9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương

CTV Bảo Linh,
Chia sẻ

Các bậc cha mẹ đều muốn con mình lớn lên thật tự tin, vì thế, việc khiển trách sẽ khiến chúng sợ và bất an. Nhưng điều chỉnh hành vi xấu là điều quan trọng, vì thế, tốt hơn hết là tìm cách nói chuyện nhẹ nhàng với con.

1. Đưa ra một cái cớ và giải thích vấn đề

9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương - Ảnh 1.

Bạn có thể bình tĩnh bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những câu tương tự như: “Bố/ Mẹ biết con không cố ý…” Điều này sẽ giúp cho trẻ cảm thấy rằng bạn biết chúng có ý định tốt, bất chấp sai lầm của chúng. Sau đó, bạn có thể thêm từ “nhưng” và giải thích hành vi của con đã gây ra điều gì. Tập trung vào cách hành động trẻ tác động đến người khác, rồi nhắc nhở rằng chúng không phải là người xấu, nhưng điều đó có thể khuyến khích trẻ suy nghĩ kỹ hơn về hậu quả của hành vi khác trong tương lai.

2. Tiến tới tương lai

9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương - Ảnh 2.

Những lỗi sai mà trẻ đã làm trong quá khứ không thể nào sửa chữa, vì vậy việc liên tục nhắc về điều đó có thể khiến chúng cảm thấy tồi tệ về bản thân. Thay vào đó, cha mẹ có thể giúp con đưa ra một kế hoạch để làm sao cho mọi thứ trở nên đúng đắn. Hỏi con những câu hỏi chẳng hạn như “Bố/ Mẹ có thể làm gì để giúp con cảm thấy tốt hơn?” Điều này có thể giúp trẻ quen với việc suy nghĩ về cách sửa chữa những sai lầm của mình.

3. Cùng giải quyết vấn đề

9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương - Ảnh 3.

Tiếp theo, cha mẹ có thể kiên nhẫn hướng dẫn trẻ đưa các giải pháp cho vấn đề của chúng. Bằng cách chỉ ra các quan điểm khác nhau, cha mẹ đang giúp cho con mở rộng tư duy. Điều này thực sự hữu ích để đối phó với các vấn đề, tình huống mà con đang gặp phải. Sau đó, khi các giải pháp được áp dụng, cha mẹ có thể khen ngợi con - điều đó rất có ích cho việc để con biết rằng chúng đã giải quyết thành công một vấn đề!

4. Tránh “gán” cho con những điều không tốt

9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương - Ảnh 4.

Nếu cha mẹ hay nói những điều, như “Con là một cô gái nghịch ngợm” hoặc “Con là kẻ lười biếng”. Thì điều này có thể thay đổi cách con bạn nhìn nhận về bản thân, và chúng sẽ nghĩ rằng bản thân xấu và dễ có hành vi sai trái. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng bạn tách biệt được hành vi của con với con người thật của chúng. Hãy nhắc nhở chúng, rằng chúng có thể là một đứa trẻ ngoan nhưng đã đưa ra hành động sai.

5. Lắng nghe con

9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương - Ảnh 5.

Việc dành cho con sự chú ý và thể hiện rằng bạn quan tâm tới chúng là điều thực sự quan trọng. Hãy lắng nghe con khi chúng giải thích những gì đã xảy ra. Đây cũng có thể là một cách tốt để nhận ra tính cách gốc mà con có. Ví dụ, nếu chúng luôn hành động khi ghen thì đây là cơ hội tuyệt vời để thảo luận về cảm xúc và cơ chế đối phó của con.

6. Khiến con phải học

9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương - Ảnh 6.

Cha mẹ nên tập trung vào việc kỷ luật về việc học của con, chứ không phải là sự trừng phạt. Giúp con hiểu hậu quả mà chúng phải chịu cho hành động của mình, và giải thích rằng đó là lý do để con có thể học cách không làm điều đó một lần nữa. Đảm bảo với con rằng sẽ có cơ hội để cố gắng và làm tốt hơn nữa trong tương lai.

Ngoài ra, khi khó xác định thủ phạm trong một vấn đề của những đứa trẻ, cần phải dạy bảo tất cả những người có liên quan, vì nếu chỉ phạt một đứa trẻ có thể khiến chúng cảm thấy mình như một nạn nhân.

7. Đừng la hét hoặc dùng những lời lẽ khó nghe

9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương - Ảnh 7.

Nghiên cứu cho thấy rằng la hét khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và bất an, có thể dẫn đến hành vi không tốt. Và xúc phạm một đứa trẻ có thể có những ảnh hưởng lâu dài, bao gồm lòng tự trọng thấp, lo lắng và hung hăng. Mặt khác, sự bình tĩnh dạy bảo sẽ mang lại cảm giác yên tâm, để con bạn cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, ngay cả khi chúng cư xử không tốt.

8. Đừng quát mắng con ở nơi công cộng

9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương - Ảnh 8.

Cố gắng tiết chế mọi kỷ luật trong gia đình. Việc la mắng con ở nơi công cộng có thể khiến chúng cảm thấy xấu hổ, điều này có thể dẫn đến sự lúng túng trong xã hội khi chúng lớn hơn, cũng như oán giận cha mẹ của chúng. Đây là điều mà không có bất kỳ bậc cha mẹ nào mong muốn!

9. Ghi nhận sự tiến bộ của con

9 cách khuyên nhủ trẻ mà không khiến con tổn thương - Ảnh 9.

Là cha mẹ, điều quan trọng là phải cho con biết rằng chúng có thể làm hài lòng bạn. Hãy công nhận những nỗ lực và sự tiến bộ mà con đã bỏ ra. Đó là một món quà đặc biệt để tặng cho con khi bạn nhận ra chúng đang phát triển như thế nào, hoặc chúng đang “trở thành ai”. Vì điều này gửi đến trẻ thông điệp rằng dù con có lộn xộn đến đâu, bạn vẫn sẽ tin tưởng vào chúng.

Chia sẻ