Bé trai 10 tuổi bị căng dãn đốt sống cổ do "cày" game 15 tiếng/ngày trong suốt 1 tháng hè

Khánh Chi,
Chia sẻ

Ngoài thời gian ăn cơm và ngủ, cậu bé 10 tuổi ngồi lì một chỗ "cày" game trên điện thoại suốt 15 tiếng/ngày cho qua 1 tháng hè.

Thời gian gần đây, cậu bé Minh Minh, 10 tuổi ở huyện Mân hậu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc thường xuyên cảm thấy đau cổ. Ban đầu, người nhà Minh Minh không quá để tâm đến việc này, mãi đến khi phần đầu cổ của cậu bé không cử động bình thường được nữa, họ mới đưa em đi khám.

Bác sĩ cho biết, đốt sống cổ của Minh Minh bị căng dãn một cách nghiêm trọng, ở đốt thứ 5,6,7 ấn vào thấy đau, phần cổ bị cứng, cử động cũng bị hạn chế. Điều này khiến bác sĩ phải đặt ra câu hỏi: Tại sao một bé trai mới 10 tuổi đã bị căng dãn đốt sống cổ đến mức nghiêm trọng như vậy? 

Bé trai 10 tuổi bị căng dãn đốt sống cổ do cày game 15 tiếng/ngày trong suốt 1 tháng hè - Ảnh 1.

Minh Minh bị căng dãn đốt sống cổ dù chỉ mới 10 tuổi.

Theo tìm hiểu, trong khoảng tháng 8, do đã hoàn thành hết bài tập hè nên Minh Minh bắt đầu "cày" trò chơi trên điện thoại. Suốt 1 tháng liền, ngày nào cũng thế, trừ thời gian ăn cơm ra thì Minh Minh liên tục chơi game bắt đầu từ 8h sáng đến 23h đêm. Đó cũng là lý do gây ra bệnh về đốt sống cổ.

Bé trai 10 tuổi bị căng dãn đốt sống cổ do cày game 15 tiếng/ngày trong suốt 1 tháng hè - Ảnh 2.

Trừ thời gian ăn cơm, mỗi ngày em chơi game từ 8h đến 23h.

Trải qua 4 lần điều trị, cổ của Minh Minh mới bắt đầu phục hồi. Bác sĩ cho biết, nghịch điện thoại trong thời gian dài với 1 tư thế cố định dễ gây căng thẳng vùng vai gáy dẫn đến các bệnh về cổ, vai và cột sống. Theo điều tra, những học sinh ham mê chơi game trên điện thoại sau mỗi lần chơi đều cảm thấy vùng cổ rất khó chịu.

Bé trai 10 tuổi bị căng dãn đốt sống cổ do cày game 15 tiếng/ngày trong suốt 1 tháng hè - Ảnh 3.

Phần lớn học sinh hiện nay đều ham mê nghịch điện thoại.

Bác sĩ khuyến cáo, tốt nhất không nên cho trẻ em tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử. Nếu bất đắc dĩ, mỗi ngày chỉ nên cho bé tiếp xúc trong vòng 30 phút. Ngoài ra, người lớn khi sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại nên thay đổi tư thế sau mỗi 45 phút.

Nguồn: kankanews

Chia sẻ