"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi!

Kim Thanh; Ảnh: Andy Trần,
Chia sẻ

Buôn bán vào những ngày cuối cùng của năm thế này thật sự không phải là việc dễ dàng.

Những ngày cuối cùng của năm không khí Tết cứ gọi là rộn ràng khắp muôn nơi. Nhất là ở những khu chợ buôn bán các mặt hàng phục vụ riêng cho Tết, người đi mua, kẻ đi xem, đi dạo ngang qua thôi cũng tấp nập, đông đúc hơn ngày thường gấp nhiều lần. Nhưng điểm chung ở họ là ai cũng đang trong trạng thái vội vàng mua sắm để còn kịp về nhà bày biện, chuẩn bị cho gia đình của mình đón một cái Tết sung túc, ấm no. 

Cũng chính vì thế mà vào những ngày cuối cùng này, hầu hết các tiểu thương ở Sài Gòn thường có kiểu "bán đại đặng về ăn Tết".

Không nói thách, không phân bua, không kì kèo nhưng tuyệt đối không phải kiểu bán đổ bán tháo hay cố tình phá giá để cướp khách của người ta. 

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 1.

Lời mời chào tưởng đâu giỡn nhưng lại là thật ở khu Hải Thượng Lãn Ông

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 2.

Bán lẹ rồi về nghỉ Tết nữa chứ.

Bởi khác với người bình thường cứ tầm 26, 27 âm lịch mọi người sẽ được nghỉ việc ở nhà dọn dẹp, nấu nướng, mua sắm cho mái ấm của mình. Ngược lại với họ, làm nghề buôn bán 365 ngày "được nhờ" vài ngày cuối năm là đắt hàng nên phải cố gắng còng lưng chạy ngược chạy xuôi kiếm thêm ít đồng ăn Tết. Thậm chí với những tiểu thương bán các mặt hàng đặc thù như hoa ở chợ Hồ Thị Kỷ, hoặc phụ kiện trang trí Tết ở đường Hải Thượng Lãn Ông,... thì phải qua Giao thừa mới có thể thu dọn đồ về nhà. Mà dĩ nhiên bán hết hàng thì vui, chứ còn tồn hàng thì có thể lỗ vốn hoặc phải đến sang năm mới có thể gỡ gạc lại. Chính vì vậy mà họ luôn phải trong tinh thần phấn chấn, tạo mọi điều kiện để khách hài lòng, mua nhanh cho kịp hết hàng.

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 4.

"Chị em quẹo lựa, quẹo lựa..."

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 5.

Nếu có ai để ý, sẽ thấy họ thường rao thế này: "Chị ơi mua đi, em không có nói thách đâu", "Em bớt chị 5k cho vui nghen, chứ em bán đúng giá" với vẻ rất chi là niềm nở. Thú thật vì điều này mà có không ít người rất thích đi chợ hay mua sắm vào "phút chót" như thế này để không phải bị hét giá, ngược lại còn cảm nhận được sự dễ chịu, có sao nói vậy của các tiểu thương.

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 7.

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 8.

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 9.

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 10.

Như chị Kiều Nhung chia sẻ: "Cái này không phải là mình tham hay so đo tính toán, mà là vì tính mình không biết trả giá hay nhìn hàng nên với những thứ không gấp thì đa phần đều để tới 28, 29 hoặc có khi là sáng 30 mới bắt đầu mua và luôn được giá tốt mặc dù mình chẳng cần phải trả thêm bớt đồng nào".

Với một người chuyên kinh doanh đồ trang trí ở đường Hải Thượng Lãn Ông như chị Hằng thì: "Mấy ngày cuối cùng ai cũng nôn về nhà thôi em ạ. Sợ nhất là đồ còn nhiều mà lượng người mua lại giảm, nên thay thì tốn thời gian, tốn sức đứng tranh với khách từng đồng thì chẳng thà mình đưa luôn cái giá hợp lý, ai chịu thì mình bán, ai không ưng thì mình tìm khách khác cho nó nhanh. Dĩ nhiên mức giá đó nếu so với các ngày khác thì cũng vậy, chẳng qua do tâm lý, bán lẹ lẹ còn về nên mới thế thôi..."

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 12.

Hoa tươi là một trong những mặt hàng không thể để lâu nên ai cũng muốn bán cho sớm

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 13.

Nhưng cũng có người lợi dụng điều này để ép giá tiểu thương đặc biệt là các sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn như hoa tươi là một trong số đó. Chuyện người Sài Gòn kéo nhau đi chợ mua hoa vào chiều hoặc đêm 30 là điều xảy ra như một cách rất đỗi bình thường trong khoảng vài năm gần đây. Khi đứng trước sự lựa chọn bán hay không bán, lỗ vốn hay ít ra được ít tiền để về nhà, nhiều tiểu thương phương xa buộc lòng "bấm bụng" bán đại cho xong dù món hàng chẳng được 7, 8 phần vốn. 

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 15.

"Bán đại đặng về ăn Tết" kiểu tiểu thương Sài Gòn - Không nói thách, không nhiều lời, được giá hốt luôn anh đẹp trai, chị đẹp gái ơi! - Ảnh 17.

 

Chia sẻ