Bé trai bị lõm ngực được bác sĩ chẩn đoán là thiếu canxi nhưng sự thật lại trầm trọng hơn thế

Khánh Chi,
Chia sẻ

Thấy phần ngực bé trai bị lõm xuống, bác sĩ cứ tưởng em đơn giản chỉ thiếu canxi và yêu cầu người nhà bổ sung cho em. Ai ngờ 2 năm trôi qua bệnh tình không hề tiến triển, thậm chí còn nặng thêm, vết lõm cứ ngày một sâu thêm.

Năm 2015, bé trai tên Dương Dương, 3 tuổi quê ở thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc đã được bố đưa vào viện khám do ở ngực bé xuất hiện một vết lõm khá lớn. Lúc này, bác sĩ chẩn đoán bé trai bị bệnh còi xương, yêu cầu người nhà bổ sung lượng lớn canxi cho bé. Bác sĩ còn nhấn mạnh, không cần chữa gì cả, chỉ cần bổ sung canxi là được.

Bé trai bị lõm ngực được bác sĩ chẩn đoán là thiếu canxi nhưng sự thật lại trầm trọng hơn thế - Ảnh 1.

2 năm trước, Dương Dương được chẩn đoán mắc chứng còi xương.

Suốt 2 năm qua, người nhà bé Dương Dương nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ngừng bổ sung canxi cho con nhưng họ nhận thấy vết lõm trên ngực bé ngày càng lõm sâu hơn. Lần này, họ đưa con tới khám tại bệnh viện nhi thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, TQ). Tại đây, bác sĩ cho biết bệnh nhân rõ ràng mắc chứng lõm ngực, hơn nữa vết lõm rất sâu chứng tỏ tình hình khá nặng, nếu không làm phẫu thuật sớm, vùng tim và phổi của bé sẽ phải chịu áp lực ngày càng mạnh.

Lõm ngực là một loại dị tật bẩm sinh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Sau khi nhận được kết quả khám bệnh từ bác sĩ, gia đình Dương Dương đã gấp rút làm thủ tục cho bé phẫu thuật. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, hiện tại phần ngực của Dương Dương đã hồi phục bình thường.

Bé trai bị lõm ngực được bác sĩ chẩn đoán là thiếu canxi nhưng sự thật lại trầm trọng hơn thế - Ảnh 2.

Phần lõm sẽ gây áp lực ngày càng mạnh lên tim phổi bệnh nhân.

Được biết, chứng lõm ngực của Dương Dương là do di truyền từ 2 đời trước, vậy mà trước đó bác sĩ lại chẩn đoán thành bệnh còi xương và yêu cầu bé chỉ cần bổ sung canxi. Nếu không phải lần này bố mẹ Dương Dương kịp thời nhận ra điều kỳ lạ và đưa con đi khám lại thì có lẽ tình trạng sẽ càng trầm trọng hơn nhiều vì nếu trẻ không được phẫu thuật trong độ tuổi từ 4 - 6 tuổi, nguy cơ bị ảnh hưởng về tim phổi và xương sẽ càng lớn.

Nguồn: kankanews

Chia sẻ