8 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc khi phỏng vấn xin việc

Quang Vũ,
Chia sẻ

Chuyên môn vững chắc và sự hiểu biết sâu sắc về các nền tảng của doanh nghiệp không phải là những điều duy nhất đảm bảo bạn có được một công việc được trả lương cao và hoàn thành tốt. Mảnh ghép cuối cùng là các kỹ năng mềm, trong đó quan trọng nhất là trí tuệ cảm xúc.

8 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 1.

Trí tuệ cảm xúc mô tả các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân liên quan đến cảm xúc và khả năng tự kiểm soát cũng như cách sử dụng chúng trong một số tình huống nhất định.

8 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 2.

Cách tốt nhất để thể hiện trí tuệ cảm xúc trong cuộc phỏng vấn xin việc

Lắng nghe và hành động

Lắng nghe là một cách tốt để thể hiện hiệu quả của bạn. Đó là một cách đơn giản để thể hiện mình là một người hợp tác, có thể thực hiện đúng như mong đợi mà không gây ra phiền phức.

Trong buổi phỏng vấn tìm việc ở Vũng Tàu, TPHCM hay Đồng Nai…, hãy lắng nghe những điều sau:

- Những gì đang được hỏi?

- Chúng được xây dựng như thế nào?

- Chúng được thể hiện như thế nào?

- Chúng thực sự có nghĩa gì?

Thể hiện cảm xúc

Mục đích của cuộc phỏng vấn xin việc là để xem xét cách ứng viên tương tác với mọi người và hành động như thế nào trong cuộc trò chuyện chuyên nghiệp. Do đó, biểu lộ cảm xúc là một trong những yếu tố quyết định tạo nên ấn tượng tích cực trong buổi phỏng vấn xin việc.

Chắc chắn, những gì bạn nói quan trọng hơn, nhưng cách bạn nói sẽ tăng thêm màu sắc và cũng ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn. Về cơ bản, nó có nghĩa là bạn cần phải hành động một cách phù hợp và tự nhiên.

Hãy xem buổi phỏng vấn là cuộc trò chuyện thông thường liên quan đến công việc. Do đó, hãy giữ bình tĩnh, đừng đưa ra những nhận xét châm biếm bởi điều này có thể bị hiểu sai và tránh tạo ra căng thẳng bằng cách phản ứng quá mức.

Tham gia vào cuộc trò chuyện

Duy trì một cuộc trò chuyện sôi nổi là một kỹ năng khó nhưng cần thiết. Nó xây dựng sự tương tác, tin cậy và phát hiện ra những cơ hội tiềm ẩn. Thể hiện nó trong cuộc phỏng vấn xin việc có thể là một lợi thế rất lớn.

Cuộc phỏng vấn xin việc là một sự hợp tác. Bạn cần giữ cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị đối với người phỏng vấn, chẳng hạn cung cấp thêm một số thông tin khi trả lời câu hỏi hoặc đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng.

Đưa ra các bằng chứng thuyết phục

Mọi nhà tuyển dụng đều đưa ra một số loại câu hỏi nhằm tìm hiểu trí tuệ cảm xúc của bạn một cách khéo léo. Thông thường, những câu hỏi này liên quan đến phản ứng của bạn trong một tình huống nhất định hoặc một số điều trừu tượng nói chung. Vì vậy, sẽ rất tốt nếu bạn đưa ra một số câu trả lời bằng một số ví dụ thực tế, logic và hợp lý.

8 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 3.

Kể về cách bạn cải thiện bản thân

Khả năng tiếp nhận cái mới và vượt ra khỏi vùng an toàn là một trong những điều mà các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Bạn cần thể hiện sự háo hức đối với việc học hỏi để phát triển. Cách tốt nhất để thể hiện điều này trong cuộc phỏng vấn là liệt kê từng bước thực tế để đạt được các mục tiêu nhất định, đưa ra kết quả hữu hình, toàn bộ sự việc phải được lập luận chặt chẽ và nhằm mục đích tiến triển theo một hướng nhất định.

Tránh dùng các câu trả lời mẫu

Những câu trả lời mang tính chung chung không thể hiện trí tuệ cảm xúc của bạn và làm giảm đáng kể cơ hội phỏng vấn thành công.

Làm thế nào để có câu trả lời độc nhất? Bạn hãy cung cấp các thông tin có giá trị, liên hệ với các sự kiện thực tế cũng như đi vào chi tiết.

8 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 4.

Không nói bất cứ điều gì tiêu cực về bất kỳ ai

Nói bất kỳ điều gì tiêu cực về đồng nghiệp hoặc sếp cũ trong buổi phỏng vấn sẽ khiến bạn bị nghi ngờ về trí tuệ cảm xúc. Người phỏng vấn sẽ tự hỏi liệu bạn có nói như vậy về họ và doanh nghiệp của họ hay không, cũng như họ luôn băn khoăn về việc có nên tuyển dụng bạn hay không.

Đừng phóng đại sự thật để tạo nên một câu chuyện hay

Rất có thể, bạn đã vượt qua những thất bại, giúp đỡ đồng nghiệp trong các dự án của họ và có tác động tích cực đến nhóm của bạn tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp. Hãy chuẩn bị một câu chuyện chân thật để thay vì cố gắng tạo ra một sự tương tác tích cực. Hầu hết nhà tuyển dụng đều có thể nhận ra khi ứng viên của họ không chân thành.

Trong khi trí tuệ cảm xúc có vẻ như bị bỏ qua bởi một số người thì trên thực tế, nó là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của bất kỳ người lao động nào. 8 mẹo này sẽ giúp bạn thể hiện trí tuệ cảm xúc của mình một cách tốt nhất có thể, chúc bạn thành công.

Chia sẻ