Ám ảnh của một anh chồng tự nhận mình "đổ vỏ"

Vũ Tuyết,
Chia sẻ

Nỗi ám ảnh về việc mình là “kẻ đổ vỏ” khiến anh càng ngày càng trở nên lầm lì ít nói. Những niềm vui nhỏ bé cứ dần vơi đi trong ngôi nhà. Mỗi lần có ai đó nói câu gì, anh lại về hành hạ chị.

Lấy chồng được 8 năm, nhưng chị chẳng bao giờ có nụ cười. Chị, một cô gái xinh vào dạng có tiếng trong làng, học hành cũng khá. Chị được bố mẹ cho lên tỉnh để học cao đẳng rồi về làng làm cô giáo mầm non. Ngày chị còn học trên tỉnh, chị yêu say đắm một người đàn ông. Chị và họ đã về thăm cả hai bên gia đình, cả hai đã chuẩn bị ra trường rồi sẽ cưới.

Thế rồi đám cưới mong đợi đã không diễn ra. Người đàn ông mà chị yêu đã phải cưới một người phụ nữ khác vì đã trót làm cho cô ta có bầu. Anh ta cũng chẳng đủ can đảm để có một quyết định khác ngoài việc chia tay với chị và sống với người phụ nữ kia. 

Đau đớn khổ sở, sau khi ra trường chị quyết định trở về quê và lập gia đình với người chồng chị bây giờ chỉ sau một thời gian ngắn. Chị chấp nhận lập gia đình với một người đàn ông cùng làng vì nghe lời bố mẹ và cũng để kết thúc phận độc thân như một tiếng thở dài.

Ám ảnh của một anh chồng tự nhận mình
Lấy anh, chị đã trút bỏ hết tất cả những nỗi buồn trong quá khứ để vun đắp cho hiện tại (Ảnh minh họa)

Lấy anh, chị đã trút bỏ hết tất cả những nỗi buồn trong quá khứ để vun đắp cho hiện tại. Chồng chị là một người không lấy gì làm nổi bật về hình thức cho lắm, nếu không nói là xấu. 

Anh chỉ cao 1m64 và đen đúa. Anh làm kinh doanh ở một siêu thị nên rất bận rộn và ít khi về thăm nhà. Con gái đầu tiên của chị ra đời, xinh như một nàng công chúa. Mỗi khi anh bế con gái đi đâu, mọi người cũng bảo “Bố cú con tiên”. Bạn bè anh thì lắc đầu nghi ngờ “Có khi nó không phải là con mày”. Quả thật, nhìn hai bố con anh đi cùng nhau, ít ai bảo đó là hai bố con.

Ban đầu từ việc hạnh phúc vì có cô con gái xinh tươi, niềm vui đó dần trở thành nỗi bực dọc mỗi khi có ai đó nhắc đến con gái anh và khen con xinh đẹp. Bỗng dưng chồng chị bắt đầu hoài nghi. Sau đó là một loạt câu hỏi anh đã bắt chị phải trả lời: Liệu có phải vì chị hận gã đàn ông kia mà lấy anh để lấp chỗ trống hay không, hai người đã gặp nhau bao nhiêu lần?... Dù cho chị hết lời thanh minh, thậm chí chị còn không biết cuộc sống của người đàn ông kia như thế nào thì anh vẫn không tin. 

Chuyện không dừng ở đó, mỗi khi chị lên huyện hay lên tỉnh để tập huấn thì anh cho người theo dõi, rồi kiểm tra điện thoại của vợ. Thậm chí anh còn thường xuyên về nhà bất thường để xem chị có đi đâu không

Nỗi ám ảnh về việc mình là “kẻ đổ vỏ” khiến anh càng ngày càng trở nên lầm lì ít nói. Những niềm vui nhỏ bé cứ dần vơi đi trong ngôi nhà. Mỗi lần có ai đó nói câu gì, anh lại về hành hạ chị. 

Tội nhất là cô con gái nhỏ, lúc nào cũng sợ hãi nem nép bên mẹ. Có lúc thấy anh đang ngồi, con gái lon ton ra ôm bố thì bị bố đẩy ra ngoài và đứng vội lên. Chị thương con đến quặn lòng.

Ám ảnh của một anh chồng tự nhận mình
Nỗi ám ảnh về việc mình là “kẻ đổ vỏ” khiến anh càng ngày càng trở nên lầm lì ít nói. Những niềm vui nhỏ bé cứ dần vơi đi trong ngôi nhà. Mỗi lần có ai đó nói câu gì, anh lại về hành hạ chị (Ảnh minh họa)
 
Những trận hành hạ tinh thần dồn lên chị ngày càng nhiều. Anh bắt chị phải ở nhà không cho đi dạy để không có cớ lên tỉnh lên huyện. Chị kiên quyết không chấp nhận thì anh cấm không cho dùng điện thoại, không cho mua sắm quần áo mới đi đâu làm gì cũng phải ghi lại vào nhật ký để anh kiểm tra. Bố mẹ và người thân của chị cũng chẳng thể nào can thiệp được bởi anh cho rằng vợ anh thì anh dạy, anh cũng chẳng làm gì sai…

Biết bao nhiêu lần chị yêu cầu anh và con đi xét nghiệm ADN để minh oan cho chị. Nhưng anh không đồng ý với lý do anh không tin vào kết quả xét nghiệm. Anh nói kể cả kết quả chính xác đến 99,9% thì vẫn có 0,01% sai. Và rất có thể anh sẽ nằm trong số đó.

Chị bỗng thấy cuộc sống của mình chẳng khác nào như chị đi vào một hang tối mịt mùng không lối ra và không có ánh sáng.
Chia sẻ