Bị nhà trường viết thư từ chối cho học với lý do thiểu năng trí tuệ, cậu bé sau này trở thành thiên tài nhờ câu nói dối của mẹ

GiangC,
Chia sẻ

Nguyên lý dạy con từ tâm của mẹ Edison đã được tác giả sách/ bác sĩ Anh Nguyễn tóm tắt trong bài viết này.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng nghe câu chuyện của cậu bé Thomas Edison, vào 1 buổi chiều nọ khi cậu mang về nhà 1 bức thư của thầy và đưa cho mẹ. Mẹ cậu mở lá thư xem 1 hồi rồi lau nước mắt và gọi cậu lại để đọc lớn cho cậu nghe những dòng sau:

"Con trai của ông bà là một thiên tài! Vì ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình".

Nhưng sự thật lá thư đã viết như sau: "Con trai ông bà là đứa trẻ thiểu năng trí tuệ. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa".

Người mẹ này đã không để tương lai con mình dừng lại ở đây. Bà đã đến gặp thầy hiệu trưởng để trao đổi về nội dung bức thư và đã nhận được câu trả lời "tôi rất tiếc, con bà bị thiểu năng". Bà vẫn kiên trì và tiếp tục bị từ chối bởi 2 ngôi trường khác, thậm chí nhận được 1 lời khẳng định về con mình từ một bác sĩ gia đình khác.

Bằng tình yêu lớn với đứa con chỉ 7 tuổi, bà đã quyết tâm sửa sai tất cả để chứng minh rằng "con bà thông minh hơn ai khác". Đứa trẻ tội nghiệp Edison ngày nào, nay là bậc thiên tài của nhân loại, đã từng viết về mẹ mình "tôi vốn nhút nhát, nhưng mỗi lần ngước lên nhìn mẹ, tôi luôn thấy có một người tin tưởng vào khả năng của tôi, và tôi tự nhủ sẽ luôn khiến bà tự hào".

Bị nhà trường viết thư từ chối cho học với lý do thiểu năng trí tuệ, cậu bé sau này trở thành thiên tài nhờ câu nói dối của mẹ - Ảnh 1.

Thomas Edison khi còn nhỏ.

Sáng nay, khi đọc về người mẹ của Edison, nguyên lý dạy con từ tâm của bà dù đã hơn 100 năm, nhưng rất hiện đại và có giá trị giáo dục sâu sắc cho cha mẹ thời nay. Nguyên lý dạy con của bà là mắc xích tạo nên nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison của nhân loại. Ở đây, tôi xin tóm tắt một vài mắc xích về cách dạy con của bà, tôi sẽ viết một bài viết khác nhiều hơn về người mẹ tuyệt vời này:

- Edison thích đọc sách các thể loại - đó là do mẹ ông dành thời gian đọc to từng quyển, quan sát sự hứng thú của Edison ở mỗi điểm, và "zoom out" những điểm đó.

- Edison không ngại nói về khuyết điểm và biết cách làm nó mạnh hơn, bao gồm thuê mướn hoặc hợp tác với người có thể bù khuyết điểm cho ông – đó là do mẹ ông đã nói: tội gì mà không hỏi xin giúp đỡ ai khác khi điều đó con không làm tốt nhất.

- Edison đam mê khám phá - đó là do mẹ ông đã không cười nhạo ông khi ông làm điều gì đó "bất thường". Lúc nhỏ cậu bé Edison đã từng ngồi vào ổ ấp của gà mái để mong trứng nở ra gà con khi ông nhìn thấy đàn gà nở ra và đã tự hỏi "gà nằm trên đống trứng lại có thể ấp ra gà con, người mà ngồi trên đống trứng thì sao n. Dù ai cũng cười cậu bé là ngốc nghếch, còn người mẹ chỉ nói với cậu rằng: "con đã làm điều rất thông minh dù đã không ấp được quả trứng nào. Nếu không ai từng thử bất cứ điều gì, ngay cả những gì mọi người nói là không thể, sẽ không ai học được bất cứ điều gì mới".

Thực vậy, đằng sau sự thành công của một đứa trẻ, luôn là những người cha, người mẹ dành thời gian để giáo dục, dành tình yêu để tìm hiểu sự phát triển tốt nhất cho con mình. Điều này lại càng quan trọng hơn khi trẻ ở độ tuổi nhỏ bởi vì khi còn nhỏ trẻ có đến "2 não bộ" đang cần rèn luyện để phát triển. Vậy, điều gì cha mẹ chúng ta cần làm để giúp các con có khởi đầu tốt nhất.

Bị nhà trường viết thư từ chối cho học với lý do thiểu năng trí tuệ, cậu bé sau này trở thành thiên tài nhờ câu nói dối của mẹ - Ảnh 2.

Thomas Edison và một trong những phát minh của mình.

1. CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG TRƯỚC 6 TUỔI

- Cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể ngay từ lúc mới sinh, duy trì sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 2 tuổi nếu có thể.

- Giới thiệu ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Từ lúc này, gia tăng đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng cũng như loại thực phẩm.

- Hành vi ăn uống cũng cần được phát triển: cho trẻ ngồi ghế ăn dặm ít nhất 10 tháng đầu để trẻ bắt đầu phân biệt giữa ăn và chơi, tránh gây sao nhãng bằng thiết bị điện tử hay bế rong trong lúc ăn để trẻ tập trung phát triển hành vi và mùi vị thức ăn, tránh ép và nhồi nhét thức ăn cho trẻ.

- Dinh dưỡng đa dạng và kiên nhẫn giới thiệu lập lại.

2. CHĂM SÓC "NÃO BỘ" THỨ 2 CỦA TRẺ

Cho đến nay chúng biết rằng hệ tiêu hóa của chúng ta cũng có "não bộ" riêng biệt, được gọi là hệ thống thần kinh ruột gồm khoảng 300 triệu tế bào thần kinh tạo một mạng lưới chằng chịt bám thành ruột. Theo báo cáo của GS. Valentina S., Viện Quốc Gia Nghiên cứu Y Sinh MRC, London, các kết nối tế bào thần kinh quan trọng này sẽ giúp hệ tiêu hóa của chúng ta đáp ứng với stress, đáp ứng với hiệu lệnh trong tiêu hóa, đáp ứng miễn dịch và đáp ứng đối nội với những lợi khuẩn trong đường ruột (Carabotti 2015).

Để chăm sóc tốt "não bộ" này, trẻ cần được:

- Giảm áp lực lúc ăn bằng tinh thần hợp tác và gia tăng sáng tạo trong bữa ăn.

- Giúp trẻ học nhai bằng cách gia tăng dần độ thô thức ăn theo độ tuổi và nhai mẫu cho trẻ xem. Học nhai nên hoàn thiện trước 2 tuổi để giúp trẻ tiết nước bọt hiệu quả cũng như hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.

- Xây dựng hệ lợi khuẩn đường ruột khỏe mạnh từ sớm, đặc biệt trong giai đoạn ổn định sau 2 tuổi, các loại thực phẩm, sữa chua hay sữa chứa lợi khuẩn và chất xơ tan. Hệ lợi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp hấp thu hiệu quả chất dinh dưỡng và có thể ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính khi lớn. Trong đó, Bifidus BL được biết là nhóm lợi khuẩn cư trú từ rất sớm trong đường ruột của trẻ. Theo TS. O'Callaghan, ĐH Cork, nhóm lợi khuẩn này có vai trò đa dạng từ tổng hợp những hợp chất dinh dưỡng quan trọng (VD. chất béo chuỗi ngắn), đến hỗ trợ phát triển các nhân tố miễn dịch giúp bảo vệ trẻ cũng như cạnh tranh ức chế các hại khuẩn xâm nhập vào đường ruột của trẻ.

- Hạn chế các thức ăn không lành mạnh và giàu đường như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim…

3. DÀNH THỜI GIAN CHO CON TRẺ

- Dành thời gian cho trẻ nằm sấp khi vui đùa sau khi sinh tầm 10-15 ngày, trò chuyện và cười với trẻ mỗi khi trẻ giao tiếp với bạn.

- Đọc sách cho trẻ nghe từ 3 tháng tuổi.

- Khi cho trẻ bú, hãy nói chuyện với trẻ hoặc hát ru cho trẻ nghe.

- Cùng trẻ tự làm 1 trò chơi, cùng chơi với trẻ.

- Khi trẻ từ 1-4 tuổi, hãy cho trẻ quyết định chọn cách chơi như thế nào trong các hoạt động chơi cùng trẻ. Hỏi trẻ những câu hỏi để trẻ diễn giải thêm về các hoạt động vui chơi.

- Dẫn trẻ ra công viên, khu công cộng hơn là cho trẻ Ipad hoặc điện thoại để chơi 1 mình.

4. ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

- Trẻ nên đến lớp từ 3 tuổi. Nó cần thiết cho phát triển giao tiếp và hành vi trong xã hội lớn hơn. Dành thời gian tìm hiểu về cơ sở vật chất, phương pháp giáo dục, thầy cô của trường là 1 điểu cần thiết vì trẻ dành phần lớn thời gian ban ngày trong môi trường này.

- Trẻ có thể học ngoại ngữ từ 3 tuổi và các hoạt động năng khiếu khác như đàn piano. Các hoạt động nâng cao thể chất như bơi lội từ 5 tuổi. Các hoạt động nên dựa trên sự vui chơi và phát triển trải nghiệm là chính.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực".

Độc giả có thể đọc thêm các bài của bác sĩ Anh Nguyễn TẠI ĐÂY.

Chia sẻ