Anh Tây lên mạng tra nghĩa 1 loạt từ Tiếng Việt, đọc từng từ mà cười đau ruột: Ngôn ngữ của chúng ta quá phong phú rồi!

Thanh Hương,
Chia sẻ

Đúng là phong ba, bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.

Thời gian trước, trên một trang mạng xã hội hỏi - đáp nổi tiếng xuất hiện loạt topic của người nước ngoài, hỏi về nghĩa của các từ Tiếng Việt. Đây đều là những từ rất quen thuộc nhưng trong quá trình giao tiếp được biến đổi cách sử dụng, có thêm nhiều nghĩa lóng. 

Cụ thể, một số từ được người nước ngoài hỏi nhiều nhất như sau:

- What does ''nồi cơm điện'' mean in Vietnamese slang? (Nồi cơm điện trong Tiếng Việt nghĩa lóng là gì?)

- What does "đỉnh - hết xảy" mean in Vietnamese slang? (Từ "đỉnh - hết xảy" trong Tiếng Việt nghĩa lóng là gì?)

- What does "leo cây" mean in Vietnamese slang? (Từ "leo cây" trong Tiếng Việt nghĩa lóng là gì?)

Anh Tây lên mạng tra nghĩa 1 loạt từ Tiếng Việt, đọc từng từ mà cười đau ruột: Ngôn ngữ của chúng ta quá phong phú rồi! - Ảnh 1.

Một số từ Tiếng Việt khiến người Tây tò mò về nghĩa.

- What does "quắc cần câu" mean in Vietnamese slang? (Từ "quắc cần câu" trong Tiếng Việt nghĩa lóng là gì?)

- What does "bồ kết" mean in Vietnamese slang? (Từ "bồ kết" trong Tiếng Việt nghĩa lóng là gì?)

Dưới các câu hỏi này, rất nhiều người Việt đã nhiệt tình vào giải đáp cho các người bạn ngoại quốc. Chẳng hạn, "nồi cơm điện" có nghĩa lóng chỉ mũ bảo hiểm, "đỉnh - hết xảy" dùng để khen ai đó, "leo cây" chỉ sự trễ giờ, để người khác phải chờ đợi trong cuộc hẹn, hay "quắc cần câu" chỉ trạng thái uống say tới mức không còn đủ khả năng điều khiển cơ thể mình nữa. Rồi "bồ kết" là từ lóng mang ý "thích",...

Anh Tây lên mạng tra nghĩa 1 loạt từ Tiếng Việt, đọc từng từ mà cười đau ruột: Ngôn ngữ của chúng ta quá phong phú rồi! - Ảnh 2.

Người Việt nhiệt tình vào giải thích.

Được biết không chỉ người Việt mà không ít người nước ngoài nhưng sống ở Việt Nam lâu năm nhưng cũng hồ hởi vào giải đáp. Trước những câu hỏi này, nhiều cư dân mạng Việt Nam phì cười bình luận: "Đúng là phong ba, bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Tưởng là nồi cơm, nhưng thực ra lại là cái mũ bao hiểm. Thế mới thấy, ngôn ngữ của chúng ta phong phú như nào". 

Chia sẻ