9 thực phẩm mẹ ăn thì ngon nhưng lại khiến con dễ bị trào ngược dạ dày thực quản

Hà Chu,
Chia sẻ

Hiện tượng trẻ bị nôn trớ, cựa quậy khó chịu khi ti sữa khiến cha mẹ đau đầu tìm phương cách giải quyết.

1. Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ lúc thức ăn từ miệng di xuống thực quản, qua tâm vị rồi vào dạ dày. Tại đây, dạ dày sẽ phân hủy, nhào trộn rồi chuyển xuống ruột xử lý tiếp. Hiện tượng trào ngược xảy ra khi thức ăn di chuyển ngược lại với con đường trên. Nếu trẻ bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản thì được gọi là trào ngược axit, còn từ ruột lên dạ dày thì gọi là trào ngược bazơ. Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày trong quá trình bú sữa mẹ có nguyên nhân đến từ 3 yếu tố như sau:

9 thực phẩm mẹ ăn thì ngon nhưng lại khiến con dễ bị trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 1.

Cơ thắt dưới thực quản mở khiến trẻ bị trào ngược dạ dày.

Dạ dày chưa sẵn sàng để thực hiện đúng chức năng. Vùng tâm vị là chỗ nối giữa thực quản, dạ dày có một dải cơ trơn đặc biệt tạo áp lực đóng mở ngăn trào ngược thức ăn lên thực quản. Tuy nhiên, bộ phận này ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên sữa, axit trong dạ dày có thể trào ngược lên. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn đầu đời còn nhạy cảm dấn đến sự hấp thụ các loại men lactase, enterokinase, pepsin trong sữa mẹ bị hạn chế.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang, cao hơn so với người lớn. Khi biết đứng ngồi thẳng, tập đi, dạ dày sẽ thay đổi từ từ sang vị thế dọc đóng vai trò ngăn chặn trào ngược khi ăn no. Còn lúc bé, góc giữa thực quản và dạy dày là góc tù nên khi ăn quá no, vặn người, dòng sữa tác động ngược lại cơ tâm vị vốn chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ.

Thói quen ăn uống của mẹ. Trong 6 tháng đầu tiên trẻ sơ sinh không cần thiết phải hấp nạp thêm thức ăn ngoài do sữa mẹ đã có đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu nhất như vitamin, lipid, glucid, protid, protein và các loại khoáng vi lượng. Phụ nữ sau sinh trong quá trình chăm sóc con mất rất nhiều sức lực. Đồng thời, mẹ hay khát nước khi cho con bú nên có thể vô tình, hay không cưỡng lại được thói quen ăn uống trước đây. Bên cạnh đó, chất lượng sữa mẹ lại đến từ nguồn thực phẩm hàng ngày đồng nghĩa với việc bé sẽ gián tiếp hấp thụ những loại chất đó. Chính bởi sự thiếu hiểu biết kỹ càng về các loại đồ ăn thức uống này dẫn tới phản ứng thực phẩm và làm trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh.

2. So sánh nôn trớ do trào ngược và do sinh lý

Nguyên nhân. Trẻ sơ sinh nôn trớ sinh lý vì bú quá no, hoặc nuốt phải nhiều hơi, không dung nạp được sữa bò, lần đầu ăn dặm và nôn ngay sau hoặc trong lúc bú. Nôn trớ do trào ngược có nguyên nhân từ co thắt thực quản không đủ sức cản sữa và xuất hiện khi đột ngột thay đổi tư thế.

Tần suất. Nôn trớ sinh lý có số lần ít, thoảng qua khoảng mỗi ngày một lần. Nôn trớ trào ngược xuất hiện thường xuyên hơn.

Biểu hiện. Trẻ vẫn chơi bình thường khi nôn trớ sinh lý. Còn với nôn trớ trào ngược, trẻ sợ bú, bỏ bú và hay cựa mình trong lúc ti sữa.

3. Những thực phẩm gây trào ngược dạ dày thực quản khi trẻ bú sữa mẹ

Trái cây họ cam chứa rất nhiều vitamin C mẹ ăn nhiều cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn tới tràn axit trong quá trình bú sữa. Mẹ có thể thay thế bằng đu đủ, xoài.

9 thực phẩm mẹ ăn thì ngon nhưng lại khiến con dễ bị trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 2.

Rượu, thuốc lá gây kích ứng hệ tiêu hóa tạo ra phản xạ axit trong giai đoạn trẻ bú sữa mẹ.

Cải xanh, cải bắp chứa hợp chất sunphua tạo khí hơi. Mẹ ăn nhiều loại rau này cũng có thể khiến trẻ bị đầy bụng, trào ngược axit. Nấu nhừ rau là một cách hay để làm mất tác dụng của loại hợp chất này.

9 thực phẩm mẹ ăn thì ngon nhưng lại khiến con dễ bị trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 3.

Nước uống có ga chứa 30-56mg caffetin trong 330ml. Hơn nữa, những món đồ uống này thường để lạnh khiến mẹ dễ bị giảm tiết sữa hoặc trẻ ti sữa bị lạnh bụng, tiêu chảy, rối loạn cơ tâm vị dẫn tới trào ngược thực quản.

9 thực phẩm mẹ ăn thì ngon nhưng lại khiến con dễ bị trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 4.

Cà phê. Rất nhiều thắc mắc hỏi rằng mẹ đang cho con bú có uống được cà phê không? Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng phụ nữ nuôi con chỉ nên dùng ít hơn 200mg cà phê hòa tan một ngày (1 tách nhỏ với 20mg caffein). Bởi một phần lượng caffein trong cà phê sẽ được hòa vào máu và có thể đi đến tuyến sữa nếu mẹ uống nhiều và liên tục. Trẻ khi bú sữa thường ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ọc sữa vì cơ thể chưa tiêu hóa được caffein như người lớn. Mẹ có thể thay thế bằng các loại cà phê đã khử caffein, nước trái cây, sữa tươi, nước khoáng, trà thảo dược (trừ trà xanh).

9 thực phẩm mẹ ăn thì ngon nhưng lại khiến con dễ bị trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 5.

Hạt tiêu, ớt, gia vị cay là nguyên nhân phổ biến dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Loại thực phẩm này khiến sữa mẹ bị nóng, có mùi khó chịu làm trẻ bị táo bón, cáu kỉnh, rối loạn tiêu hóa.

Nước trái cây đóng chai chứa chất bảo quản, đường hóa học khiến hệ thống tiêu hóa non nớt của trẻ bị ảnh hưởng dẫn đến chúng khó tiêu trào ngược axit.

Đồ chiên rán, xào, xối mỡ chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng, không những ảnh hưởng tới chất lượng nguồn sữa mà còn khiến chị em khó lấy lại vóc dáng như thuở còn son.

9 thực phẩm mẹ ăn thì ngon nhưng lại khiến con dễ bị trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 6.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh khi bú sữa nếu kéo dài và xuất hiện cùng với những triệu chứng khác như đau bụng, tăng trưởng kém, hô hấp có vấn đề thì dễ con đang mặc một loại bệnh lý nào đó về dạ dày, phổi. Ngoài ra, mẹ cần cảnh giác với trào ngược axit dạ dày vì có thể gây sặc sữa, sữa qua mũi và đưa con đến khám bác sĩ khi nhận thấy trẻ sụt cân, đại tiểu tiền ít hơn bình thường, nôn mạnh ra ngoài.

4. Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

9 thực phẩm mẹ ăn thì ngon nhưng lại khiến con dễ bị trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 7.

Trẻ lớn. Mẹ có thể làm đặc sữa bằng cách pha bột gạo theo tỷ lệ 1 muỗng bốt với 120ml sữa và cho trẻ ăn làm nhiều bữa cách nhau 1-1,5 tiếng. Ngoài ra, trẻ cần hạn chế ngậm ti giả, tránh ăn cam, quýt, tỏi hành, cà chua, mỡ động vật và thức ăn quá đặc để không làm giảm khả năng hấp thụ canxi.

Trẻ sơ sinh (0-6 tháng tuổi). Mẹ cho ti sữa nhiều lần trong khoảng 10-15 phút cách nhau 1-1,5 tiếng. 

Chăm sóc ngoài bữa ăn. Mẹ cho trẻ nằm ngửa, nhấc cao đầu thành góc 45-60 độ so với mặt giường. Hút rửa mũi khi bị trớ lên mũi, mặc quần áo khô thoáng tránh để lạnh, lau rửa nước ấm phần thức ăn trớ ra trên người trẻ và nên ngủ sau ăn 2-3 tiếng ở tư thế đầu cao 30 độ.

Cho trẻ đến bệnh viện khi chậm tăng cân, viêm hô hấp và nôn quá nhiều.

Nguồn: Boldsky

Chia sẻ