi rõ "mẹ ơi", "ba ơi", "bà ơi"...- 18 tháng tuổi trở lên: Bé nói được các cụm từ gồm 2 tiếng trở lên, phức tạp và nhiều nghĩa hơn, đa dạng hơn... Theo Nhịp Sống Việt Copy linkLink bài gốc Lấy linkhttp://nhipsongviet.toquoc.vn/tim-kiem.htm?keywords=Bi%e1%ba%bft+g%e1%bb%8di+m%e1%ba%b9+tr%c6%b0%e1%bb%9bc+th%c3%a1ng+tu%e1%bb%95i+n%c3%a0y%2c+em+b%c3%a9+l%e1%bb%9bn+l%c3%aan+s%e1%ba%bd+r%e1%ba%a5t+th%c3%b4ng+minh Trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 4 biểu hiện dưới đây, cha mẹ sửa ngay cho con còn kịp Chia sẻ Thích Phát triển ngôn ngữKĩ năng ngôn ngữBiết nóiHọc nóiTrẻ thông minh