Bài toán tính liều lượng một lọ siro ho của trẻ lớp 4: Trò trả lời "Đủ", cô nói "Không", cư dân mạng đọc xong lắc đầu "đề bài quá lắt léo"

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Đề toán tiểu học hiện gây nhiều tranh cãi, cô giáo chấm sai khiến phụ huynh "không vừa lòng".

Không chỉ có những con số khô khan, Toán học còn chứa vô vàn những câu hỏi tư duy logic, đòi hỏi người học cần phải có IQ cao, cộng thêm khả năng quan sát, liên tưởng chặt chẽ mới có thể giải được. 

Tuy nhiên cũng có những bài toán gây tranh cãi không phải bởi đề bài lắt léo thử thách trí thông minh mà đơn giản là do cách ra đề không rõ ràng, thiếu logic. Chẳng hạn, bài toán tiểu học đang gây xôn xao trên một diễn đàn Trung Quốc dưới đây.

Nội dung bài toán cụ thể như sau: Quy cách và liều lượng của một lọ siro ho trẻ em là: 120ml mỗi lọ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-30ml cho trẻ trên 7 tuổi và 5-10ml cho trẻ từ 3-7 tuổi. Câu hỏi đặt ra là: Liệu lọ siro ho này có đủ cho trẻ 5 tuổi uống trong 5 ngày không?

Bài toán tính liều lượng một lọ siro ho của trẻ lớp 4: Trò trả lời "Đủ", cô nói "Không", cư dân mạng tranh cãi nảy lửa - Ảnh 1.

Nội dung bài toán gây tranh cãi.

Có thể thấy ở bức ảnh trên, học sinh lớp 4 đầu tiên trả lời là "đủ". Sau đó sửa lại theo đáp án mà giáo viên đã đăng trong nhóm phụ huynh. Đáp án mới là "chưa đủ" kèm theo phép toán 120 ÷ (10x3). Tức lọ siro chỉ đủ cho trẻ 5 tuổi dùng trong 4 ngày.

Phụ huynh băn khoăn trước kết quả của giáo viên, họ tin rằng câu hỏi không rõ ràng và thiếu logic. Bởi vì, trong bài toán này có giới hạn trên và giới hạn dưới, đối với trẻ 5 tuổi, liều lượng mỗi ngày là 5-10ml, tức là tối đa là 10ml và tối thiểu là 5ml.

Nếu tính toán dựa trên giới hạn trên của 10ml, công thức có thể là 120 ÷ (10x3), và kết quả tính toán là "không đủ" vì số siro chỉ dùng được trong 4 ngày. Tuy nhiên, nếu tính theo giới hạn dưới 120 ÷ (5x3) thì câu trả lời là "đủ", thậm chí còn thừa đến 3 ngày.

Đây cũng là hai kết quả khiến cư dân mạng chia theo hai hướng.

Nhiều người cho rằng, bạn có thể nghĩ theo cách này: Nếu con bạn bị ho nặng, bạn cho trẻ uống thuốc hết 4 ngày ở mức trên hay mất 1 tuần theo mức tối thiểu? Hầu hết phụ huynh sẽ chọn phương án thứ nhất. Do đó, việc tính toán nên dựa trên giới hạn trên, câu trả lời là không đủ.

Ngược lại, một số phản biện lại bài toán trên của học sinh lớp 4, không phải dành cho phụ huynh nên đem chuyện cho con uống bao nhiêu trên tâm lý cha mẹ là không logic. Cách đặt câu hỏi như thế này khiến học sinh khó mà suy luận được.

Bài toán tính liều lượng một lọ siro ho của trẻ lớp 4: Trò trả lời "Đủ", cô nói "Không", cư dân mạng tranh cãi nảy lửa - Ảnh 2.

Thực tế, trong nhiều bài tập toán tiểu học chúng ta vẫn thường gặp những đề bài kém chặt chẽ như thế. Dữ liệu mập mờ, cách hỏi thiếu logic khiến nhiều người đau đầu.

Chẳng hạn bài toán tương tự sau đây: "Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?".

Bài toán tính liều lượng một lọ siro ho của trẻ lớp 4: Trò trả lời "Đủ", cô nói "Không", cư dân mạng đọc xong lắc đầu "đề bài quá lắt léo" - Ảnh 3.

"Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo" là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?".

Cụ thể có hai vế khiến người xem không ngừng đặt câu hỏi: "Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178kg gạo" và "Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo" là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?

Hay gần đây nhất, đề kiểm tra chất lượng lớp 2 hỏi: "Con lợn nặng 45kg, con chó nhẹ hơn bao gạo 28kg. Hỏi con chó nặng bao nhiêu kilogam?, trong 3 đáp án: A. 17kg, B. 7kg, C.27kg cũng gây xôn xao không kém.

Bài toán tính liều lượng một lọ siro ho của trẻ lớp 4: Trò trả lời "Đủ", cô nói "Không", cư dân mạng đọc xong lắc đầu "đề bài quá lắt léo" - Ảnh 4.

Một đề toán gây xôn xao khác.

Những tưởng đề toán tiểu học chỉ là những phép cộng trừ cơ bản, ngờ đâu khiến người lớn đau đầu không kém vì không thể tìm ra lời giải hợp lý. Tuy nhiên, Toán học không như Văn học, không có cái khái niệm kiểu như "cảm thụ văn học". Toán học cần sự chính xác, rõ ràng, đầy đủ. Vậy nên những đề bài mập mờ không chỉ khiến học sinh hoang mang mà còn gây ra những tranh cãi không đáng có.

Chia sẻ