Biến chứng bệnh quai bị có thể gặp ở trẻ và những biện pháp phòng ngừa quai bị để tránh điều đáng tiếc xảy ra

XT,
Chia sẻ

Bệnh quai bị ở trẻ em thường nhẹ và ít biến chứng nhưng không phải vì vậy mà bố mẹ có thể chủ quan, không thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho con.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể. Bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây vô sinh.

Bệnh do virus có tên khoa học là Paramyxovirus gây nên và thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh; xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể…

Những biến chứng bệnh quai bị có thể gặp ở trẻ: Cha mẹ cần nắm được những biện pháp phòng ngừa quai bị để tránh điều đáng tiếc xảy ra - Ảnh 1.

Bệnh quai bị lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước đó khi tuyến mang tai chưa sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

Những biến chứng bệnh quai bị có thể gặp ở trẻ: Cha mẹ cần nắm được những biện pháp phòng ngừa quai bị để tránh điều đáng tiếc xảy ra - Ảnh 2.

Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:

- Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%

- Viêm buồng trứng: Người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng, rong kinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

- Nhồi máu phổi: nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt

- Viêm tụy cấp tính

- Viêm cơ tim

- Viêm não, viêm màng não

Những biến chứng bệnh quai bị có thể gặp ở trẻ: Cha mẹ cần nắm được những biện pháp phòng ngừa quai bị để tránh điều đáng tiếc xảy ra - Ảnh 3.

Người lớn mắc bệnh quai bị thường tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Mặc dù các biến chứng trên xảy ra với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị

Để phòng bệnh quai bị cho con, cha mẹ hãy thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn như sau:

- Vệ sinh cá nhân thường xuyên , súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của trẻ

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh

- Cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện

- Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất tiêm vắc xin quai bị. Vắc-xin quai bị đang được sử dụng hiện nay là vắc-xin vi khuẩn sống, nhưng đã được làm giảm độc lực để không còn khả năng gây bệnh.

Những biến chứng bệnh quai bị có thể gặp ở trẻ: Cha mẹ cần nắm được những biện pháp phòng ngừa quai bị để tránh điều đáng tiếc xảy ra - Ảnh 4.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều cơ quan y khoa ở các nước phát triển đều khuyến cáo đưa vắc-xin quai bị vào trong chương trình tiêm chủng để phòng chống bệnh. Hiện nay, vắc-xin quai bị thường được phối hợp với vắc xin sởi, rubella trong cùng 1 chế phẩm (MMR) để giảm số lần tiêm và đơn giản hóa quy trình tiêm phòng. Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai đều nên tiêm phòng quai bị.

Người lớn: Tiêm một liều duy nhất 0.5ml trên bắp tay

Trẻ em: Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ được 12 -18 tháng tuổi, mũi thứ 2 tiêm khi trẻ khoảng từ 3-5 tuổi hoặc trước khi trẻ đi học, 2 mũi nên được tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng. Có thể tiêm vắc-xin quai bị cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào nên cha mẹ đừng lo lắng nếu đã bỏ lỡ mất các mốc thời điểm trên.

Những điều cha mẹ CẦN BIẾT THÊM để BẢO VỆ CON KHỎI BỆNH QUAI BỊ.

Chia sẻ
Đọc tin tức mới nhất, xem Triệu chứng bệnh quai bị chính xác tại aFamily.