Bác sĩ sản phụ khoa giải đáp: Ăn đu đủ trong thời kỳ mang thai và có kinh nguyệt an toàn không?

TT,
Chia sẻ

Bạn thường được nghe nhắc nhở rằng phải cẩn thận khi ăn đu đủ trong lúc mang thai. Nhưng bạn có nên tránh ăn đu đủ trong thời gian có kinh nguyệt không?

Có một số loại thực phẩm nên tránh nếu ăn trong những ngày có kinh nguyệt có thể khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Và một trong số đó là đu đủ. Không những thế, bạn còn thường được nghe nhắc nhở rằng phải cẩn thận khi ăn đu đủ khi mang thai. Vậy, thực hư điều này là thế nào? Có nhất định phải tránh ăn đu đủ khi mang thai và có kinh nguyệt hay không?

Aayushi Gupta là một cây viết về sức khỏe đặc biệt quan tâm đến các xu hướng liên quan đến chế độ ăn uống, thể dục, sắc đẹp và sức khỏe nội tâm. Với gần 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cô được kết nối với các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành để cung cấp cho độc giả những thông tin chính xác thực tế.

Bác sĩ sản phụ khoa giải đáp: Ăn đu đủ trong thời kỳ mang thai và có kinh nguyệt có an toàn không? - Ảnh 1.

Trong một bài viết trên trang Healthshot, Aayushi Gupta đã liên hệ với tiến sĩ Shalini Vijay, Bác sĩ Sản phụ khoa, tư vấn viên cấp cao tại Bệnh viện Motherhood (Ấn Độ) để chia sẻ về vấn đề "Ăn đu đủ trong thời kỳ mang thai và có kinh nguyệt có an toàn không?".

Câu trả lời của tiến sĩ Shalini Vijay là "Cả có và không". Khi mang thai, ăn đu đủ chín tốt cho sức khỏe thai kì nhưng đu đủ chưa chín (đu đủ xanh) lại không tốt. Đu đủ chưa chín chứa nhiều mủ và papain, có thể gây dị ứng nghiêm trọng và chuyển dạ sớm do gây co bóp tử cung. Do đó, bạn cũng nên thận trọng khi ăn đu đủ trong thời gian mang thai.

Bác sĩ sản phụ khoa giải đáp: Ăn đu đủ trong thời kỳ mang thai và có kinh nguyệt có an toàn không? - Ảnh 2.

Vậy còn trong thời gian có kinh nguyệt thì thế nào? Đu đủ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn không?

Ngoài yếu tố "chín" và "chưa chín", người ta còn cho rằng đu đủ là một trong những "thực phẩm nóng", ăn vào sẽ sinh nhiệt quá mức trong cơ thể, có thể gây rối loạn cả thai kỳ và chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để xác định liệu loại siêu thực phẩm này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hay không.

Tiến sĩ Vijay cho biết: Theo các nghiên cứu, ăn đu đủ chín là vô hại và không gây hại cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Và mặc dù đu đủ là thực phẩm có tính nóng nhưng lại không gây ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt.

Bác sĩ sản phụ khoa giải đáp: Ăn đu đủ trong thời kỳ mang thai và có kinh nguyệt có an toàn không? - Ảnh 3.

Trên thực tế, ăn đu đủ trong kỳ kinh nguyệt thực sự an toàn và có lợi vì cơ thể bạn sẽ nhận được các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những chất này giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra suôn sẻ, đồng thời ngăn ngừa đầy hơi và táo bón. Tuy nhiên, bạn cũng nên tiêu thụ đu đủ với một lượng vừa phải. Mỗi ngày bạn có thể ăn 1 bát đu đủ tươi (khoảng 145 gram) để nhận được những lợi ích cho sức khỏe.

Trong 100g đu đủ chín chứa khoảng 43 calories. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của đu đủ có chứa:

Chất đạm: 0.47g

Tổng chất béo: 0.26g

Chất xơ: 1.7g

Đường: 7.82g

Canxi: 20mg

Magie: 21mg

Kali: 182mg

Vitamin C: 60.9mg

Thiamin: 0.023mg

Riboflavin: 0.027mg

Niacin: 0.357mg

Vitamin B6: 0.038mg

Folateg: 37µg

Ngoài chất xơ, enzyme và glycoside, đu đủ còn chứa chất phytochemical, vitamin, khoáng chất, carbs và protein. Hơn nữa, nó chứa một lượng đáng kể flavonoid - chất chống oxy hóa mạnh và axit béo không bão hòa đơn. Do đó, đu đủ được coi là một siêu thực phẩm với vô số lợi thế về sức khỏe.

Ăn đu đủ có lợi cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em như sau:

Bác sĩ sản phụ khoa giải đáp: Ăn đu đủ trong thời kỳ mang thai và có kinh nguyệt có an toàn không? - Ảnh 5.

1. Cải thiện lưu lượng máu

Tiến sĩ Vijay cho biết: Đu đủ có thể cải thiện lưu lượng máu đến cơ tử cung. Ngoài ra, hàm lượng carotene trong đu đủ sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau hoặc chuột rút rất tốt.

2. Giúp tăng cường sức khỏe đường ruột

Bằng cách làm giảm tiêu hóa, đu đủ có thể hỗ trợ những phụ nữ bị chuột rút nghiêm trọng và kinh nguyệt không đều. Nó chứa hàm lượng chất xơ và nước giúp điều chỉnh nhu động ruột và tránh táo bón thường thấy trong thời kỳ kinh nguyệt. Đu đủ cũng hỗ trợ hoạt động bình thường của các cơ tử cung. Do đó, nếu bạn muốn ăn đu đủ, hãy ăn đi nhưng nhớ là đừng ăn quá nhiều.

3. Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

Ăn đu đủ thường xuyên giúp co bóp cơ tử cung. Ngoài việc tạo ra nhiệt trong cơ thể, trái cây còn chứa carotene. Chất này có tác dụng kích thích hoặc điều hòa nồng độ hormone estrogen trong cơ thể, nhờ đó giúp điều hòa kinh nguyệt thường xuyên hơn.

Tóm lại, chị em có thể ăn đu đủ trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng với lượng vừa phải và chú ý không uống nước ép đu đủ xanh vào những ngày này để tránh tình trạng co thắt tử cung quá mức.

Chia sẻ