Ai cũng nói đi bộ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ nhưng nếu đi bộ theo 5 kiểu nguy hiểm này thì chỉ làm tổn thương các cơ quan, tổn thọ thêm mà thôi

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Đi bộ rất tốt nhưng quan trọng là cách bạn thực hiện nó có thực sự khoa học hay không, nếu phạm phải những sai lầm dưới đây khi đi bộ thì thậm chí cơ thể bạn còn phải chịu rất nhiều tổn thương.

Đi bộ không chỉ là cách đơn giản và hiệu quả để duy trì thể lực mà còn là cách để kéo dài tuổi thọ và giảm cân nhanh.

Tiến sĩ Christopher John Lundstrom, giám đốc Bộ môn Thể dục và Khoa học Thể dục tại Trường Khoa học Thể dục thuộc Đại học Minnesota, Mỹ cho biết: "Ưu điểm lớn nhất của việc đi bộ đó là hầu như ai cũng có thể thực hiện được. Đi bộ rất tiết kiệm thời gian, có thể thực hiện ở mọi nơi và không yêu cầu bất cứ thiết bị hỗ trợ đặc biệt nào".

Đi bộ có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu một cách hiệu quả, nhờ đó oxy và chất dinh dưỡng trong máu có thể được vận chuyển tốt hơn đến toàn bộ cơ thể.

Không những thế, đi bộ còn là một loại thuốc an thần tự nhiên, có tác dụng cải thiện khả năng hưng phấn của hệ thần kinh, đối với những người bị trầm cảm có thể cải thiện tâm trạng sau khi đi bộ rất hiệu quả.

Đi bộ rất tốt nhưng quan trọng là cách bạn thực hiện nó có thực sự khoa học hay không, nếu phạm phải những sai lầm dưới đây khi đi bộ thì thậm chí cơ thể bạn còn phải chịu rất nhiều tổn thương.

Những kiểu đi bộ làm tổn thương cơ thể, rút ngắn tuổi thọ

1. Đi loại giày không phù hợp

Chọn giày khi đi bộ quan trọng hơn bạn nghĩ rất nhiều. Steven Jasonowicz, bác sĩ phẫu thuật xương khớp và mắt cá chân tại Viện xương và khớp Illinois, Mỹ cho biết: Để tránh chấn thương, bạn phải mang giày đi bộ phù hợp nhất.

e059d1dc27b74f0082e66b63ca1b3e8c.jpeg

Mọi người nên đi giày thể thao để hỗ trợ các chuyển động. Nhưng lưu ý đi đúng kích cỡ vì đi giày quá chật hay quá cứng có thể gây ra ma sát, phồng rộp và chèn ép ngón chân. Đặc biệt người tiểu đường càng nên lựa chọn giày dép vì đi giày không phù hợp dễ khiến họ bị đau chân, tê chân, vết thương khó lành.

2. Vẫn đi bộ dù đang cảm thấy chóng mặt

Một số người khi đi bộ có thể bị chóng mặt, dáng đi không vững, trường hợp nặng có thể bị ngã. Hiện tượng này liên quan đến tình trạng cao huyết áp, do lượng máu cung cấp cho não không đủ nên đã ảnh hưởng đến chức năng thần kinh vận động. Đối tượng dễ mắc phải tình trạng cao huyết áp thường là người trung niên, cao tuổi, người béo phì, ít vận động... Nếu không được điều trị sớm và để bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như huyết khối não, nhồi máu cơ tim, vì vậy khi vận động mà có dấu hiệu này thì cần hết sức lưu ý.

tac-dung-cua-viec-di-bo.png

3. Đi bộ hăng say nhưng quên khởi động

Theo ông Bai Liqun (bác sĩ trưởng khoa chỉnh hình của bệnh viện Đông Phương, Đại học Trung y Bắc Kinh), một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người bị chấn thương khi chơi thể thao là họ không thực hiện các bài tập khởi động. Như vậy, cơ thể đột nhiên rơi vào trạng thái vận động và rất dễ bị choáng. Ngoài ra, nếu không khởi động, các khớp trên cơ thể sẽ không thể mở ra, làm hạn chế các hoạt động và hiệu quả tập luyện cũng sẽ không tốt.

3bd821945d0f446ba949ac2aa37e3aca.jpeg

4. Đi bộ quá nhanh, quá gắng sức

Ngày nay, mọi người thường thích đi bộ nửa giờ hoặc một giờ sau bữa ăn, bài tập đi bộ chậm này có thể giúp chúng ta thúc đẩy sự hấp thụ và nhu động ruột, đồng thời nó cũng có thể cho phép chúng ta tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Tuy nhiên, đi bộ không cần thiết phải quá gắng sức. Mỗi ngày chỉ cần đi bộ khoảng 6.000 bước. Việc đi bộ quá nhiều hay quá nhanh có thể ảnh hưởng đến khớp gối. Đặc biệt có nhiều người cao tuổi mắc chứng bệnh về "ba cao" hoặc bệnh về mạch máu, nếu vận động quá sức khi đi bộ rất dễ gặp chấn thương, đột quỵ.

5. Đi bộ ngay sau khi ăn hoặc đi bộ vào đêm muộn

Nhiều người thích đi bộ ngay sau khi dùng bữa để thư giãn và làm tiêu hao hết lượng thức ăn còn dư thừa. Thực tế, sau mỗi bữa ăn, lượng máu đổ dồn về đường tiêu hóa rất nhiều, nếu đi bộ ngay có thể gây nhồi máu cơ tim, viêm, loét dạ dày. Tốt nhất là sau khi ăn, nghỉ ngơi ít nhất 30 phút rồi mới đi bộ.

Ngoài ra, có nhiều người thích đi bộ ngay sát giờ đi ngủ để cơ thể được thư giãn hơn. Tuy nhiên đây là lúc mà nhiệt độ xuống thấp, vận động vào lúc này dễ khiến cơ thể bị trúng gió, cảm lạnh, không tốt cho sức khỏe.

Chia sẻ