8 kinh nghiệm cơ bản cực hữu ích cho những người lần đầu mua nhà

Lam Anh,
Chia sẻ

Khi đã quyết định mua nhà, theo bản năng, có thể bạn sẽ ngay lập tức tìm hiểu về các dự án chung cư hoặc nhà đất mà bạn cảm thấy phù hợp và yêu thích.

Lần đầu tiên sở hữu căn nhà cho riêng mình chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều niềm vui cùng sự hứng khởi, nhưng hãy chắc chắn bạn hiểu quy trình để tránh tối đa những chi phí không đáng có.

Trong tình hình thị trường bất động sản có những chiều diễn biến phức tạp và sức cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, bạn sẽ cần nhiều bước hơn nữa trước khi tiến tới công cuộc tìm nhà.

Tại sao tìm nhà không nên là bước đầu tiên của bạn khi mua nhà? - Ảnh 1.

Khi mua nhà, một sự chuẩn bị kỹ càng bao giờ cũng giúp bạn có nhiều ưu thế hơn so với những người khác.

Theo Laura Grace Tarpley - BTV chuyên viết về tài chính của trang tin điện tử Businessinsider cho rằng, một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị mua nhà là nhận được giấy tờ và các thông tin cần thiết cho thấy bạn chắc chắn sẽ nhận được khoản vay hỗ trợ cho việc mua nhà. Điều này thực sự rất quan trọng.

Một lá thư phê duyệt trước khoản vay cho thấy bạn là một người mua cạnh tranh

Nhìn chung, Mỹ hiện là "thị trường của người bán" - có nghĩa là không đủ nhà để bán theo kịp nhu cầu. Vì thế, mua nhà sẽ là một quá trình cạnh tranh hơn so với trước đây - khi có nhiều nhà trên thị trường.

Lúc này, nếu bạn cho người môi giới bất động sản thấy giấy tờ sẵn sàng phê duyệt cho khoản vay mua nhà, họ sẽ biết rằng bạn đang nghiêm túc với việc mua căn nhà đó. Điều này cũng cho thấy tài chính của bạn đủ ổn định để bạn có thể trả tiền mua nhà.

Một sự chuẩn bị kỹ càng bao giờ cũng giúp bạn có nhiều ưu thế hơn so với những người khác.

Hãy nhớ rằng, việc nhận được thư phê duyệt trước từ một người cho vay không ràng buộc bạn mãi mãi với người cho vay đó. Bạn có thể nhận hỗ trợ khoản vay từ nhiều ngân hàng hoặc công ty khác nhau, điều quan trọng mà bạn cần biết là có một lá thư phê duyệt trước sớm, chuyện mua nhà sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nhà cửa là một loại tài sản giá trị cao, hầu hết người mua chọn đặt niềm tin vào tiềm năng về giá bất động sản trong tương lai, dù mục đích mua chỉ để ở. Vì không ai có thể chắc chắn họ sẽ không tiếp tục mua thêm một căn nhà khác, và nếu phải bán đi bởi 1 lý do nào đó thì cũng không muốn cắt lỗ. 

Người mua nhà lần đầu lại càng cần thận trọng hơn khi quyết định. Theo đó, kinh nghiệm mua nhà trong 8 bước dưới đây đúc kết từ thực tế giúp người mua làm chủ quá trình mua bán nhà đất và bạn có thể tham khảo trước khi quyết định tìm nhà để mua.

Quy trình 8 bước cơ bản khi mua nhà bạn nhất định phải biết 

Tại sao tìm nhà không nên là bước đầu tiên khi mua nhà? - Điều tưởng không cần quan tâm nhưng hoá ra lại "cần không tưởng" - Ảnh 2.

Một trình tự đúng khi mua nhà sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các rủi ro không đáng có.

Bước 1: Xác định kỹ nhu cầu

Nếu xác định đúng và đủ nhu cầu, bạn sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm nhà giữa hàng trăm ngàn nhà đất đang giao dịch trên thị trường. Nâng cao khả năng đánh giá căn nhà và ra quyết định chính xác, rút gọn thời gian mua bán nhà.

Bước 2: Xác định ngân sách

Bạn chỉ nên vay 50% giá trị căn hộ để tránh áp lực tài chính nếu có thể. Từ đó, tính toán ngân sách mua nhà thực tế dựa trên khả năng chi trả. Từ ngân sách đó bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm nhà hơn. 

Bước 3: Bắt đầu quá trình tìm kiếm các dự án chung cư/nhà đất phù hợp với nhu cầu, sở thích, ngân sách tài chính của mình

Hãy bắt đầu tìm kiếm nhà từ nhu cầu về căn nhà và ngân sách bạn đã liệt kê và tính toán.

8 kinh nghiệm cơ bản cực hữu ích cho những người lần đầu mua nhà - Ảnh 3.

Bước 4: Kiểm tra nhà

Sau khi tìm kiếm được các căn nhà phù hợp, bạn cần đến kiểm tra thực tế một lần nữa để dễ dàng đưa ra quyết định chọn lựa.

Đừng quên ghi lại những điểm ưu khuyết của căn nhà và hình ảnh các chi tiết mà bạn quan tâm để tiện so sánh về sau. Đây cũng là các chi tiết dễ dàng mang lại lợi thế cho bạn khi thương lượng giá bán với chủ nhà.

Bước 5: So sánh và đưa ra quyết định

Sau khi tham quan, bạn cần so sánh các căn hộ mình xem liệu chúng có phải "căn nhà mơ ước" của mình hay chưa. Nếu chưa, hãy tiếp tục tìm kiếm thêm. Trong trường hợp đã thấy một số căn nhà hợp ý, bạn vẫn nên so sánh điểm mạnh và yếu của chúng và quyết định chọn căn nhà nào.

Lúc này, bạn cần xem lại bản liệt kê nhu cầu của mình, ngân sách tài chính và tiến hành cân đo đong đếm. Căn nhà đáp ứng được những nhu cầu đề ra của gia đình, không vượt quá ngân sách, sở hữu những khuyết điểm có thể cải tạo trong tương lai hoặc bạn có thể chấp nhận chúng, chính là ngôi nhà phù hợp với bạn nhất.

8 kinh nghiệm cơ bản cực hữu ích cho những người lần đầu mua nhà - Ảnh 4.

Bước 6: Thương lượng

Khi đã quyết định chọn mua căn nhà nào, bạn cần tiến hành thương lượng càng sớm càng tốt. Những căn nhà giá tốt thường được giao dịch nhanh chóng. Hãy tiến hành đặt vấn đề mua với chủ nhà một cách thiện chí, gần gũi. 

Tạo được cảm tình với chủ nhà, bạn sẽ dễ dàng mua lại căn nhà đó hơn dù nhiều người khác cũng đặt mua với mức giá thậm chí tốt hơn bạn đưa ra.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới bức tranh tổng quan về giá trị của ngôi nhà và cân nhắc việc tăng khoản tiền đặt cọc, cắt giảm các khoản rủi ro, hoặc đề xuất ngày chốt giao dịch sớm hơn.

Bước 7: Chốt giao dịch

Nếu mua căn hộ chung cư hay bạn cần vay vốn ngân hàng, đây là lúc cần triển khai nhanh các thủ tục. Mức độ chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ vay vốn sẽ giảm bớt thời gian xét duyệt của ngân hàng.

8 kinh nghiệm cơ bản cực hữu ích cho những người lần đầu mua nhà - Ảnh 5.

Bước 8: Quản lý hậu giao dịch và chuyển đến

Dù căn nhà bạn mua đã sẵn sàng cho việc bạn dọn vào ở, nhưng rất có thể bạn sẽ nghĩ tới việc tu sửa, cải tạo lại một số khu vực trong nhà. Hãy tính toán bước này cẩn trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng tới ngân sách tài chính mà còn liên quan đến rất nhiều điều khác nữa.

Bạn cũng nên suy nghĩ về việc thuê người vận chuyển, mua đồ nội thất và thiết bị mới, thiết lập các tiện ích của bạn... Ngoài ra, bạn cần giữ liên hệ với văn phòng quản lý hành chính địa phương để đảm bảo quá trình cấp giấy chứng nhận sở hữu mới của bạn được diễn ra 1 cách thuận lợi.

Theo businessinsider

Chia sẻ