Ăn thịt đông không bị ngán lại không lo béo phì, mắc bệnh dịp Tết: Hãy nhớ điều quan trọng này!

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Với đặc trưng là món ăn giàu chất đạm nhưng không gây ngán, ngấy, thịt đông được nhiều người ưu tiên trên mâm cơm Tết.

Thịt đông là món ăn ngon luôn có mặt trên mâm cơm Tết cổ truyền. Được làm từ chân giò, bì lợn, tai lợn… món ăn này được ninh nhừ cùng mộc nhĩ cùng các gia vị tùy thích để ra món thịt đông có sắc màu trong veo, bắt mắt. Không cứ gì đến Tết, mỗi khi đông đến, xuân về là món ăn này được nhiều người vô cùng ưa chuộng. Với đặc trưng là món ăn giàu chất đạm nhưng không gây ngán, ngấy, thịt đông được nhiều người ưu tiên trên mâm cơm Tết.

Ăn thịt đông không bị ngán lại không lo béo phì, mắc bệnh dịp Tết: Hãy nhớ điều quan trọng này! - Ảnh 1.

Thịt đông là món ăn ngon luôn có mặt trên mâm cơm Tết cổ truyền.

Tuy nhiên, ít ai để ý rằng thành phần tạo nên món thịt đông cực hấp dẫn kia lại chứa rất nhiều cholesterol xấu. Không chỉ gây tăng cân, loại thịt này khi ăn nhiều, ăn không đúng cách có thể tác động xấu tới một số bệnh nhân mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.

Để ăn thịt đông khỏi lo tăng cân, vừa giữ dáng lại vừa giúp bảo vệ sức khỏe, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia) đã chỉ ra cho chúng ta một số bí kíp sau:

Ăn thịt đông không bị ngán lại không lo béo phì, mắc bệnh dịp Tết: Hãy nhớ điều quan trọng này! - Ảnh 3.

Ăn kèm dưa chua, hành muối, nhiều rau xanh

Trên mâm cơm Tết cổ truyền, đây là những món ăn không thể thiếu. Một trong những cách giúp bạn chống ngán, đồng thời giúp tiêu hóa thịt đông tốt hơn chính là ăn kèm đồ muối chua như hành muối, dưa chua, kim chi muối cay và ăn càng nhiều rau xanh càng tốt. Quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra nhanh hơn, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ tăng cân do ăn thịt đông.

Ăn thịt đông không bị ngán lại không lo béo phì, mắc bệnh dịp Tết: Hãy nhớ điều quan trọng này! - Ảnh 4.

Một trong những cách giúp bạn chống ngán, đồng thời giúp tiêu hóa thịt đông tốt hơn chính là ăn kèm đồ muối chua như hành muối, dưa chua, kim chi muối cay và ăn càng nhiều rau xanh càng tốt.

Sau khi ăn xong nên ăn kèm với nhiều hoa quả

Sau bữa ăn, chúng ta thường ăn hoa quả tráng miệng. Hãy tận dụng ăn nhiều trái cây ít đường sau khi dùng bữa có thịt đông sẽ giúp hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể. Một số loại hoa quả có khả năng hấp thu chất béo từ thịt đông là mận, táo, đu đủ vì rất giàu chất xơ, vitamin C và axit tự nhiên giúp thúc đẩy chuyển hóa chất béo và protein trong thức ăn chúng ta vừa tiêu thụ trước đó.

Hãy chú ý, bạn chỉ được ăn trái cây ít đường hoặc những loại củ quả chống ngán tốt hơn như dưa chuột, cà chua… sẽ giúp bụng dạ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời tiêu hóa thịt đông hiệu quả hơn.

Ăn thịt đông không bị ngán lại không lo béo phì, mắc bệnh dịp Tết: Hãy nhớ điều quan trọng này! - Ảnh 6.

Không nên ăn thịt đông kèm cơm trắng

Thói quen ăn thịt đông cùng cơm khiến bạn khó có thể kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Chưa kể, cơm trắng giàu tinh bột, khiến bạn bị béo nhanh, nhất là khi ăn cùng thịt đông sẽ rất khó kiểm soát. Do đó chúng ta không nên ăn thịt đông khi có cơm trắng và ngược lại để tránh tăng cân.

Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn thịt đông cùng với những món đồ khác trên mâm, thay vì ăn cùng với tinh bột. Nhất là cơm trắng có lượng calo không hề ít, dù chỉ là một bát cơm.

Ăn thịt đông không bị ngán lại không lo béo phì, mắc bệnh dịp Tết: Hãy nhớ điều quan trọng này! - Ảnh 7.

Thói quen ăn thịt đông cùng cơm khiến bạn khó có thể kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Sau khi ăn thịt đông xong, không nên nằm ì một chỗ

Thịt đông là món ăn giàu đạm. Sau khi ăn xong, bạn nên đứng lên đi lại, có thể đi chúc Tết họ hàng, người thân thay vì đắp chăn nằm nhà như một kỳ nghỉ dưỡng lười biếng. Đây là nguyên tắc hàng đầu đối với việc ăn uống dịp Tết nói chung, ăn thịt đông nói riêng nếu bạn không muốn sau nghỉ lễ sẽ hóa gấu, tăng cân không kiểm soát.

Ăn thịt đông không bị ngán lại không lo béo phì, mắc bệnh dịp Tết: Hãy nhớ điều quan trọng này! - Ảnh 8.

Xem thêm tuyến bài về Tết Nguyên Đán tại đây

 

Chia sẻ