9 “thủ phạm khả nghi” gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Theo Dantri,
Chia sẻ

Con người đang bị bao quanh bởi các hoá chất độc hại nhưng chúng ta có thể giảm thiểu những tác hại của chúng đối với con cái mình.

1. Chì 
 
Chì là một kim loại nặng có thể gây tổn thương não trẻ trong giai đoạn phát triển và ảnh hưởng lâu dài đến khả năng học tập cũng như về sức khỏe. Chì cũng liên quan với chứng trầm cảm ở người trẻ tuổi. Chì thường có trong lớp sơn tường cũ, hoặc rò rỉ từ đường ống nước cũ kỹ. 
 
Biện pháp phòng tránh: Hãy cố gắng loại bỏ lớp sơn tường cũ nếu bạn muốn có thai, đang trong thời kỳ mang thai, cho con bú hoặc có trẻ nhỏ trong nhà. Nếu bạn lo lắng nước sinh hoạt có chứa chì, hãy gọi đến cơ quan bảo vệ môi trường để được tư vấn. Ngoài ra, một chế độ ăn uống ít chất béo, giàu canxi và sắt với các loại thực phẩm như bơ sữa ít chất béo và rau xanh giúp hạn chế phơi nhiễm với chì độc hại. 
 
9 “thủ phạm khả nghi” gây bệnh tự kỷ ở trẻ
 
2. Thủy ngân 
 
Thủy ngân là kim loại rất độc ảnh hưởng đến não bộ của bào thai đang phát triển và có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn. Thủy ngân có thể tích tụ trong các loại cá béo - nguồn gây phơi nhiễm thủy ngân hàng đầu cho con người.
 
Biện pháp phòng tránh: Nên lựa chọn các loại cá được đánh bắt hoang dã và tránh ăn các loại cá trong những vùng bị nhiễm độc thủy ngân. 
 
3. PCBs 
 
PCBs (Polychlorinated Biphenyls - một trong những chất gây ô nhiễm môi trường) thường được sử dụng trong ngành điện tử. Một lượng nhỏ chất này có thể sẽ phá hủy hoạt động của các tế bào thần kinh khỏe mạnh và cản trở việc phát tín hiệu canxi tự nhiên của cơ thể, làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ em. PCBs được tìm thấy trong môi trường và bên trong cơ thể con người. 
 
Biện pháp phòng tránh: Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn. PCBs tích tụ trong mỡ động vật, vì vậy hãy lột bỏ da cá và cắt bỏ phần mỡ của thịt để giảm nguy cơ phơi nhiễm PCBs cho gia đình bạn. 
 
4. Thuốc trừ sâu organochlorine 
 
Nhóm thuốc trừ sâu này (bị cấm hiện nay) là một loại thuốc trừ sâu nguy hiểm. Nếu tiếp xúc sẽ dẫn đến dị tật bẩm sinh và bệnh tự kỷ. 
 
Biện pháp phòng tránh: Hãy tăng cường canh tác hữu cơ để giảm nguy cơ tích tụ lượng thuốc trừ sâu. 
 
5. Khí thải động cơ 

9 “thủ phạm khả nghi” gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí từ khí thải động cơ và các vấn đề về trí nhớ, tổn thương não và gia tăng nguy cơ tự kỷ. Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trẻ em được sinh ra bởi các bà mẹ sống gần đường cao tốc tăng nguy cơ bị mắc bệnh tự kỷ cao gấp 2 lần. 
 
Biện pháp phòng tránh: Hạn chế đi lại trong giờ cao điểm để tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Xem xét sử dụng máy lọc không khí nếu bạn sống gần đường cao tốc. 
 
6. Chất chống cháy brôm hóa 

9 “thủ phạm khả nghi” gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Được thiết kế để giảm sự phát lửa khi xảy ra hỏa hoạn. Trẻ được sinh bởi các bà mẹ có nồng độ cao hóa chất này trong cơ thể sẽ có chỉ số thông minh thấp hơn và có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra về phát triển thể chất và tinh thần. 
 
Biện pháp phòng tránh: Chất chống cháy brôm hóa thường có trong đồ nội thất, đồ điện tử, nước sô-đa và nước uống thể thao, thậm chí là bụi trong nhà. Hạn chế tiếp xúc với những đồ vật và các sản phẩm có chứa chất này. 
 
7. Hợp chất đa vòng thơm ngưng tụ (PAHs) 
 
Các chất gây ung thư có thể được tạo ra khi bạn nướng thịt, PAHs cũng là một trong số 10.000 chất hóa học được sản sinh từ quá trình đốt cháy dầu, rác, than hoặc gỗ. Hợp chất này có thể làm tổn thương DNA, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường và sự hình thành của bào thai.
 
Ngoài các loại thịt nướng, PAHs có rất nhiều trong nhựa đường, dầu gội trị gàu, khói thuốc lá và băng phiến. 
 
Biện pháp phòng tránh: Hạn chế ăn món thịt nướng, sử dụng các loại băng phiến không độc và tránh hít khói thuốc lá. 
 
8. Các hóa chất gây rối loạn hoóc-môn 

9 “thủ phạm khả nghi” gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Phơi nhiễm một lượng nhỏ hóa chất gây rối loạn hoóc-môn trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng nguy hiểm sức khỏe của trẻ. Chất Bisphenol A và các phthalate được xem là thủ phạm chính liên quan với tính hung bạo ở trẻ em; gây chậm lớn, giảm khả năng học tập và giảm chỉ số IQ.
 
Những hóa chất này tồn tại trong sản phẩm gia dụng hàng ngày như xà phòng, dầu gội, chất tẩy rửa và hóa chất xịt phòng. 
 
Biện pháp phòng tránh: Hạn chế sử dụng thực phẩm hoặc đồ uống đóng hộp. Để tránh phơi nhiễm phthalate, hãy thận trọng với nến thơm và chất xịt phòng; hạn chế sử dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa nước hoa hoặc hương thơm. 
 
9. Hóa chất chống dính 
 
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy sự thuận tiện của dụng cụ nhà bếp không tương xứng với chi phí y tế cho các vấn đề sức khỏe mà nó gây ra như bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ em, tăng cholesterol, các rối loạn vô sinh ở người lớn. 
 
Biện pháp phòng tránh: Tránh để nhiệt độ quá cao khi dùng dụng cụ nhà bếp có chứa chất chống dính. Tốt nhất là nên sử dụng các loại nồi, xoong được làm từ gang, thép không gỉ.
Chia sẻ